Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<63646566676869>»
  • Xem thêm     

    10/08/2017, 10:23:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Như vậy, công ty đang làm việc đã áp dụng xử phạt tiền với NLĐ là trái pháp luật.

  • Xem thêm     

    10/08/2017, 10:07:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, ở tháng thử việc thứ hai toàn bộ khoản phụ cấp được gộp lại làm phụ cấp chung là phụ cấp đặc biệt. Nhưng số tiền phụ cấp đặc biệt lại ít hơn so với tổng số tiền của các phụ cấp trước kia mà công ty phải chi trả. Và bạn đang thắc mắc là như vậy có đúng không? Do bạn không cung cấp đầy đủ cho chúng tôi biết về thỏa thuận các khoản phụ cấp giữa công ty với bạn, nên chúng tôi không thể trả lời bạn là đúng hay sai trong trường hợp này. Chúng tôi sẽ đưa ra các căn cứ, để bạn xem xét đối với trường hợp này. Về thỏa thuận giữa bạn với công ty về việc làm thử việc được quy định tại Điều 26 Luật Lao động 2012:
    “1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
    Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
    2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”
    Như vậy, Luật quy định nội dung thỏa thuận của hợp đồng thử việc phải đủ các điều kiện sau:
    a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
    c) Công việc và địa điểm làm việc;
    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
    đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
    Về vấn đề phụ cấp, sẽ do hai bên thỏa thuận trong thời gian thử việc và pháp luật không ràng buộc vấn đề này, riêng vấn đề tiền lương vẫn phải đảm bảo mức lương theo quy định tại điều 28 Luật Lao động năm 2012: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
    Như vậy, bạn sẽ phải căn cứ vào hợp đồng thử việc của công ty có quy định về các khoản phụ cấp này, để xác định khoản phụ cấp này chi trả cho bạn có đúng như trong thỏa thuận công ty với bạn không. Nếu sai, bạn có quyền kiến nghị lên công ty để đòi lại quyền lợi cho mình trong trường hợp này.
    Căn cứ Điều 29 Bộ Luật Lao động năm 2012, quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
    “1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
    Như vậy, nếu công ty không giải quyết thỏa đáng thì bạn có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước với công ty.
  • Xem thêm     

    10/08/2017, 04:39:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật lao động thì khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo từng mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau:

     

    1. Hình thức khiển trách: bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

    2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng: đối với người lao động đó bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đó được quy định trong nội quy lao động.

    3. Hình thức sa thải.

    Trong đó, sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất và chỉ được áp dụng khi thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động: Bên cạnh đó có những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

    Theo căn cứ tại Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

    Căn cứ quy định trên, bạn không được sử dụng hình thức phạt tiền đối với người lao động. Bạn chỉ được yêu cầu người lao động bồi thường vật chất khi có thiệt hại về vật chất xảy ra trên thực tế. Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động như sau:

    "Điều 130. Bồi thường thiệt hại

    1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

    Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường."

    Căn cứ vào quy định trên, bạn sẽ không được sử dụng hình thức phạt tiền khi xử lý kỉ luật lao động đối với người lao động nếu không có thiệt hại về vật chất xảy ra. Mức độ bồi thường phải được căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh. Nếu người lao động vi phạm nội quy lao động chưa đến mức kỷ luật và không có thiệt hại vật chất xảy ra, bạn có thể sử dụng hình thức khiển trách hoặc các hình thức được nêu ở trên đối với người lao động. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn

  • Xem thêm     

    10/08/2017, 10:10:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi tạm tư vấn như sau:
     
    Về câu hỏi công ty bạn tuyển lao động thời vụ dưới 3 tháng, sau khi hết thời gian thời vụ công ty ký hợp đồng chính thức với người lao động (NLĐ). Bạn muốn hỏi trường hợp này có đúng luật không? Theo khoản 2 điều 22 Luật Lao động 2012 quy định về các loại hợp đồng thì:
     
    “2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”
    Căn cứ vào quy định trên của điều luật, công ty bạn ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng thì sau đó sẽ được ký tiếp hợp đồng lao động xác định thời hạn là 24 tháng. Mà trong hợp đồng lao động chính thức, bạn không nói rõ là hợp đồng xác định thời hạn hay là không xác định thời hạn. Nên sau hợp đồng thời vụ, công ty bạn chỉ được ký hợp đồng chính thức là Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
     
