Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

  • Xem thêm     

    28/11/2016, 10:23:21 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

    Trong giao dịch bạn vừa nêu, việc đặt cọc hai bên có thống nhất bằng miệng với nhau là sẽ ra sổ riêng là sẽ chồng đủ phần tiền còn lại, bạn là bên đặt cọc nên bạn có nghĩa vụ thực hiện giao dịch đã cam kết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật Dân sự thì “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

    Theo khoản 2, Điều 358 BLDS thì “trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC "hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình" cũng đã hướng dẫn giải quyết tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc.

    Quy định như vậy, nhưng trên thực tế, bao giờ người đặt cọc cũng phải chịu nắm “đằng lưỡi” vì muốn đòi được “khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” họ phải kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc ra Tòa án với rất nhiều quy trình tố tụng chặt chẽ, kéo dài. Đó là chưa kể nhiều vụ phải xử đi xử lại, khi thắng cuộc cũng khó đảm bảo thi hành án.

    Do bạn cung cấp chỉ thông tin một chiều nên không thể xác định lỗi do bên nào nên chưa tư vấn cụ thể được nên chỉ tạm tư vấn sơ lược cho trường hợp của bạn như sau: Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP “Trong các trường hợp được hướng dẫn… nếu cả hai cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc”, tuy nhiên, việc xác định sự kiện bất khả kháng hay “trở ngại khách quan” cũng rất khó vì pháp luật hiện chưa dự liệu hết các tình huống xảy ra trên thực tiễn. Mặt khác, các căn cứ để chứng minh có sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan không phải ai cũng làm được

    Thận trọng trong giao kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ các thông tin về tài sản cũng như người tham gia giao dịch (có đủ năng lực hành vi hay không)…thì nhiều ý kiến cho rằng quá trình sửa đổi BLDS cũng cần sửa đổi các quy định về đặt cọc như tài sản là đối tượng đặt cọc, nâng mức phạt cọc khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập …thì mới hạn chế các tranh chấp về đặt cọc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch dân sự.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    28/11/2016, 09:56:11 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Nhà nước đã quy định cơ chế tự thỏa thuận giá bồi thường khi thu hồi đất giữa doanh nghiệp với người có đất bị thu hồi. Theo đó Dự án xây dựng khu dân cư thực hiện công trình nâng cấp, cải tạo đường nông thôn cho người dân mà doanh nghiệp đầu tư không phải Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất và chủ đầu tư thỏa thuận với nhau về hình thức chuyển đổi và mức đền bù. Chủ đầu tư trực tiếp thỏa thuận với người dân thông qua các hình thức quy định tại điều Khoản 1 Điều 73 Luật đất đai 2013. Theo đó, nếu không có căn cứ nào để thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ hoa màu thì thực hiện thỏa thuận bồi thường thiệt hại hoa màu trên đất.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    26/11/2016, 06:58:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo như quy định này thì tai nạn lao động là các chấn thương cho các bộ phận, chức năng hoặc gây tử vong cho người lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với nhiệm vụ công việc được giao. Khi xảy ra tai nạn lao động thi bắt buộc phải lập biên bản, khai báo chi tiết tai nạn đó để lấy đó làm căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc.
    Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc tại công ty thì Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong quy định của chế độ tai  nạn lao động được hưởng những chế độ sau:
     Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
    “1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 
    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
    Theo quy định này, công ty bạn sẽ cùng với tổ chức bảo hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản chi phí trong quá trình điều trị của bạn không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả.
    Ngoài ra, trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị chấn thương người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương châm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị.
    Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm nên người lao động  được hưởng quyền lợi theo điều 145 Bộ luật lao động năm  2012: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”.
    Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong quy định của chế độ tai  nạn lao động
    Điều 39 Luật  Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động  như sau:
    “ Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1.Bị tai nạn thuộc một trong trường hợp sau đây:
    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
    Và căn cứ vào giám định suy giảm khả năng lao động của người lao động được bệnh viện chuẩn đoán là đa chấn thương dẫn tới mất khả năng lao động.  Vì theo giám định của bệnh viện thì anh đã bị mất khả năng lao động và được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
    Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định trợ cấp hàng tháng:
    “ 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
    2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
    a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
    b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
    Theo quy định trên, cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng  cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của người lao động.
    Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì áp dụng quy định tại khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012: “ Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.
    Nếu trong biên bản ghi nhận tai nạn xảy ra không phải do lỗi của người lao động thì áp dụng khoản 3 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 :
    “Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”
    Do  bạn không đề cập chi tiết tới nội dung biên bản khi xảy ra tai nạn lao động, nên chúng tôi không xác định được việc xảy ra tai nạn lao động là do lỗi của người lao động hay lỗi về phía người sử dụng lao động.
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    26/11/2016, 03:08:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trước tiên cần phải nói về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2005 thì: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế..."
    Vì bố mẹ người để lại di sản thừa kế nếu đã mất hơn 10 năm thì đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, ai đang trực tiếp quản lý sử dụng di sản thừa kế thì sẽ tiếp tục quản lý sử dụng, những người thừa kế khác không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn thì:
    - Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
     
    + Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
    + Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
    + Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
    - Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
    Như vậy, để có thể phân chia di sản thừa kế này thì cần phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc các thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Khi đó, di sản này sẽ được chuyển thành tài sản chung của các thừa kế và được giải quyết như quy định nêu trên.
    Do ông A tự kê khai cấp GCN chứ anh em không ai đồng ý để ông A đứng tên nên việc đầu tiên phải yêu cầu hủy bỏ Giấy CNQSD đất sau đó mới chia tài sản như trên.
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    26/11/2016, 02:24:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như bạn hỏi được quy định tại Ðiều 224 Bộ luật Dân sự 2005:

    + Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

    + Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Theo quy định trên thì các bên có thể thỏa thuận phân chia tài sản thuộc sở hữu chung. Việc phân chia và xác định tỷ lệ mỗi người được hưởng đương nhiên sẽ dựa vào phần quyền sở hữu của mỗi người như đã thỏa thuận ban đầu; khi phân chia mỗi người sẽ nhận được phần quyền sở hữu tương ứng với phần quyền sở hữu theo thỏa thuận ban đầu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lại về việc phân chia. Sau 10 năm, hay bất kỳ khoảng thời gian nào, việc xác định tỷ lệ phân chia vẫn không có sự thay đổi; nếu tài sản giảm hay tăng giá trị thì phần quyền sở hữu của mỗi người vẫn được xác định theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ ban đầu đã xác định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

    + Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    26/11/2016, 01:57:26 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP
    DOANH NGHIỆP KH&CN
     
    I- Căn cứ pháp lý:
    Việc đăng ký Doanh nghiệp KH&CN cho các cá nhân và tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay căn cứ trên các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
    -   Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ;
    -  Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 quy định cơ chế tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ và Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.
    -    Thông tư số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.
    -   Thông tư số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ.
     
    II- Điều kiện để được chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN:
    Doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN khi đáp ứng các điều kiện sau:
    1- Đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các lĩnh vực:
    - Công nghệ thông tin – truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mền tin học; 
    - Công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế;
    - Công nghệ tự động hóa; 
    - Công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano;
    - Công nghệ bảo vệ môi trường;
    - Công nghệ năng lượng mới;
    - Công nghệ vũ trụ;
    - Một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định.
    2- Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ được quy định theo các lĩnh vực nêu trên.
     
    III- Quy trình thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ
    A. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
    1. Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
    a) Thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    b) Đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ.
    2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bao gồm:
    a) Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN 
    b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực trong trường hợp Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện)
    c) Dự án sản xuất, kinh doanh, trong đó những nội dung liên quan đến kết quả KH&CN là cơ sở đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN 
    d) Các văn bản xác nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả KH&CN (sao y bản chính).
    3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 05 bộ photo.
    4. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 
     
