Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<62636465666768>»
  • Xem thêm     

    05/10/2017, 05:08:52 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn thuộc khu vực nhà nước do đặc thù công việc mà bạn chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Và có tháng còn làm việc 30/30 ngày. Như vậy, về thời giờ làm việc sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 104 Bộ luật lao động 2012 thì:

     

    "Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần."

    Như vậy, công ty bạn làm việc trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ bảy là được 48 giờ vừa đủ thời gian làm việc bình thường luật quy định. Do đó việc bạn làm việc thêm vào thứ bảy mà không quá 8 giờ thì đây vẫn được tính vào thời gian làm việc bình thường. Vì đây vẫn là thời gian làm việc bình thường nên bạn sẽ không được trả tiền lương làm thêm giờ. Nếu trong tháng có thêm ngày làm việc vào ngày nghỉ vượt quá thời giờ làm việc thì bạn sẽ được trả tiền làm thêm giờ, về mức hưởng sẽ dựa theo quy định của pháp luật theo căn cứ tại khoản 1 điều 97 Luật Lao động:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.”

    Căn cứ vào quy định trên, người sử dụng lao động sẽ phải đảm bảo mức tối thiểu khi trả lương làm thêm giờ cho bạn. Trường hợp nếu mức lương làm thêm giờ không được chi trả đúng theo quy định hoặc trái với trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương… thì bạn có quyền khiếu nại lên công ty hoặc nhờ công đoàn cơ sở can thiệp hay khởi kiện tại tòa án để được giải quyết

    Về chế độ nâng lương và nâng bậc lương thì công ty bạn đã không thực hiện nâng bậc lương cho nhân viên đã 10 năm nay.

    Trước đây, những người làm việc trong doanh nghiêp nhà nước hưởng lương theo hệ số theo nghị định 205/2004/NĐ-CP và có thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nâng lương trước thời hạn. Nhưng từ 01/07/2013, nghị định 205/2004/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp nhà nước không chi trả lương theo hệ số lương mà chuyển sang hưởng lương theo lương tối thiểu vùng, điều chỉnh bởi nghị định 49/2013/NĐ-CPthông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Do không còn hưởng lương hệ số nên không còn văn bản điều chỉnh tăng lương trước thời hạn đối với doanh nghiêp nhà nước. Thay vì đó, chế độ nâng lương do đơn vị sử dụng lao động quy định, thể hiện trong thang bảng lương đơn vị. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương hoặc các văn bản nội bộ của doanh nghiệp quy định.

    Như vậy, căn cứ nâng bậc lương cần căn cứ vào các văn bản ở trên và còn căn cứ vào các văn bản nội bộ doanh nghiệp như thỏa ước lao động, quy chế tiền lương, quy chế nâng bậc lương …

  • Xem thêm     

    27/09/2017, 05:51:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay công ty bạn đang ký hợp đồng lao động có thời vụ dưới 3 tháng cho những nhân công tại địa phương và trong số nhân công đó có một số người đã 60, 61 tuổi nhưng không có chế độ hưu trí và làm việc tự do. khi công ty thực hiện ký liên tiếp hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 3 tháng mà những công việc mang tính chất liên tục là không phù hợp với 1 người lao động và không đúng với quy định của pháp luật. Đối với người lao động cao tuổi, công ty bạn có quyền ký kết một hợp đồng lao động mới theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động quy định :

    1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
    2.Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ”.

    Để sử dụng người lao động cao tuổi bạn cần đảm bảo đầy đủ quyền lợi đối với người lao động cao tuổi, theo quy định tại khoản 4 Điều 167 Bộ luật lao động 2012 thì: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”.

    Về chế độ bảo hiểm:

    Theo thông tin bạn cung cấp, người lao động cao tuổi ở công ty bạn chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội và không được hưởng chế độ hưu trí nên cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định đối tượng đóng BHXH bắt buộc như sau:

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    …………………………..”
    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.

    Do đó, người đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng người lao động cao tuổi mà công ty bạn sử dụng là lao động trên 60 tuổi nhưng chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội trước đó nên không thuộc đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, cho nên công ty vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động này như những người lao động khác trong công ty.

