Thứ nhất, về việc công ty cũ không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Đồng thời, tại Khoản 2,3 Điều 47
Bộ luật lao động 2012 quy định: “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động vào cuối năm 2005. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, công ty không hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động và đến nay, bạn vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội. Hành vi người sử dụng lao động cố tình không đóng bảo hiểm đã vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội quy định tại điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm.
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”
Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía doanh nghiệp không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho bạn mà chưa trả sổ BHXH thì bạn có thể làm đơn yêu cầu đến Giám đốc công ty, hoặc nhờ tổ chức Công đoàn để can thiệp cho bạn. Trong trường hợp Công ty cố tình không giải quyết bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở; hoặc bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.
Thứ hai, về việc gộp sổ bảo hiểm xã hội
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.”
Theo quy định trên, mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ Bảo hiểm xã hội duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định. Trường hợp một người có từ 02 sổ trở lên mà thời gian tham gia BHXH không trùng nhau thì phải làm thủ tục gộp sổ BHXH. Do đó, trong trường hợp này, khi bạn đã đòi lại được sổ bảo hiểm từ công ty cũ, bạn sẽ có 02 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng không trùng nhau nên bạn phải thực hiện thủ tục gộp sổ, hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
Tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/QĐ- BHXH:
“Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.”
Theo đó, bạn cần mang 2 sổ bảo hiểm xã hội và mẫu TK1-TS vào công ty đang làm việc để công ty làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp bạn đã nghỉ việc thì bạn mang 2 sổ bảo hiểm đó và mẫu TK1-TS đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia bảo hiểm xã hội sau để làm thủ tục gộp sổ.
Trên đây là nội dung tư vấn của tôi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gọi điện để nghe luật sư tư vấn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;