    Câu hỏi về tuyển lao động thời vụ dưới 3 tháng sau khi hết hợp đồng thời vụ lần 1 công ty lại ký tiếp hợp đồng thời vụ lần 2  thì Theo quy định tại khoản 2 điều 22 Luật Lao động 2012 quy định về các loại hợp đồng:“2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
     
    Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”
     
    Dựa trên điều luật, lao động thời vụ dưới 3 tháng, sau khi hết hợp đồng thời vụ lần 1 công ty sẽ ký với người lao động hợp đồng xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Như vậy, việc công ty bạn đã ký Hợp đồng thời vụ lần 2 sau khi hợp đồng thời vụ lần 1 kết thúc là không phù hợp theo quy định pháp luật.
     
    Câu hỏi về:"Tính giờ tăng ca cho người lao động" như sau:
     
    Theo điều 104 Luật số 10/2012/QH13 – Bộ luật lao động 2012 quy định:“a. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
     
    b. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
     
    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
    c. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
     
    Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao Động năm 2012 có quy định về làm thêm giờ:
     
    “Điều 106. Làm thêm giờ
     
    1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
     
    2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
     
    a) Được sự đồng ý của người lao động;
     
    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
     
    c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
     
    Như quy định trên, thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày, trong 1 ngày tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12h; thời gian tăng ca, làm thêm giờ không quá 30 giờ/ tháng và không quá 200 giờ/1 năm. Công ty bạn làm từ 6 giờ đến 14 giờ chiều là được 8 tiếng là đủ thời gian làm việc bình thường. Vậy nếu công ty làm thêm 2 tiếng từ 14:00 đến 16:00 thì sẽ tính là tăng ca là đúng, thỏa mãn quy định của pháp luật.
     
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    09/08/2017, 04:35:47 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn gái bạn đang bị anh công an người yêu cũ đến nhà hành hạ, nhắn tin dọa nạt, thuê xã hội đen đến đánh bạn và tự tay đánh bạn. Vậy bạn và người yêu bạn cần làm gì để bảo vệ mình với người công an này. Về hành vi đến nhà bạn gái bạn, hành hạ và dọa nạt để chấm dứt hành vi này bạn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu giải quyết, chấm dứt hành vi vi phạm của anh trưởng công an phường này.
    - Đầu tiên là việc anh ấy nhắn tin cho bạn gái bạn thường xuyên vào ban đêm:
    Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông có quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về truyền đưa thông tin trên mạng viễn thông. Đối với hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
    g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
    Bên cạnh đó, nếu như hành vi nhắn tin nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác ở mức độ nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định theo Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999.
    Và bạn có thể làm đơn tố cáo gồm các nội dung chính sau: thông tin của người làm đơn, tường trình sự việc và những thông tin về hành vi quấy rối, yêu cầu của người làm đơn, lời cam đoan và cung cấp những chứng cứ cần thiết cho cơ quan công an cấp quận, huyện, thành phố nơi bạn đang cư trú để cơ quan công an can thiệp giải quyết làm rõ vụ việc trên.
    - Về mối quan hệ bất chính đó thì bị xử phạt thế nào trong nghành công an?
    Theo lời của bạn thì bạn gái bạn chỉ có quan hệ yêu đương chứ chưa có kết hôn hay chung sống lâu dài với anh công an đó. Do đó, hành vi của anh công an đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, anh công an đó có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này nếu cố tình vi phạm.
    - Hành vi thuê người và đánh người của anh trưởng công an phường sẽ bị xử lý theo quy định sau:
    Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy tính chất, mức độ nguy hiểm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể quy định tại Điều 104 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
    "3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác".
    Trên đây là nội dung tư vấn của tôi cho trường hợp bạn hỏi, nếu bạn có thắc mắc gì cần làm sáng tỏ thì hãy liên lạc tới tôi để được tư vấn cụ thể hơn

  • Xem thêm     

    09/08/2017, 10:42:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì tại Khoản 4 Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em quy định: "Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình."