    Về thời giờ làm việc, đối với những người lao động cao tuổi làm việc trong độ tuổi trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ. Khi đó, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. (Điều 166 Bộ luật lao động).

    Về công việc, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ.

  • Xem thêm     

    24/09/2017, 03:38:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2013 quy định: "Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận". Như vậy nếu trong thời gian thử việc thì cả hai bên: người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, đồng thời cũng không đặt ra nghĩa vụ bồi thường với mỗi bên. Tuy nhiên, nếu đã hết thời gian thử việc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc tại công ty, bản thân phía công ty cũng không ra thông báo về việc không ký tiếp hợp đồng chính thức, thì thời gian người lao động thực tế lao động nhưng không có hợp đồng (do hợp đồng thử việc đã hết hạn) được xác định là làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn. Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thử việc thì người sử dụng lao động cần có thông báo bằng văn bản hoặc quyết định chấm dứt đối với người lao động.

  • Xem thêm     

    20/09/2017, 04:42:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Anh trai bạn bị một nhóm thanh niên rượt đuổi sau khi xảy ra xô xát. Sau đó có một xe đuổi kịp và đe dọa anh trai bạn phải dừng xe, do hoảng sợ anh bạn đã bị tại nạn giao thông và tử vong. Vậy, căn cứ vào các tình tiết vụ việc, hậu quả của việc rượt đuổi đã khiến anh trai bạn tử vong. Có thể tố cáo nhóm người rượt đuổi anh bạn về tội giết người, thực hiện hành vi một cách gián tiếp. Theo căn cứ tại điểm n khoản 1 điều 93 về tội giết người:

     

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

    n) Có tính chất côn đồ;

    Mặc dù nguyên nhân cái chết là do tai nạn, và nhóm thanh niên này không có mục tiêu là giết anh bạn. Tuy nhiên, hành vi rượt đuổi, cầm gậy đe dọa đó đã kiến anh trai bạn hoảng sợ và là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho anh bạn. Anh trai bạn chỉ có một mình, còn nhóm thanh niên có đông người và có đem theo gậy để doạ đánh anh bạn, nên việc bỏ chạy là điều tất yếu. Nếu như không có sự rượt đuổi, anh trai bạn sẽ không bị tai nạn giao thông. Về lý luận, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc nhóm thanh niên đã dùng cây gậy rượt đuổi anh bạn, không ai dám chắc và cũng không có tình tiết nào xác định nếu đuổi anh trai bạn thì nhóm thanh niên chỉ để hỏi anh bạn rồi mới đánh chẳng hạn! Việc nhóm thanh niên kia đuổi đánh phải coi là nguyên nhân làm cho anh bạn bị tai nạn chứ không còn là điều kiện nữa. Vì điều kiện khi có những yếu tố khách quan và chủ quan thì điều kiện sẽ trở thành nguyên nhân gây ra hậu quả.

    Vậy nên, bạn và gia đình có thể làm đơn tố cáo hoặc tố giác để khởi tố nhóm thanh niên kia về Tội giết người. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc nhờ luật sư giúp đỡ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được trợ giúp cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    20/09/2017, 02:15:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty có đề án sắp xếp đổi mới và muốn cho một vài người lao động nghỉ do dôi dư, sau đó tuyển dụng lao động mới.

     

    Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã."

    Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế:

    a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;."

    Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn có đề án sắp xếp đổi mới và không còn công việc cho một số người lao động nên phải cho người lao động nghỉ việc. Như vậy, theo quy định trên, đây là trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. Do đó, việc công ty bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này là có căn cứ pháp luật.

    Theo căn cứ tại điều 44 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:

    1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”.

    Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp này, công ty bạn phải tiến hành những thủ tục sau:

    + Trước hết, công ty bạn phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động cho những người lao động này và phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2012.

    + Do công ty không thể giải quyết được việc làm cho những người lao động này nên chỉ có thể cho người lao động nghỉ việc sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn của công ty và thông báo trước 30 ngày cho Sở lao động và thương binh xã hội cấp tỉnh nơi công ty bạn đặt trụ sở.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 “trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”. Như vậy, trong trường hợp này, công ty bạn phải trả trợ cấp mất việc, thôi việc cho người lao động.

