Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

16 Trang 12345>»
  • Xem thêm     

    04/11/2024, 07:41:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp không may bị lừa đảo mất tiền, hãy làm đơn trình báo tố giác tội phạm lừa đảo đến cơ quan chức năng để có cơ hội lấy lại tiền.

    Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp lừa đảo, kẻ gian sử dụng tài khoản của người khác. Thông qua nhiều tài khoản ảo, tiền được chuyển đến tài khoản của kẻ lừa đảo. Cơ quan điều tra cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác người thực hiện..

    Với trường hợp của bạn liên quan đến tài khoản ngân hàng, hầu hết giao dịch được thực hiện thành công ngay khi bạn là chủ tài khoản xác nhận. Nếu vừa mới chuyển tiền và phát hiện lừa đảo, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để nhờ sự can thiệp.

    - Nếu chưa kịp chuyển đến tài khoản thụ hưởng, ngân hàng có thể hoàn lại cho người vừa chuyển.

    - Nếu tiền đã bị chuyển đi, ngân hàng có thể thông báo, yêu cầu chủ tài khoản hoàn lại số tiền đó.

    Trong trường hợp bạn không hủy được các giao dịch trên, với khoản dư nợ ngân hàng yêu cầu thanh toán do các giao dịch bị lừa trước đó, bạn là người bị hại có căn cứ tố cáo lên cơ quan công an để đòi lại tiền còn việc nhờ tòa án phân xử để giảm bớt tổn thất là rất khó.

  • Xem thêm     

    04/11/2024, 07:40:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Tại Điều 321 sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội đánh bạc như sau:

    Tội đánh bạc

    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Như vậy, bố bạn là người có hành vi chơi lô đề thì được xem là hành vi đánh bạc trái phép. Tổng số tiền đánh bạc để chịu trách nhiệm hình sự là tổng số tiền bố bạn dùng đánh đề và số tiền trúng đề của bố bạn. Vi vậy, tổng số tiền đánh bạc được thua bằng tiền của bố bạn trên 5 triệu thì không thể xử lý hành chính (bố bạn được trên 90 triệu đồng). Với tổng số tiền này bố bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự  và bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm theo khoản 2 Điêu 321 Bộ luật Hình sự.

  • Xem thêm     

    08/10/2024, 08:11:41 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của cá nhân mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Vì vậy, việc dùng hình ảnh cá nhân, hình ảnh nhạy cảm để đe dọa người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý như sau:

    Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính

    Người phát tán ảnh “nóng” lên mạng xã hội có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin. Theo đó, cá nhân cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

    Thứ hai, xử lý hình sự

    Đây là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS), bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Trong trường hợp làm gây rối tâm thần hoặc làm nạn nhân tự sát bị phạt tù đến 5 năm.

    Như vậy, trong trường hợp bạn bị đe dọa tung ảnh nóng, hình ảnh riêng tư nhạy cảm của cá nhân lên mạng xã hội thì bạn cần bình tĩnh, xử lý tình huống khéo léo, kịp thời trình báo cho cơ quan công an nơi xã, phường/ quận gần nhất để được giúp đỡ, kịp thời giải quyết ngăn chặn hành vi đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội và bảo vệ bản thân mình trước hành vi vi phạm pháp luật này.

    Ngoài ra, bạn có thể tố cáo hoặc trình báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội. Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định, trong trường hợp cá nhân bị người khác đe dọa tung ảnh nóng, hình ảnh cá nhân nhạy cảm lên mạng xã hội thì người bị tung ảnh nóng có thể gửi đơn tố giác tội phạm hoặc tố giác trực tiếp đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an cấp huyện hoặc Viện kiểm sát cùng cấp, nơi có tội phạm cư trú hoặc nơi diễn ra hành vi phạm tội. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nêu trên sẽ tiến hành vào cuộc điều tra, xác minh thông tin và làm rõ vụ việc. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy có tồn tại hành vi của một cá nhân bất kỳ đe dọa tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội với bất kỳ mục đích gì thì người thực hiện hành vi này vẫn sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật có liên quan đến hành vi vi phạm.