    Tại khoản 4 của điều này có quy định rằng mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Mặt khác, tội hiếp dâm trẻ em là tội phạm nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe, thể trạng cũng như tinh thần của đứa trẻ, đây không phải tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Chính vì vậy, trong trường hợp bị truy cứu với tội danh này thì sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

  • Xem thêm     

    08/08/2017, 10:17:34 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn trả lời như thế này là phù hợp rồi

  • Xem thêm     

    08/08/2017, 10:11:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn hiện đang công tác tại Ban Tổ chức Huyện ủy và đã được ra quyết định hợp đồng trong biên chế chờ thi tuyển công chức. Đến tháng 9/2015 bạn bị cắt 25% phụ cấp công vụ và được trả lời là hợp đồng trong biên chế không được hưởng 25%. Như vậy, đến t9/2015 bạn vẫn là hợp đồng trong biên chế và vẫn chưa thi tuyển công chức. Theo Điều 2 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Về chế độ phụ cấp công vụ:
     
    "Điều 2. Đối tượng áp dụng
     
    1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
     
    a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;
     
    b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
     
    c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
     
    d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
     
    đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
     
    e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
     
    g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
     
    2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:
     
    a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;
     
    b) Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;
     
    c) Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
     
    d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
     
    đ) Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã."
     
    Căn cứ vào quy định trên, bạn không phải là đối tượng hưởng phụ cấp công vụ, cũng như phụ cấp công tác đảng đoàn thể vì chưa phải là cán bộ, công chức. Để được hưởng các phụ cấp này, bạn phải thuộc một trong các đối tượng được nêu tại các quy định trên.
     
    Đối với vấn đề đối tượng được nâng lương thường xuyên tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ. Căn cứ Điều 2 và điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ thì trường hợp của bạn thuộc trường hợp "người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật". Đây là một trong những đối tượng thuộc diện nâng lương thường xuyên theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
     
    Như vậy, bạn thuộc diện được nâng lương thường xuyên theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 10:00:25 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, cơ quan bạn là cơ quan hành chính nhà nước có một cán bộ hợp đồng trong biên chế nhà nước được 8 năm, nhưng mới chuyển sang cơ quan bạn được 4 năm kể từ ngày cơ quan bạn được thành lập. Người này vẫn đang là cán bộ hợp đồng trong biên chế nhà nước thì có thể người này là viên chức và đang làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Như vậy, chúng tôi sẽ chia làm hai trường hợp:
     
    Trường hợp thứ 1: Người đó đã được chi trả trợ cấp thôi việc ở cơ quan cũ 
    Theo quy định tại điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ thôi việc như sau:
    “1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Bị buộc thôi việc;
    b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
    c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này”. 
    Theo căn cứ trên, khi hợp đồng làm việc chấm dứt thì cơ quan cũ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc(trước năm 2009) hoặc được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động đã làm việc tại đơn vị đó. Và nếu như cấp trên của cơ quan đó đã chi trả khoản trợ cấp đó thì khi chuyển công tác sang đơn vị bạn, đơn vị bạn sẽ không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho 4 năm tại đơn vị cũ của người này nữa. 
    Trường hợp 2: Khi đơn vị cũ chuyển công tác, đồng thời bảo lưu toàn bộ chế độ BHXH cho người này thì khi chuyển sang đơn vị bạn, đơn vị bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm chi trả 8 năm trợ cấp thôi việc cho người này hoặc họ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp do BHXH chi trả. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 09:53:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
     
     
    “1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”
     
    Như vậy, về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
     
    “Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
     
    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012:
     
    “Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”
     
    Như vậy, theo quy định trên, người lao động đang hưởng lương hưu thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, bố bạn đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty. Ngoài tiền lương được hưởng, công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của bố bạn một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
     
    Vậy nên công ty mà bố bạn xin vào làm không phải lo trong việc chồng chéo bảo hiểm. Bố bạn sẽ không phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc tại công ty mới. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 09:47:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia BHXH được 13 tháng, mức lương cơ bản là 3tr700, mỗi tháng nộp 398 nghìn đồng và bạn muốn hỏi về tổng số tiền bảo hiểm bạn nhận được là bao nhiêu. Bạn không nói rõ về chế độ BHXH mà bạn muốn hưởng nên chúng tôi sẽ dựa vào thông tin bạn cung cấp để hiểu rằng bạn đang muốn hỏi về chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:
    “1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.”
     
    Theo quy định trên, người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nhưng theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 13 tháng nhưng bạn không nói đến việc bạn đã nghỉ việc được 1 năm chưa hay đã kết thúc việc đóng bảo hiểm chưa. Nên trong trường hợp này, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn làm 2 trường hợp:
     
    Trường hợp thứ nhất: Bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.
     