  • Xem thêm     

    20/09/2017, 10:29:37 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn hiện đang làm hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Và bạn đang muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, với lý do về hưu năm 2017 sẽ được hưởng lương hưu cao hơn là năm 2018.

     

    Với lý do trên, để được hưởng trợ cấp thôi việc cần căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

    “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.

    Theo đó, người sử dụng lao động sẽ chỉ phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong trường hợp:

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    5. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    6. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    7. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    8. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Như vậy, với lý do của bạn nếu như bạn đơn phương chấm dứt HĐLD trái pháp luật thì không thỏa mãn điều kiện được chi trả trợ cấp thôi việc hoặc thất nghiệp theo căn cứ trên. Còn như đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì bạn sẽ được hưởng các khoản này. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: (Khoản 2 Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội) quy định như sau:

    + Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    + Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    + Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    + Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

    Nếu bạn đơn phương nghỉ việc với lý do trên bạn sẽ được hưởng các khoản trợ cấp (nếu đúng pháp luật) và thời gian đóng BHXH xẽ bị ngắt quãng, bạn nên đợi để nghỉ hưu đúng hạn theo căn cứ pháp luật vì điều kiện nghỉ chế độ hưu trí hiện tại là chưa đủ.

  • Xem thêm     

    16/09/2017, 10:02:02 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về việc không ký hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo Bộ Luật Lao động 2012, Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

    1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

    Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

    2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

    Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

    Theo nghị định 95/2013/Nđ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội.

    Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

    1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Theo đó, khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động, và chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm này của mình.

    Việc giữa người nhân viên và người sử dụng lao động không thực hiện ký kết hợp đồng lao động nhưng người lao động đã làm việc với người sử dụng lao động thì coi như giữa 2 bên đã xác lập quan hệ lao động theo pháp luật lao động.

    Khi đó, với tư cách là người lao động (dù ký hợp đồng lao động hay không) vẫn phải có nghĩa vụ tuân thủ nội quy lao động và tuân thủ pháp luật về lao động. Do đó, khi có sự vi phạm kỷ luật của doanh nghiệp, người lao động vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của nội quy và theo pháp luật lao động.

  • Xem thêm     

    14/09/2017, 12:46:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn hiện là giáo viên thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 giai đoạn 2016-2017. Và bạn đang thắc, chế độ chính sách của công chức, viên chức, NLĐ làm việc tại xã sẽ được hưởng từ thời gian nào theo quyết định trên ?

     

    Căn cứ vào khoản 2 điều 1 nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách cán bộ công chức, viên chức và người được hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:

    a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

    b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

    Căn cứ theo điều 4 quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 giai đoạn 2016-2017:

    “ Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.”

    Ngày ký ban hành của quyết định này là ngày 25 tháng 01 năm 2017 cũng là ngày có hiệu lực. Như vậy, nếu như vùng bạn ở không nằm trong diện được xét theo quy định cũ, mà lại thuộc 1 trong các vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định số 131/QĐ-TTg thì kể từ ngày có hiệu lực, chế độ chính sách của công chức, viên chức, NLĐ làm việc tại xã mới được hưởng.

    Nếu như theo quy định trước đó, xã bạn đã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (có văn bản công nhận xã bạn là vùng đặc biệt khó khăn…) và đến khi Quyết định 131 có hiệu lực thì công chức, viên chức, người lao động làm việc tại xã sẽ tiếp tục được hưởng các chính sách đó theo quy định chuyển tiếp.

    Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP chính sách cán bộ, công chức, viên chức:

    1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;”

    Như vậy, trường bạn có 2 giáo viên hợp đồng thì vẫn được hưởng chế độ vùng đặc biệt khó khăn theo quy định nêu trên.

  • Xem thêm     

    13/09/2017, 12:53:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo như thông tin bạn trình bày, bạn bị một anh công an tạt vào đầu, đạp vào bụng, rất nhiều, khiến bạn ói và ngất, phải chở đi cấp cứu tại bệnh viện Dung Quất. Và hiện nay, bạn đang muốn viết đơn khởi kiện hành vi đó. Ở đây, với hành vi đánh người của công an, bạn sẽ không phải viết đơn khởi kiện mà bạn sẽ làm đơn tố cáo hoặc tố giác lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về hành vi đánh người của công an.