  • Xem thêm     

    08/10/2024, 08:10:36 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi phát hiện bản án sơ thẩm có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, người bị kết án hoặc thân nhân, những người biết sự việc… có thể làm đơn kháng cáo đề nghị cơ quan cơ quan xét xử phúc thẩm xem xét lại bản án của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật.

    Với trường hợp của gia đình bạn, nếu cho rằng phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án đã tuyên đối với con mình thì có thể làm đơn xin giám đốc thẩm.

  • Xem thêm     

    08/10/2024, 08:09:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Thông thường, với những vụ lừa đảo như bạn nêu sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chứng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc không nêu danh tính. Thay vào đó, bạn là nạn nhân của vụ lừa đảo có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

    Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

    - Cơ quan điều tra;

    - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    - Viện kiểm sát các cấp;

    - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

    Như vậy, bạn là người bị hại trong vụ lừa có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

  • Xem thêm     

    08/10/2024, 08:08:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định trên, cá nhân được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình và người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân khác chính là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của khác tùy từng mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

    Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: “Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

    Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội Facebook có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, bị buộc gỡ bỏ các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

    Nếu, việc em gái của bạn chửi bới người khác trên facebook là đúng và người đó có căn cứ chứng minh rằng bạn đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì người đó có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình. Em gái của bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên.

    Ngược lại, nếu không có việc bạn chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và người đó bịa đặt thông tin này thì người đó cũng có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vu khống.

  • Xem thêm     

    08/10/2024, 08:07:25 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định trên, cá nhân được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình và người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân khác chính là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của khác tùy từng mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

    Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:

    “Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

    Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội Facebook có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, bị buộc gỡ bỏ các thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

    Nếu, việc em gái của bạn chửi bới người khác trên facebook là đúng và người đó có căn cứ chứng minh rằng bạn đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ thì người đó có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình. Em gái của bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên.

    Ngược lại, nếu không có việc bạn chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và người đó bịa đặt thông tin này thì người đó cũng có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vu khống.

  • Xem thêm     

    23/02/2024, 09:15:48 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Đối với trường hợp của bạn bị lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo vì chúng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.

    Thay vào đó, bạn hay các nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.

    Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:

    - Cơ quan điều tra;

    - Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    - Viện kiểm sát các cấp;

    - Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

    Như vậy, bạn hoặc những người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

    Khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

    - Đơn trình báo công an;

    - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

    - Chứng cứ kèm theo để chứng minh.

    Chứng cứ để chứng minh hành vi lừa đảo cần phải thu thập các bằng chứng rõ ràng, cụ thể nhất thể hiện được hành vi đó là hành vi lừa đảo như: tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo, lịch sử giao dịch, hoặc biên lai, hóa đơn giao dịch,... qua các hình thức khác. Ngoài ra có thể kèm theo video, hình ảnh chứng minh, ghi âm hội thoại ... để nộp cho cơ quan Công an.

  • Xem thêm     

    01/02/2024, 09:19:08 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

    Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

    Trường hợp bạn hỏi thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện.

  • Xem thêm     

    28/01/2024, 09:11:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi bị công an triệu tập vì một vụ án hình sự thì người dân bắt buộc phải đến nếu không có thể bị áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể:

    “1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

    2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

    a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

    b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

    c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.”

    Ngoài ra, khoản 3 Điều 182 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định cụ thể như sau: “Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.”

    Tuy nhiên, nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

    Để đảm bảo các rủi ro có thể xảy ra thì điều tốt nhất khi nhận được giấy triệu tập thì bạn nên chấp hành theo lệnh trong giấy triệu tập

  • Xem thêm     

    28/01/2024, 09:08:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự là hai loại hoạt động nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an …, có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.

    Hoạt động điều tra được thực hiện nhằm mục đích tìm ra sự thật khách quan của tội phạm, có hay không có hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm. Các đơn vị điều tra được thành lập trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hoạt động điều tra hình sự là một hoạt động trong tố tụng hình sự và được ghi nhận trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 .

    Hoạt động trinh sát là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù chuyên biệt và có yêu cầu bí mật cao liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Các đơn vị trinh sát được thành lập trong Công an nhân dân thực hiện đấu tranh có hiệu quả với các loại hành vi phạm tội, nhất là đối với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy,... Hoạt động trinh sát chưa được ghi nhận trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, do đó, hoạt động trinh sát không phải là một hoạt động trong tố tụng hình sự.