    B. Chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập để thành lập Doanh nghiệp KH&CN
    Tổ chức KH&CN công lập có thể chuyển đổi một bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức để thành lập Doanh nghiệp KH&CN
    1.Trình tự chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập để thành lập Doanh nghiệp KH&CN
    a) Tổ chức KH&CN công lập xây dựng Đề án chuyển đổi và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển đổi;
    b) Cơ quan có thẩm quyền (cơ quan chủ quản trực tiếp) phê duyệt Đề án chuyển đổi kiểm tra, thẩm định tính khả thi của Đề án chuyển đổi để xem xét, quyết  định phê duyệt đề án chuyển đổi; 
    c) Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
    d) Đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
    2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN bao gồm:
    a) Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN 
    b) Quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền 
    c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực trong trường hợp Hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);
    d) Các văn bản xác nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả KH&CN (sao y bản chính);
    3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 05 bộ photo.
    4. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 
    C. Đăng ký bổ sung sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN
    1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
    a) Văn bản đề nghị bổ sung sản phẩm, hàng hoá KH&CN 
    b) Bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
    c) Dự án sản xuất kinh doanh
    d) Các văn bản xác nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả KH&CN đăng ký bổ sung (sao y bản chính).
    2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính và 05 bộ photo.
    3. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 
    D. Cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN
    1. Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị mất, doanh nghiệp KH&CN có trách nhiệm khai báo với cơ quan công an xã, phường thị trấn nơi mất và thông báo ít nhất 03 (ba) lần trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo lần cuối, doanh nghiệp đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, hồ sơ gồm:
    a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    b) Văn bản, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã thông báo về việc mất Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên phương tiện thông tin đại chúng.
    2. Trường hợp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị rách, nát, doanh nghiệp KH&CN đăng ký cấp lại, hồ sơ bao gồm:
    a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    b) Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
    3. Trường hợp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bị tiêu hủy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có văn bản đề nghị để được cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong đó nêu rõ lý do.
    4. Trường hợp doanh nghiệp KH&CN thay đổi thông tin liên quan đến tên gọi, đăng ký doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, hồ sơ bao gồm:
    a) Văn bản đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    b) Bản chính Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN;
    c/ Văn bản, tài liệu chứng minh về sự thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
    5.  Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    6. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 
    IV- Đăng ký và giải quyết hồ sơ:
    1. Thời hạn xem xét cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN hoặc cấp danh mục bổ sung sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. 
    Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN hoặc danh mục bổ sung sản phẩm, hàng hoá hình thành từ kết quả KH&CN, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 
    2. Sở Khoa học và Công nghệ xem xét cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp. 
     
  • Xem thêm     

    26/11/2016, 11:17:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Bạn muốn mang theo một số dụng cụ dao găm và cui điện để phòng thân như thế là đã sử dụng các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ mà chưa được phép 

    Căn cứ Điểm d, đ và g của Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2013 xử phạt vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm có quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

    đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

    g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

    Như vậy, căn cứ vào điểm d,  đ và g của  khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì với hành vi sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức tiền phạt đối với hành vi này là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này là buộc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (căn cứ điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 10:28:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 273 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.”
    Ngoài ra, Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 cũng có quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, cụ thể như sau: “1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác.
    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Ðiều này mà không có đền bù.”
    Như vậy, pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thoải thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trên thực tế cho thấy rằng, các tranh chấp phát sinh liên qun đến vấn đề này diễn ra khá phổ biến.
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 10:15:17 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đề nghị bạn đọc rõ các quy định đã được tư vấn ở trên.

    Trân trọng

     