     

     

    Nhưng ở đây, bạn chưa nêu rõ hành vi của công an đối với bạn có gây ra thương tích hay hậu quả gì không ?

    Như vậy, trong trường hợp này việc công an tạt vào đầu, đạp vào bụng bạn là hoàn toàn “sai”. Công an không có quyền được làm như vậy, việc làm đó đã vi phạm pháp luật. Nhưng ở đây, chúng ta cần xét đến hậu quả xảy ra:

    Trường hợp 1: Nếu như hành vi của công an xã không gây ra ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bạn, thì trong trường này bạn có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về hành vi đánh người của công an xã. Công an xã có thể bị xử phạt hành chính, bị khiển trách hoặc sẽ bị kỷ luật.

    Trường hợp 2: Nếu như hành vi của công an xã mà gây ra thương tích cho bạn thì căn cứ vào mức độ thương tích và kết quả giám định thương tật, có thể công an xã sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Như vậy, nếu như hành vi của công an gây ra thương tích cho bạn thì sẽ căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Mức hình phạt sẽ căn cứ vào mức độ thương tật theo như quy định trên.

    Như vậy, với trường hợp của bạn thì bạn sẽ phải làm đơn tố cáo hoặc tố giác chứ không phải đơn khởi kiện. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện để được luật sư hỗ trợ.

  • Xem thêm     

    11/09/2017, 07:54:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định vể tổ chức bộ phận y tế thì Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

    “1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

    c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

    d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

    c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.

    3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

    a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

    b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

    4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

    5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;

    b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.”

    Như vậy, Doanh nghiệp có số lao động lớn 830 người như của doanh nghiệp bạn thì phải tổ chức Bộ phận y tế và bộ phận này sẽ có trách nhiệm khám chữa bệnh thông thường, quản lý sức khỏe của người lao động tại đơn vị và sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động. Căn cứ vào ngành nghề hoạt động để đưa ra số lượng người tham gia vào bộ phận y tế của doanh nghiệp bạn và đề nghị xin cấp giấy chứng nhận bộ phận này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    Nếu doanh nghiệp bạn đã bố trí đủ số nhân viên y tế, phù hợp theo nghành nghề kinh doanh theo quy định trên và cũng có ký hợp đồng với trung tâm y tế dự phòng để đảm bảo việc xử lý sự cố liên quan đến sức khỏe cho người lao động, như vậy về tổ chức bộ phận y tế cho người lao động đã tuân thủ pháp luật. Nhưng doanh nghiệp bạn vẫn phải thành lập đội sơ cấp cứu. Do đội sơ cấp cứu này được đào tạo hướng dẫn từ người lao động, xử lý các tình huống trực tiếp xảy ra tại chỗ trong quá trình lao động, khi chưa có sự có mặt của Bộ phận y tế. Trong trường hợp bạn có thắc mắc gì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    06/09/2017, 12:09:50 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã vào làm chính thức ở bệnh viện huyện được 1 năm và hiện nay muốn chuyển về bệnh viện nơi gia đình bạn sống. Như vậy, chúng tôi có thể hiểu bạn đang là viên chức.
    Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật viên chức 2010 quy định “Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”
    Theo quy định của pháp luật, trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị cũ và được hưởng các chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp.
    Dẫn chiếu vào tình huống của bạn, bạn cần phải làm đơn xin chuyển và trình lãnh đạo phòng, giám đốc Bệnh viện đồng ý cho chuyển nơi công tác và chấm dứt hợp đồng làm việc. Như vậy hợp đồng làm việc của bạn, bệnh viện ở Huyện thuộc Bộ y tế mới chấm dứt đúng pháp luật, và sau đó bạn nộp hồ sơ vào cơ quan bạn muốn tới làm việc tiếp nhận.
    Về quy trình của việc xin chuyển biên chế này hiện nay:
    Thủ tục thuyên chuyển công tác hiện nay thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức,viên chức của mỗi tỉnh nhưng bắt buộc phải có các nội dung:
    - Đơn xin chuyển công tác.
    - Bản sao văn bằng chứng chỉ, quyết định tuyển dụng công tác, quyết định lương hiện hưởng, văn bản đồng ý của cơ quan ban đang công tác và cơ quan dự kiến chuyển đến.
    - Về thẩm quyền tiếp nhận thực hiện theo quy định của Bệnh viện nơi bạn sẽ chuyển đến công tác.

