Tranh chấp tài sản chung xin luật sư tư vấn

Chủ đề   RSS   
  • #442601 25/11/2016

    dongsonglon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp tài sản chung xin luật sư tư vấn

    Kính chào quý luật sư , các bạn độc giả

    Gia đình tôi có ngôi nhà chỉ 23m2 đồng sở hữu của 5 người A B C D E

    Do mâu thuẫn gia đình không thể sống chung được nên A B C muốn bán chia mỗi người một phần

    D cũng đồng ý nhưng E không chịu

    vì vậy A đã nộp đơn khởi kiện ra tòa xin chia tài sản chung

    Theo em tìm hiểu do tài sản chung là ngôi nhà diện tích nhỏ nên phải định giá để bán rồi chia

    *Nhưng trong trường hợp E nhất định không muốn bán , mà cũng không muốn mua thì xử lý như thế nào

    *Ngoài ra nếu tòa xử định giá tài sản thì căn cứ vào giá nào để bán ?, vì trên thực tế bên thẩm định đưa ra giá thấp hơn thực tế rất nhiều ví dụ 1,5 tỷ nhưng bên A sẵn sàng trả 3 tỷ để mua lại toàn bộ và chia mỗi người 600tr có được không

    *trong trường hợp A và E cùng muốn mua thì sẽ xử lý như thế nào có phải ai cứ trả cao hơn là được không ?

    *Nếu A muốn xin tòa cho bán đấu giá căn nhà để giá được cao nhất , đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đồng sở hữu liệu có được không?

    *Cuối cùng nếu tất cả các phương án trên E đều không đồng ý thì liệu tòa có giải pháp nào để cưỡng chế thi hành án không?

    Xin cám ơn các luật sư , các bạn độc giả ! Trân trọng

     
    5097 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442729   26/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Việc chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như bạn hỏi được quy định tại Ðiều 224 Bộ luật Dân sự 2005:

    + Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

    + Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    Theo quy định trên thì các bên có thể thỏa thuận phân chia tài sản thuộc sở hữu chung. Việc phân chia và xác định tỷ lệ mỗi người được hưởng đương nhiên sẽ dựa vào phần quyền sở hữu của mỗi người như đã thỏa thuận ban đầu; khi phân chia mỗi người sẽ nhận được phần quyền sở hữu tương ứng với phần quyền sở hữu theo thỏa thuận ban đầu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lại về việc phân chia. Sau 10 năm, hay bất kỳ khoảng thời gian nào, việc xác định tỷ lệ phân chia vẫn không có sự thay đổi; nếu tài sản giảm hay tăng giá trị thì phần quyền sở hữu của mỗi người vẫn được xác định theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ ban đầu đã xác định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

    + Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #443013   30/11/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Với câu hỏi của bạn, công ty LTD Kingdom xin tư vấn:

    Nhận thấy, căn nhà này là tài sản chung của 05 người, do vậy căn cứ vào quy định tại Điều 223 Bộ luật dân sự 2005

    “1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

    Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại”

    Đồng thời, căn cứ vào Điều 224 Bộ luật dân sự 2005

    “Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

    ð  Việc A nộp đơn yêu cầu chia tài sản chung là thỏa mãn với quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc E không đồng ý chia.

    Việc chia căn nhà theo sự thỏa thuận của các bên, hoặc khi A đã yêu cầu Tòa án phân chia thì việc đinh giá căn nhà cũng có thể do các đương sự thỏa thuận thì nhằm bảo vệ quyền lợi của các đương sự trên cơ sở họ có thể thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức định giá tài sản và cùng yêu cầu Tòa án thừa nhận tổ chức định giá tài sản mà các bên đương sự đã lựa chọn  hoặc đương sự có thể yêu cầu Tòa án yêu cầu một tổ chức định giá tài sản hoặc thậm chí, đương sự có thể yêu cầu Tòa án định giá tài sản

    Mọi thắc mắc xin liên hệ 0169 539 9121 hoặc có thể đến công ty để được tư vấn trực tiếp ---  P 1936, Tòa nhà HH4C, Khu đô thị Linh Đàm, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    dongsonglon (01/12/2016)
  • #443057   01/12/2016

    dongsonglon
    dongsonglon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    cám ơn các luật sư đã tư vấn

    Từng ý kiến đóng góp em thực sự rất rất trân trọng ạ

    Rất mong các quý luật sư tiếp tục đóng góp thêm thông tin 

    Xin trân thành cám ơn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.