    Mức hưởng được quy định tại khoản 2 điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:
     
    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
     
    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
     
    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
     
    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
     
    Căn cứ quy định trên bạn đã nộp BHXH được 13 tháng từ 28/10/2014 đến 5/11/2015, mức lương cơ bản là 3tr700 mỗi tháng tôi nộp 398 nghìn đồng, mức hưởng của bạn được tính như sau:
     
    Bạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi nên bạn sẽ được hưởng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Bạn đóng được 1 năm lẻ 1 tháng, Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm của bạn có tháng lẻ nên căn cứ tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:
     
    “4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
     
    Như vậy, bạn lẻ ra 1 tháng sẽ tính là ½ năm. Như vậy, 1 năm được hưởng 2 tháng, nửa năm sẽ là 0,5 tháng như vậy bạn sẽ được hưởng tổng là 2,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
     
    + Tiền bảo hiểm xã hội một lần: 3.700.000đ * 2,5 = 9.250.000đ
     
    Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn là: 9.250.000đ
     
    Trường hợp 2: Bạn không muốn hưởng BHXH 1 lần thì bạn vẫn có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu thời gian tham gia BHXH 1 lần.
    Theo quy định tại Điều 50 Luật việc làm 2013, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:
     
    “1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
    2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
     
    3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”
     
    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 09:38:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia bảo hiểm được 5 năm 3 tháng và bạn đã nghỉ việc được tròn 1 năm. Như vậy, căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:“Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.”
    Theo quy định trên, bạn đóng bảo hiểm được 5 năm 3 tháng và sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
    Về cách tính bảo hiểm xã hội một lần:
    Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
    Theo đó, tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn để bạn xác định số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể:
    +) Đối với thời gian đóng bảo hiểm trước 2014: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được nhận 1,5 tháng mức bình quân tiền lương;
    +) Đối với thời gian đóng bảo hiểm từ 2014 trở đi: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được nhận 2 tháng mức bình quân tiền lương;
    Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm của bạn có tháng lẻ nên căn cứ tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:
    “4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
    - Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để hưởng trợ cấp 1 lần:
    Căn cứ Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần:
    “1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
    a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
    g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
    2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
    3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này“.
    Trên đây là căn cứ tính mức hưởng đối với Bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn có thể dựa vào quy định trên để tính mức hưởng đối với mình. Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian bạn đóng bảo hiểm và bạn hưởng lương do người sử dụng lao động quyết định hay do Nhà nước quy định. Nên chúng tôi không thể tính cụ thể mức hưởng của bạn là bao nhiêu.
     
    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 09:24:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại khoản 1 điều 90 Luật lao động 2012 quy định về mức tiền lương:
     
    “1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
     
    Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
     
    Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.”
     
    Điều 91. Mức lương tối thiểu
     
    “1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
    Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.”
     
    Theo căn cứ trên, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tối thiểu vùng (tiền lương cơ bản) là mức thấp nhất để người sử dụng lao động trả lương cho người lao động. Trong các doanh nghiệp thực tế thì lương cơ bản là lương để đóng bảo hiểm bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Như vậy, các khoản tiền lương tăng ca, tiền lương ngày lễ tết, không đi làm sẽ được tính riêng với mức lương cơ bản và căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng lao động, quy chế tiền lương, thỏa ước lao động tập thể….
    Cụm từ "Lương của ngày làm việc bình thường" là một trong các hình thức trả lương theo quy định của pháp luật tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
    “c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;”
    Căn cứ vào quy định này thì tiền lương trả cho người lao động cho một ngày làm việc trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.
    Theo quy định tại điều 102 về chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng lương, bậc lương :
    Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương:“Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.”
    Căn cứ vào quy định trên, các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng năng suấtsẽ căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa bạn với người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
    Như vậy, theo căn cứ trên lương của ngày làm việc bình thường khôngbao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng năng suất.
     