  • Xem thêm     

    01/09/2017, 05:32:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã nghỉ việc từ ngày 18-08-2017. Theo quy định tại khoản 2, 3 điều 47 Luật lao động năm 2012 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
    Căn cứ vào điều luật trên, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan và hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại cho người lao động trong thời hạn 07 ngày làm việc hoặc không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt.
    Như vậy, bạn nghỉ việc ngày 18-8-2017 thì tối đa là sau 30 ngày bạn sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan và nhận lại toàn bộ sổ BH, giấy quyết định thôi việc và toàn bộ các giấy tờ khác mà công ty đang giữ. Công ty đã trả lời bạn trong khoảng 1 tháng là phù hợp quy định của Luật Lao động 2012.
    Về vấn đề sớm hay muộn bạn cần phải thỏa thuận với phía người sử dụng lao động nhưng tối đa sẽ không quá 30 ngày.

  • Xem thêm     

    31/08/2017, 09:45:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bác cung cấp, bác hiện đang là chủ tịch hội nông dân huyện và bác đang có nhu cầu xin nghỉ hưu trước tuổi. Căn cứ vào năm sinh thì đến năm 2018, bác được 52 tuổi như vậy bác chưa đến tuổi được nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
     
     
    Căn cứ theo quy định về Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm mà có đơn nghỉ hưu trước tuổi thì sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP:
     
    “1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
     
    a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
     
    b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
     
    c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
     
    d) Đối với cán bộ xếp lương chức vụ:
     
    Tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu;
     
    đ) Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
     
    Cán bộ chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong thời gian giữ bậc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu.
     
    Cán bộ đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu thì được nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề để nghỉ hưu;
     
    e) Đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.”
     
    Như vậy, nếu như bác đủ điều kiện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ và không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm thì bác sẽ được hưởng chế độ hưu trí trước tuổi.
     
    Trên đây là nội dung tư vấn của tôi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi hoặc liên lạc trực tiếp để nghe luật sư tư vấn
  • Xem thêm     

    31/08/2017, 03:45:10 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã thông báo trước 45 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, vậy đến giữa tháng 6 bạn mới chấm dứt hợp đồng lao động. Theo hợp đồng lao động, công ty sẽ trả lương cho bạn vào cuối tháng tức là trả lương tháng 5 vào cuối tháng và sang giữa tháng 6 bạn sẽ nghỉ việc. Và bạn đang thắc mắc trong vấn đề, công ty có phải trả lương của tháng 5 đúng hạn không?
    Theo căn cứ Điều 96 Bộ luật lao động 2012 có quy định về nguyên tắc trả lương như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
    Như vậy, căn cứ vào nguyên tắc trả lương, công ty sẽ trả đúng hạn lương theo hợp đồng lao động cho bạn, vào cuối tháng đó. Nếu trong trường hợp trả lương bị trễ cho bạn so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động và có thuộc trường hợp mà pháp luật quy định là trường hợp đặc biệt dẫn đến việc người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn. Và việc chậm trả này là chưa quá 1 tháng, thì công ty sẽ phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suât huy động tiền gửi do Ngận hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
    Và căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:
    "Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày".
    Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng công ty có trách nhiệm trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm đứt hợp đồng phải thanh toán tiền lương đầy đủ cho người lao động. Như vậy, công ty sẽ trả lương trong vòng 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vào giữa tháng 6. Công ty sẽ có nghĩa vụ thanh toán cho bạn đầy đủ khoản tiền lương tháng trước và nửa tháng sau đó.
    Trong trường hợp quá 30 ngày rồi mà phía công ty vẫn từ chối thanh toán tiền cho bạn thì bạn có thể nhờ công đoàn cơ sở; hòa giải viên lao động giải quyết vấn đề này để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
     
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    29/08/2017, 05:11:53 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trước hết em phải đảm bảo rằng diện tích là 194.9 m2 là sở hữu  của hợp pháp của bà A, không tranh chấp.