    Tuy nhiên, Quan hệ giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo đó, Quan hệ phối hợp giữa hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra tố tụng trong điều tra vụ án hình sự nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, góp phần xử lý các hành vi phạm tội đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không để oan sai, lọt tội phạm.

    Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, chứng cứ đã thu thập được trong vụ án thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ thì những chứng cứ thu thập trước đó được sử dụng để phát hiện, thu thập chứng cứ mới. Bởi lẽ, trong các giai đoạn tố tụng không phải tất cả các vụ án đều đã có đầy đủ các chứng cứ, nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án. Vì vậy, việc phát hiện và thu thập thêm chứng cứ mới là hoạt động được tiến hành liên tục cho đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh sự thật vụ án. Một trong những cách thức được sử dụng để thu thập thêm những chứng cứ mới là sử dụng chứng cứ đã có, đã thu thập được từ trước. Do đó, các thông tin thu thập được từ các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng trinh sát 

  • Xem thêm     

    27/11/2023, 09:19:07 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ theo Điều 364 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án cụ thể như sau:

    Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án:

    1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.

    2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

    Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.

    3. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án.

    Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.

    Theo đó, hiện nay thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.

    Tuy nhiên, trường hợp như bạn nêu có thể thuộc trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt. Căn cứ Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

    - Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

    - Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

    - Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    - Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

    ...

    Như vậy, nếu người lao động bị kết án nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do (căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án) thì công ty có quyển chấm dứt hợp dồng lao động.

  • Xem thêm     

    27/11/2023, 08:46:03 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Luật căn cước công dân năm 2014, trong đó nêu rõ: Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về các thông tin của công dân.

    Ngoài ra, căn cứ tại Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định hành vi Thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân trái quy định của pháp luật là hành vi bị cấm. Theo đó, việc cơ sở lưu trú giữ căn cước công dân của khách là hành vi vi phạm pháp luật.

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật căn cước công dân năm 2014 chỉ những cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mới có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.

    Khi đến liên hệ công tác, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh... tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, nơi tiếp công dân thì công dân cần cung cấp họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có), nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân.

    Chính vì vậy, trong các giao dịch dân sự như xin việc làm, thuê phòng trọ, khách sạn lưu trú qua đêm thì chủ cơ sở không có quyền giữ CCCD mà chỉ được phép yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra thông tin của công dân. Quy định của pháp luật về giữ chứng minh nhân dân trước đây cũng như vậy, chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được phép giữ thẻ CCCD hay chứng minh nhân dân của công dân.

  • Xem thêm     

    10/10/2023, 08:49:17 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự là hai loại hoạt động nghiệp vụ quan trọng của lực lượng Công an …, có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.

    Hoạt động điều tra được thực hiện nhằm mục đích tìm ra sự thật khách quan của tội phạm, có hay không có hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm. Các đơn vị điều tra được thành lập trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hoạt động điều tra hình sự là một hoạt động trong tố tụng hình sự và được ghi nhận trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 .

    Hoạt động trinh sát là một hoạt động nghiệp vụ đặc thù chuyên biệt và có yêu cầu bí mật cao liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Các đơn vị trinh sát được thành lập trong Công an nhân dân thực hiện đấu tranh có hiệu quả với các loại hành vi phạm tội, nhất là đối với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy,... Hoạt động trinh sát chưa được ghi nhận trong Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, do đó, hoạt động trinh sát không phải là một hoạt động trong tố tụng hình sự.

    Tuy nhiên, Quan hệ giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 42 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo đó, Quan hệ phối hợp giữa hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra tố tụng trong điều tra vụ án hình sự nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, góp phần xử lý các hành vi phạm tội đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không để oan sai, lọt tội phạm.

    Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, chứng cứ đã thu thập được trong vụ án thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ thì những chứng cứ thu thập trước đó được sử dụng để phát hiện, thu thập chứng cứ mới. Bởi lẽ, trong các giai đoạn tố tụng không phải tất cả các vụ án đều đã có đầy đủ các chứng cứ, nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án. Vì vậy, việc phát hiện và thu thập thêm chứng cứ mới là hoạt động được tiến hành liên tục cho đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh sự thật vụ án. Một trong những cách thức được sử dụng để thu thập thêm những chứng cứ mới là sử dụng chứng cứ đã có, đã thu thập được từ trước. Do đó, các thông tin thu thập được từ các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng trinh sát thuộc lực lượng vũ trang vẫn được coi là chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự.