    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 09:19:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn muốn chúng tôi góp ý về xây dựng lương tăng ca và cả tiền độc hại để công ty bạn làm cho đúng luật. Về vấn để này, bạn cần căn cứ những điều luật dưới đây, để đưa ra mức lương phù hợp với tình hình thực tế công ty bạn:
     
    - Về lương tăng ca, làm thêm giờ:
    Theo quy định tại Điều 97 Luật Lao động 2012 về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:
     
    “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
     
    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
     
    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
     
    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
     
    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
     
    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
     
    Theo quy định tại Điều 100. Tạm ứng tiền lương
     
    “1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
     
    2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
     
    Về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
     
    “1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
     
    a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
     
    b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
     
    c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.
     
    Ngoài ra, Theo quy định tại điều 141 Luật Lao động 2012 quy định:
     
    “Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
     
    Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
     
    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 04:43:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thứ nhất, về việc công ty cũ không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
    Khoản 1,2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
    “1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
    2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
    Đồng thời, tại Khoản 2,3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động vào cuối năm 2005. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, công ty không hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động và đến nay, bạn vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội. Hành vi người sử dụng lao động cố tình không đóng bảo hiểm đã vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội quy định tại điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm.
    1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”
    Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía doanh nghiệp không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho bạn mà chưa trả sổ BHXH thì bạn có thể làm đơn yêu cầu đến Giám đốc công ty, hoặc nhờ tổ chức Công đoàn để can thiệp cho bạn. Trong trường hợp Công ty cố tình không giải quyết bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở; hoặc bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.
    Thứ hai, về việc gộp sổ bảo hiểm xã hội
    Căn cứ theo quy định tại Điểm 5.1 Khoản 5 Điều 46 Quyết định 959/QĐ- BHXH như sau:
    “Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
    5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH
    5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.”
    Theo quy định trên, mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ Bảo hiểm xã hội duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định. Trường hợp một người có từ 02 sổ trở lên mà thời gian tham gia BHXH không trùng nhau thì phải làm thủ tục gộp sổ BHXH. Do đó, trong trường hợp này, khi bạn đã đòi lại được sổ bảo hiểm từ công ty cũ, bạn sẽ có 02 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng không trùng nhau nên bạn phải thực hiện thủ tục gộp sổ, hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
    Tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/QĐ- BHXH:
    “Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
    1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
    1.1. Thành phần hồ sơ:
    a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
    b) Sổ BHXH đã cấp.”
    Theo đó, bạn cần mang 2 sổ bảo hiểm xã hội và mẫu TK1-TS vào công ty đang làm việc để công ty làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp bạn đã nghỉ việc thì bạn mang 2 sổ bảo hiểm đó và mẫu TK1-TS đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm xã hội sau để làm thủ tục gộp sổ.
    Trên đây là nội dung tư vấn của tôi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gọi điện để nghe luật sư tư vấn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 04:28:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Bộ Luật lao động 2012, tiền thưởng tết âm lịch sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động thông qua hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
     
    Cụ thể tại Điều 103 Bộ Luật Lao động có quy định như sau:
    “1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
     
    2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
    Do đó, việc trả tiền thưởng tết âm lịch không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện mà chỉ là khuyến khích người sử dụng lao động nên có chế độ đãi ngộ tốt nhất cho người lao động để người lao động tăng gia sản xuất.
    Dựa trên thông tin bạn cung cấp, vào đợt Tết 2016, công ty có ra quyết định thưởng Tết cho nhân viên 2 tháng lương và có ghi trong quyết định thưởng là tiền thưởng trích từ quỹ lương 2017. Do vậy, trong quyết định của công ty đã có đề cập đến nội dung này thì việc bạn nghỉ việc tại công ty và phải trả lại khoản tiền thưởng này là phù hợp với quyết định trên. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    08/08/2017, 03:44:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thứ nhất, về vấn đề trợ cấp thôi việc đối với thời gian tham gia quân đội.
     
    Căn cứ theo điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm quy định:
     
    "3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
     
    Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội".
     
    Theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP trên thì thời gian làm việc thực tế của bạn tại công ty PHS không bao gồm thời gian bạn phục vụ quân đội bởi bạn ký kết hợp đồng lao động với công ty PHS sau khi xuất ngũ. Do đó, thời gian bạn phục vụ trong quân đội không được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc.
     
    Tuy nhiên trong trường hợp của bạn, thời gian làm việc trong quân ngũ sẽ được cộng dồn để tính mức hưởng lương hưu và tính hưởng bảo hiểm xã hội khác nếu đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7, điều 1 Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH nếu như bạn là quân nhân (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân).
    "7. Bổ sung Khoản 9 a vào Phần C Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
     
    9 a. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội".
     
