Theo như thông tin bạn trình bày, bạn bị một anh công an tạt vào đầu, đạp vào bụng, rất nhiều, khiến bạn ói và ngất, phải chở đi cấp cứu tại bệnh viện Dung Quất. Và hiện nay, bạn đang muốn viết đơn khởi kiện hành vi đó. Ở đây, với hành vi đánh người của công an, bạn sẽ không phải viết đơn khởi kiện mà bạn sẽ làm đơn tố cáo hoặc tố giác lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về hành vi đánh người của công an.
Nhưng ở đây, bạn chưa nêu rõ hành vi của công an đối với bạn có gây ra thương tích hay hậu quả gì không ?
Như vậy, trong trường hợp này việc công an tạt vào đầu, đạp vào bụng bạn là hoàn toàn “sai”. Công an không có quyền được làm như vậy, việc làm đó đã vi phạm pháp luật. Nhưng ở đây, chúng ta cần xét đến hậu quả xảy ra:
Trường hợp 1: Nếu như hành vi của công an xã không gây ra ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của bạn, thì trong trường này bạn có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về hành vi đánh người của công an xã. Công an xã có thể bị xử phạt hành chính, bị khiển trách hoặc sẽ bị kỷ luật.
Trường hợp 2: Nếu như hành vi của công an xã mà gây ra thương tích cho bạn thì căn cứ vào mức độ thương tích và kết quả giám định thương tật, có thể công an xã sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, nếu như hành vi của công an gây ra thương tích cho bạn thì sẽ căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Mức hình phạt sẽ căn cứ vào mức độ thương tật theo như quy định trên.
Như vậy, với trường hợp của bạn thì bạn sẽ phải làm đơn tố cáo hoặc tố giác chứ không phải đơn khởi kiện. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện để được luật sư hỗ trợ.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;