  • Xem thêm     

    15/08/2023, 11:29:14 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và ông A thành lập công ty TNHH hai thành viên bạn là Chủ tịch HĐTV còn người kia là giám đốc. Khi thành lập mỗi người góp vào 300 triệu để mua máy móc thiết bị.

    Ông A không thông qua HĐTV tự ý làm hồ sơ vay tiền mặt với số tiền là 930 triệu đồng về nộp vào công ty 200 triệu còn lại 730 triệu chiếm dụng để sử dụng cá nhân.

    Sau đó ông A có báo với HĐTV là có công việc (làm giám đốc ngân hàng) nên giới thiệu bà vợ ông A là bà B làm giám đốc công ty (bà B là hợp đồng làm việc không phải là người góp vốn).

    Vì đã có hành vi gian lận để chiếm đoạt tài sản của công ty, nhưng bạn còn có nhiều tình tiết cũng như việc bằng cách nào ông A có thể có số tiền đó. Nên chúng tôi tạm chia hành vi của A và vợ có thể có thể cấu thành tội Tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản theo theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015:

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

    Còn tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác theo điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Bộ luật hình sự 2017 là hành vi được thực hiện bởi những người có chức vụ, quyền hạn. Người này đã thực hiện các hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình, sử dụng quyền hạn như một phương tiện để thực hiện tội phạm.

    Căn cứ vào các dấu hiệu phạm tội cụ thể và đối chiếu với các quy định nêu trên thì ông A và bà B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một trong hai tội trên. Cơ quan điều tra sẽ dựa trên các tình tiết cụ thể trong vụ án để xác định tội danh phù hợp.

  • Xem thêm     

    09/08/2023, 10:35:58 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Tại Khoản 2 Điều 56 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

    “Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”

    Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này được thực hiện khi Tòa án xét xử tội phạm mới. Theo đó, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định giống như trường hợp bạn đã nêu. Việc tổng hợp các hình phạt trong trường hợp này là chỉ tổng hợp hình phạt mới với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án mà người phạm tội đang phải chấp hành.

     

  • Xem thêm     

    26/07/2023, 10:55:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định việc thuê phương tiện được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ phương tiện và người thuê phương tiện.

    Các hình thức thuê phương tiện gồm:

    - Thuê phương tiện không bao gồm thuyền viên làm việc trên phương tiện;

    - Thuê phương tiện và thuyền viên làm việc trên phương tiện.

    Theo đó, chủ phương tiện cho thuê phương tiện có trách nhiệm sau:

    - Bảo đảm phương tiện đang trong trạng thái an toàn, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khi giao phương tiện cho người thuê phương tiện;

    - Trong trường hợp cho thuê phương tiện và thuyền viên trên phương tiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật.

    Người thuê phương tiện có trách nhiệm sau:

    - Sử dụng phương tiện, thuyền viên theo điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật;

    - Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy định;

    - Không cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê, trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản; không được sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp;

    - Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phương tiện; trường hợp phát hiện tình trạng mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường của phương tiện thì phải tạm dừng khai thác và thông báo ngay cho chủ phương tiện biết để có biện pháp khắc phục.

    Vậy trường hợp của bạn thì phải xử phạt :

    1. Bên cho thuê bị xử phạt về hành vi: cho thuê phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định (điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).

    2. Bên thuê bị xử phạt về hành vi: Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động (điểm đ khoản 1 Điều 20 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).

  • Xem thêm     

    26/07/2023, 10:16:33 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Dưới góc độ khoa học luật hình sự, rửa tiền là một tội phạm tương đối đặc biệt. Với tư cách là một tội phạm phái sinh, rửa tiền có thuộc tính phụ thuộc tự nhiên vào tội phạm nguồn. Có thể nói không có tội phạm nguồn thì không có tội phạm rửa tiền. Theo Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội rửa tiền vừa được HĐTP TANDTC ban hành mới đây, có hiệu lực từ ngày 07/7/2019, thì tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền.

