“1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”
Như vậy, về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ khoản 9 Điều 123
Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012:
“Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đang hưởng lương hưu thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, bố bạn đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty. Ngoài tiền lương được hưởng, công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của bố bạn một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Vậy nên công ty mà bố bạn xin vào làm không phải lo trong việc chồng chéo bảo hiểm. Bố bạn sẽ không phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc tại công ty mới. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;