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 10:10:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn phải làm Đơn đề nghị không đóng Bảo hiểm y tế gửi cho trường, trong đơn phải nêu rõ lý do đã thực hiện đóng BHYT tại một doanh nghiệp đang lao động. Kèm theo đơn là Hợp đồng lao động, Sổ BHXH, Xác nhận của cơ quan BHXH là đang thực hiện đóng BHXH, BHTT.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 10:00:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 99 Luật đất đai 2013 quy định. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho trường hợp: “Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;”
    Căn cứ khoản 3 điều 100 Luật đất đai 2013 thì “ Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.:
    Do Tòa án đã phân chia mảnh đất mảnh đất của bạn nên trường hợp sử dụng đất của bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất là Bản án của Tòa án.
    Nếu ytrong trường hợp UBND không thục hiện đúng quy định trên thì bạn có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:47:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đề nghị bạn đọc kỹ và nghiên cứu Quyết định 1111/QĐ-BHXH về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế quy định về truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN. Vì đây là thuộc về nghiệp vụ làm BH nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn
    Trân trọng.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:44:24 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Ngân hàng TMCP nơi bạn đang công tác và khách hàng của có nhu cầu vay vốn thế chấp tài sản là bất động sản đứng tên chính chủ doanh nghiệp mục đích sử dụng lâu dài. Tuy nhiên doanh nghiệp này lại là Công ty trực thuộc Tổng công ty xây lắp dầu khi Việt Nam (PVC) mà hiện đang bị thanh tra toàn diện, với lượng vốn góp tại công ty này của PVC là 42% vốn điều lệ.
    1. Những rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp này:
    - Phá sản;
    - Đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Khoản 3, Điều 110, Luật Đất đai);
    - Đất thuê của Nhà nước trả tiền hằng năm (Điều 111; Điều 114 Luật Đất đai). Tuy nhiên nếu là người thuê lại đất này mà đã trả tiền cho cả thời gian thuê lại đất, đối với đất đã được đầu tư xây dựng xong kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất, để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì lại được phép thế chấp quyền sử dụng đất;
    - Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (Khoản 2, Điều 112, Luật Đất đai).
    - Đất đang có tranh chấp (Điểm b, Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai);
    - Quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án (Điểm c, Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai);
    - Hết thời hạn sử dụng đất (Điểm d, Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai).
     
    2. Ngân hàng TMCP cần làm những biện pháp - thủ tục gì để có thể tránh được rủi ro khi nhận tài sản thế chấp này trước khi có kết luận cuối cùng về cuộc thanh tra nói trên?
    Các cuộc họp để ra quyết định cho vay tại Ngân hàng TMCP phải được tiến hành nghiêm túc, minh bạch và khách quan, đảm bảo khả năng ngăn ngừa rủi ro. Đối với ngân hàng đã vận hành qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ, cần nghiêm túc thực hiện trên tinh thần hạn chế rủi ro, từng bước khắc phục những thiếu sót của qui trình. Loại bỏ tư tưởng lách qui định, khai thác những hạn chế của qui trình để cho vay hoặc xem qui trình này là bùa hộ mệnh có thể hạn chế mọi rủi ro. Ngoài ra cần phải hoàn thiện và đưa vào vận hành trên cơ sở tiếp thu, tận dụng kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước trong điều kiện cụ thể của ngân hàng mình, tránh rập khuôn máy móc.
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:17:20 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Các sản phẩm bạn nêu như: nước giặt, nước xả vải, nước rửa chén là các chất hữu cơ để tẩy rửa bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, bôi trơn nằm trong danh mục hàng hóa phải công bố chất lượng mà bạn đã nêu. Do đó, nước giặt, nước xả vải, nước rửa chén có cần phải phiếu công bố chất lượng của cơ quan quản lý khi đưa sản phẩm ra lưu thong.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 08:49:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Năm 1987 Cha bạn được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 1 quyết định cấp 1.200m2 đất. Trong quyết định cấp đất có nêu mục đích để ở và không được chuyển nhương, cho tặng, và dùng các hình thức khác để sang tên đổi chủ. Năm 1992 cha tôi đã được cấp sổ đỏ (Giấy CNQSD Đất) cho miếng đất này. 
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cha bạn đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và là chủ sử dụng thửa đất đó. Do đó, Cha bạn có các quyền chung của người sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
    Nay cha bạn muốn bán miếng đất cho người khác thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trả lời rằng không bán được vì căn cứ nội dụng quyết định năm 1987 là không đúng với quy định nêu trên. Trong trường hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không đăng ký sang tên chuyển nhượng thì cha bạn có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình 
    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     
  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:26:50 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ khoản 4 Điều 718 Bộ luật dân sự năm 2005, bên thế chấp có quyền: “Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”. Theo đó, bạn có thể nhận chuyển nhượng căn nhà (đang thế chấp ở ngân hàng) và làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nếu được ngân hàng đồng ý.

    Nếu được ngân hàng đồng ý cho chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất đang thế chấp để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng sẽ tiến hành ba bên, nghĩa là giữa bên bán, bên mua và ngân hàng. Khoản tiền mua bán nhà sẽ được bên mua chuyển trực tiếp cho ngân hàng, cả gốc lẫn lãi của khoản vay. Ngân hàng sẽ trả lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho bên bán để bên bán giao cho bên mua cùng số tiền thừa (nếu còn).