    Nếu là tài sản cho tặng thì phải có hợp đồng cho tặng.Ơ đây em đang nhắc đến bản vẽ phân chia, vậy nếu bố mẹ bà A còn sống thì làm lại bản phân chia. Nếu là di chúc thì phải mở di chúc; nếu không có di chúc thì làm thủ tục kê khai di sản, khi đó các hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bà A xác nhận phần tài sản 194.9 m2 là phần sở hữu của bà A (các thủ tục trên phải được công chứng)

    Sau đó mới sẽ cần đến bản vẽ phân chia 03 nhà (Nhà số 1: 71m, nhà số 2 là nhà e: 40 m, nhà thứ 3:  30m) .Nếu bản phân chia này không còn thì có thể thuê cơ quan địa chính vào đo lạạn thành công

    Mong bạn thành công.

  • Xem thêm     

    26/08/2017, 02:49:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trước khi bạn sang cơ quan mới làm việc (tại công ty TNHH 2 thành viên), bạn cần phải hoàn tất các thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội tại cơ quan cũ (tại cơ quan nhà nước), việc này sẽ do Cơ quan cũ lập danh sách gửi đến Cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội, đồng thời có trách nhiệm chuyển bảo hiểm xã hội của bạn sang cơ quan mới và giao sổ cho bạn, để bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan mới. Cơ quan này sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau

    “ Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

    b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

    c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

    d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn nếu đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng chế độ hưu trí mà không bị ảnh hưởng bởi các chế độ bạn đã hưởng ở trên.

    Trân trọng

  • Xem thêm     

    24/08/2017, 09:05:49 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, cậu bạn bị bắt vì tội tàng trữ heroin với trọng lượng 0,50g. Với mức heroin như vây, cậu bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 194 Bộ Luật hình sự 1999:

     

    Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

    Câu bạn sẽ phải chịu khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm. Vì là lần đầu phạm tội nên cũng có thể căn cứ vào đó là tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử vụ án.

    Bạn có đề cập đến vấn đề “Nhân thân trước khi phạm tội thì luôn chấp hành tốt mọi chủ trương của đảng, nhà nước. Về gia đình thì Ông nội và bố đẻ điều có công với cách mạng được tặng Bằng khen của các Bộ ngành khen thưởng.” Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

    Về các yếu tố thân nhân, gia đình sẽ được tòa án xem xét khi quyết định hình phạt để coi đó là tình tiết giảm nhẹ không. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên lạc trực tiếp với tôi

  • Xem thêm     

    17/08/2017, 02:57:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 45 Luật việc làm 2013 về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

    “Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

    1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp."

    Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp ở các công ty cũ chưa hưởng được cộng nối cho lần hưởng tiếp theo khi bạn đủ điều kiện. Trong trường hợp này thì bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp bởi: Bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, và có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng (14 tháng ở công ty 1, cộng nối với 21 tháng ở công ty thứ 2 và cộng nối tiếp ở công ty thứ 3.Nếu có gì thắc mắc bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    15/08/2017, 08:37:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn căn cứ vào Điều 104 của Bộ luật lao động 2013 mà thực hiện. Theo đó, người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Như vậy, việc công ty bạn cho người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút là quá phù hợp với quy định.

  • Xem thêm     

    15/08/2017, 12:04:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong Bộ Luật Lao động 2012 quy định về việc học nghề tại Điều 61 như sau:

     

    '' Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

      1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

    Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

    3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia."

    Tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc:

    "Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định về kết thúc thời gian thử việc:

    "1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

    Theo Bộ luật lao động hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì vấn đề "học việc" không được quy định, chỉ có quy định về "học nghề" và hợp đồng thử việc. Vì vậy, hợp đồng học việc như bạn nêu có thể coi là hợp đồng học nghề theo quy định của bộ luật lao động.

    Theo như bạn trình bày, công ty bạn áp dụng 01 tháng cho người lao động thì đối với thời hạn học nghề cho người lao động thì pháp luật lao động không quy định. Còn đối với hợp đồng thử việc, công ty bạn tuyển nên thời gian thử việc là "không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên". Như vậy, công ty bạn đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật(nếu người lao động có trình độ chuyên môn).

75 Trang «<62636465666768>»