Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Trong trường hợp của bạn, mẹ bạn không phải là người vay tài sản của ngân hàng VP Bank nên hợp đồng bị vô hiệu do bị lừa dối theo Điêu 127 BLDS 2015. Cụ thể:
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.
Điều 27 Luật HN&GĐ 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.
Theo đó:
Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…
Để xác định mẹ bạn có trách nhiệm trả số tiền đó của bố bạn hay không, cần chứng minh:
+ Nếu chứng minh số tiền bố bạn vay để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm liên đới trả món nợ đó. Hoặc nếu trong lúc làm ăn có lãi, bố bạn có đem số tiền lãi về để tiêu dùng trong gia đình (mặc dù mẹ bạn không biết đó là số tiền do làm ăn riêng mà có) theo quy định tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mẹ bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới đới với khoản nợ này. Theo đó, mẹ bạn có trách nhiệm trả tiền cho ngân hàng VP Bank và ngân hàng Aribank có quyền xử lý tài sản ngôi nhà.
+ Nếu chứng minh được bố bạn vay số tiền đó để sử dụng vào mục đích cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và gia đình bạn không biết về số tiền đó, thì mẹ bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bố bạn trả món nợ đó. Hoặc nếu mẹ bạn không hề biết về việc bố bạn có vay tiền để làm ăn và việc vay tiền của bố bạn cũng không phải là quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014, đồng thời trong quá trình làm ăn có lãi bố bạn giữ riêng số tiền đó và không cho mẹ bạn biết thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được dùng để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba theo quy định tại điều này và mẹ bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ riêng của chồng bạn. Vì vậy, mẹ bạn không phải trả tiền cho VP Bank và ngân hàng Agribank không có quyền xử lý ngôi nhà (nếu ngôi nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn).
Còn về phía ngân hàng Agribank, ngôi nhà là tài sản bảo đảm cho việc vay nợ của bố bạn, được mẹ bạn đồng ý, và đây là tài sản chung của bố mẹ bạn nên ngân hàng được Agribank được quyền sử lý tài sản bảo đảm khi gia đình bạn chưa trả hết lãi, gốc của khoản tiền đã vay.