    Căn cứ quy định tại Luật Phòng chống rửa tiền 2022 và tại điều 324 Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về “Tội rửa tiền” như sau:

    – Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

    – Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

    – Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

    – Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

    – Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

    – Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

    Việc che giấu nguồn gốc phạm tội và đưa số tiền, tài sản do mình phạm tội mà có vào trong hệ thống tài chính, đầu tư kinh doanh hay tiếp tục được sử dụng để hỗ trợ hành vi phạm tội mới rõ ràng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tách biệt và độc lập so với hành vi phạm tội nguồn, xâm hại đến khách thể riêng biệt là sự ổn định của hệ thống tài chính. Trong trường hợp này, cả hành vi phạm tội nguồn và hành vi rửa tiền đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập như những tội danh riêng biệt.

    Như vậy, tội phạm nguồn của tội rửa tiền như Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là tội phạm chính tạo ra thu nhập mà khi được rửa sẽ dẫn đến tội rửa tiền.

  • Xem thêm     

    26/07/2023, 09:26:28 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Cơ quan tiến hành tố tụng là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo đảm và tôn trọng quyền con người, không bỏ lột tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở và phạm vi của pháp luật tố tụng hình sự.

    Thi hành án hình sự là một hoạt động Nhà nước, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực thi các bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật; việc thi hành đuợc bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ; tất cả các cơ quan, tổ chức và công dân đều phải tôn trọng; tổ chức và cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành.

    Trước đây có quan điểm cho rằng, thi hành án hình sự, cùng với điều tra, truy tố và xét xử đều là những giai đoạn của tố tụng hình sự. Có quan điểm lại cho rằng, thi hành án hình sự là một hoạt động bổ trợ tư pháp, cũng có quan điểm lại cho rằng thi hành án hình sự thuần túy chỉ là một hoạt động mang tính hành chính tư pháp.

    Nếu như trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thi hành án hình sự được coi là một giai đoạn của tố tụng, và được ghi nhận tại Phần thứ năm: Thi hành bản án và quyết định của Tòa án (chương XXV đến chương XXIX), thì sang đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, phần thi hành án hình sự đã được cắt bỏ hoàn toàn, chỉ còn một số nội dung về thi hành án tử hình, tha tù trước thời hạn có điều kiện và xoá án tích được ghi nhận tại Chương XXIV. Mọi vấn đề liên quan đến thi hành án hình sự đều được ghi nhận tại Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cùng những văn bản hướng dẫn.

    Như vậy, tố tụng hình sự đã kết thúc khi bản án do Tòa án đưa ra có hiệu lực pháp luật. Quá trình thi hành bản án đó chỉ là một hoạt động hành chính – tư pháp bình thường (hoạt động quản lí Nhà nước mang tính chất chấp hành, điều hành đối với lĩnh vực tư pháp). Vì vậy, quan điểm truyền thống cho rằng thi hành án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự là không hợp lý, cần phải được loại bỏ. Vấn đề này đã được nhận thức đúng đắn và được nội luật hoá một cách cụ thể

  • Xem thêm     

    13/02/2023, 03:30:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Căn cứ theo quy định tại điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những nguồn thông tin sau đây làm căn cứ cho khởi tố vụ án, phục vụ quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có tội:

    “1. Tố giác của công dân;

    2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

    3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

    4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

    5. Người phạm tội tự thú.”

    Khi lấy lời khai của những người có hành vi đánh bạc đã bị bắt mà cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội của bạn thì bạn cũng sẽ bị áp dụng các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật như triệu tập để xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó, dù bạn không bị bắt quả tang nhưng qua lời khai của các đối tượng khác, qua hoạt động điều tra, nếu có đủ các căn cứ xác định hành vi đánh bạc trái phép của nhóm này (có bạn) đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc trái phép căn cứ theo điều 321 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi đánh bạc đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt về tội phạm nói trên.

    Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ, người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5-dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng-3 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tính chất chuyên nghiệp; Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên; Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 3-7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.

    Trường hợp hành vi đánh bạc của đối tượng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà chỉ là hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.

16 Trang 12345>»