    Thứ hai, về vấn đề trợ cấp thôi việc đối với thời gian tham gia làm việc trước khi công ty chưa chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
     
    Căn cứ tại điều 48 Luật Lao động 2012 thì:
     
    “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
     
    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
     
    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
     
    Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty PHS đang hoạt động dưới hình thức Doanh nghiệp vốn 100% Nhà nước nhưng đã được cổ phần hóa vào tháng 7/2005. Mặc dù doanh nghiệp chuyển đổi sang loại hình mới nhưng bạn vẫn công tác và làm việc tại công ty PHS bình thường cho đến nay. Điều đó đồng nghĩa công ty PHS không thay đổi về số lượng nhân sự công ty cũng như bảo đảm tính chất công việc cho bạn. Do trên thực tế bạn không hề mất việc khi công ty chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn chỉ nhận được trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp một lần hoặc chế độ hưu trí(nếu bạn đủ điều kiện) theo quy định của pháp luật Lao động mà thôi.
     
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    07/08/2017, 03:21:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn muốn nghỉ hưu sớm vì suy giảm sức lao động nên căn cứ vào Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động có quy định:
     
    “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
     
    b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
     
    c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
     
    2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
     
    b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”
     
    Như vậy đối với trường hợp của bạn có chứng nhận suy giảm sức lao động 61% nhưng vì bạn vẫn chưa đủ số tuổi nghỉ hưu quy định (cụ thể nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi) nên nếu bạn muốn nghỉ hưu thì bạn chỉ có thể nghỉ việc, còn về vấn đề lương hưu vì bạn đã đóng 22 năm BHXH bạn khi bạn nghỉ việc bạn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXN. Căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Bảo lưu thời gian đóng BHXH:
     
    “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội.”
     
    Như vậy, bạn vẫn chưa đủ số tuổi nghỉ hưu theo quy định nên chỉ có thể nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng BHXH đến khi bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu.
     
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    07/08/2017, 03:15:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn sinh con và bạn muốn tìm hiểu về chế độ thai sản mà hai vợ chồng bạn được hưởng. Tại thời điểm vợ bạn sinh con mà bạn đang tham gia BHXH bắt buộc tại cơ quan thì bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Cụ thể, mức hưởng thai sản đối với vợ bạn sẽ căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2015 về mức hưởng chế độ thai sản: “a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
    …..”
    Như vậy, vợ bạn đã tham gia đóng BHXH được 10 năm nên vợ bạn sẽ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc.
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:“ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
    a) 05 ngày làm việc;
     
    b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
    c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
     
    d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
     
    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
     
    Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 39 quy định về mức hưởng chế độ thai sản với người chồng như sau: “b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; ….”
     
    Đối với bạn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, bạn sẽ được nghỉ việc từ 5 ngày đến 14 ngày tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mức hưởng được tính theo công thức sau:
     
    Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản/24 x số ngày được nghỉ. Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng thì mức bình quân tiền lương sẽ là tiền lương của các tháng đóng bảo hiểm xã hội.
     
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
  • Xem thêm     

    07/08/2017, 03:07:26 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
     
    Có 2 loại hợp đồng khoán việc:
     
    - Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng trong đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
     
    - Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
     
    Theo thông tin chúng tôi được cung cấp, cơ quan bạn là đơn vị sư nghiệp công lập muốn tuyển thêm nhân viên bảo vệ cho cơ quan. Dựa trên tính chất công việc, bảo vệ không phải là đối tượng của hợp đồng khoán việc bởi nó không có công việc cụ thể cũng như hoàn thành kết quả để “bàn giao” cho cơ quan. Do đó, nếu cơ quan bạn làm hợp đồng khoán việc trả lương 3.000.000 đồng/tháng/người (không hưởng chế độ ngoài khoán) là trái với quy định của pháp luật về lao động.
     
    Nếu cơ quan bạn có nhu cầu muốn thuê bảo vệ trong một khoảng thời gian cụ thể, cơ quan bạn có thể kí hợp đồng lao động xác định thời hạn với nhân viên bảo vệ đó với tư cách là bên sử dụng lao động và người lao động. Khi Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết Hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết Hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết Hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
     
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
75 Trang «<63646566676869>»