Tính lương tăng ca & phụ cấp độc hại ngành xây lắp đường dây

Chủ đề   RSS   
  • #458535 23/06/2017

    kphuongdx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tính lương tăng ca & phụ cấp độc hại ngành xây lắp đường dây

    Kính gửi Luật sư Dân Luật - Mạng Cộng Đồng Ngành Luật.

    Xin Luật sư giải đáp thắc mắc về vấn đề tiền tăng ca và tiền phụ cấp nguy hiểm độc hại.

     Công ty tôi là Công ty CP Xây Lắp Điện bao gồm BPQL và BPSX

    BPQL: Gồm BGĐ - P.TCKT - P. KTVT - PTCHC - PKH

    BPSX gồm các tổ sản xuất.

    Tiền lương theo thang bảng lương, tối thiểu là 3750.000 * 1.7 = 4.012.500 đ/tháng

    PC Chức Vụ: GD: 0.5; PGD: 0.4; TP 0.3, PP 0.2

    Về vấn đề tiền tăng ca và nguy hiểm độc hại chúng tôi chưa thể xử lý cụ thể do:

    - Đặc thù Ngành nghề xây lắp điện thường công việc rãi khắp nơi, khắp các tỉnh , thành phố từ Nam ra Bắc vì vậy:

    1. Nhân công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật buộc phải phục vụ công trình cả tháng, ngày công từ 27--->31 ngày. không thể về nhà mỗi ngày và T7, CN chỉ được về nhân dịp Lễ. Thường ngành nghề xây lắp điện phải nối điện vào các ngày T7 CN vì phải cúp điện ngày đó mới ko ảnh hưởng đến Sinh hoạt và SXKD của nhiều ngành nghề khác.

    2. Lương hàng tháng thường là Lương ứng , đến cuối năm mới có sản lượng để phân chia Lương khối lượng. Sau khi trừ ứng lương hàng tháng, phần còn lại cuối năm nhân công sẽ nhận hết sản lượng làm trong năm.

    Nếu làm theo quy định 26 ngày và từ ngày 27 ---> ngày 31 phải thanh toán tiền tăng ca thì ko phù hợp so với ngành nghề đặc thù của cty chúng tôi.

    Như vậy, xin luật sư góp ý xây dựng lương tăng ca và tiền độc hại để công ty chúng tôi làm đúng luật đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ

    Xin Chân thành cảm ơn!

     
    2447 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463992   08/08/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn muốn chúng tôi góp ý về xây dựng lương tăng ca và cả tiền độc hại để công ty bạn làm cho đúng luật. Về vấn để này, bạn cần căn cứ những điều luật dưới đây, để đưa ra mức lương phù hợp với tình hình thực tế công ty bạn:
     
    - Về lương tăng ca, làm thêm giờ:
    Theo quy định tại Điều 97 Luật Lao động 2012 về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:
     
    “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
     
    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
     
    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
     
    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
     
    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
     
    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
     
    Theo quy định tại Điều 100. Tạm ứng tiền lương
     
    “1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
     
    2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
     
    Về chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
     
    “1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
     
    a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
     
    b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
     
    c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.
     
    Ngoài ra, Theo quy định tại điều 141 Luật Lao động 2012 quy định:
     
    “Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
     
    Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
     
    Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;