    Thông thường, khoản tiền trả cho ngân hàng là khoản tiền của bên mua ứng ra, vì vậy trước khi nộp tiền cho ngân hàng, việc ứng tiền trước giữa bên bán và bên mua cần phải được lập thành văn bản để phòng ngừa rủi ro. Trong văn bản này cần ghi rõ việc bên mua ứng tiền cho bên bán để bên bán trả nợ ngân hàng; bên bán có nghĩa vụ bàn giao ngay sổ đỏ cho bên mua khi được ngân hàng trả lại; quy định về việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu bên bán không bán nhà, đất nữa.... Trong trường hợp Bên vay thay thế biện pháp bảo đảm hoặc đưa một tài sản khác vào bảo đảm.cho khoản vay và rút sổ đỏ ra để thực hiện giao dịch mua bán như bình thường

    Sau khi bên có nghĩa vụ được bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hoặc thay thế biện pháp bảo đảm,/tài sản bảo đảm như nêu trên, ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ và ra thông báo giải chấp và chủ sử dụng đất có thể thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm(Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất).

    Sau khi hoàn tất các thủ tục với ngân hàng, hai bên đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Người bán và người mua cần xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn của 2 vợ chồng (nếu đã kết hôn) hoặc nếu chưa kết hôn hay đã ly hôn thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) và sổ đỏ của ngôi nhà sẽ chuyển nhượng;

    Công việc tiếp theo là nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất tại Chi cục thuế quận, huyện nơi có bất động sản rồi đến bộ phận một cửa tại Phòng đăng ký đất đai quận hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và môi trường làm thủ tục sang tên.

    Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, bộ phận một cửa tại Phòng đăng ký đất đai quận hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và môi trường sẽ có phiếu hẹn nhận kết quả hồ sơ hành chính (khoảng trong thời hạn một tháng bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất).

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:16:29 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Điều 159 Bộ luật lao động 2012 thì Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai thì “Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

    Do đó, bạn được nghỉ dưỡng sức 20 ngày, vì công việc bận nên bạn phải đi làm sớm, thực ra bạn nghỉ 5 ngày(việc đi làm sớm này nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của bạn và được người sử dụng lao động đồng ý). Bạn vẫn có được bảo hiểm chi trả đủ 20 ngày nghỉ theo đúng luật định.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:13:29 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi người lao động thôi việc tại doanh nghiệp, ngoài các khoản được hưởng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… thì người lao động còn được hưởng thêm trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp.

    Các trường hợp được hưởng trợ cấp lao động quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012 như sau: người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

    - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012

    + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    + Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    + Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    + Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động 2012

    + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động 2012; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:11:40 SA | Trong chuyên mục Lao động

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Điều 7 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH thì Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

    Theo đó, bạn là người đương nhiên được giữ ít nhất là một bản Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

    Trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải quy định cụ thể tên Công ty sử dụng lao động và địa điểm làm việc; ngành nghề, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận ở nước ngoài. Đồng thời, phải quy định cụ thể điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ đối với người lao động như: Thời hạn hợp đồng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); hình thức trả lương; tiền làm thêm giờ; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ bảo hiểm; các chi phí đối với người lao động như tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ (nếu có)...

    Căn cứ Điều 2 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH thì Đối tượng áp dụng là:

    1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

    2. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

    3. Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

    4. Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

    Do đó, Công ty môi giới có công ty con có thể thực hiện ký hợp đồng thay công ty mẹ miễn sao công ty con có chức năng thỏa mãn điều kiện tại điều 2 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH nêu trên.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 09:10:01 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg thì Tổ chức dịch vụ tư vấn du học được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định pháp luật;

    b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học;

    c) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;

    d) Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

    Đây chính là những điều kiện cốt yếu buộc phải có khi xin cấp giấy phép tư vấn du học. Ngoài ra tùy theo cơ quan quản lý từng địa phương mà có các điều kiện khác yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng như có sự chấp thuận của trường đại học nước ngoài nhận sinh viên do trung tâm giới thiệu, có giải trình hợp lý về chỗ để xe cho nhân viên và khách hàng đến liên hệ tư vấn,...

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.