Căn cứ Điều 7 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH thì “Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”
Theo đó, bạn là người đương nhiên được giữ ít nhất là một bản Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải quy định cụ thể tên Công ty sử dụng lao động và địa điểm làm việc; ngành nghề, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận ở nước ngoài. Đồng thời, phải quy định cụ thể điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ đối với người lao động như: Thời hạn hợp đồng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); hình thức trả lương; tiền làm thêm giờ; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ bảo hiểm; các chi phí đối với người lao động như tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ (nếu có)...
Căn cứ Điều 2 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH thì Đối tượng áp dụng là:
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Do đó, Công ty môi giới có công ty con có thể thực hiện ký hợp đồng thay công ty mẹ miễn sao công ty con có chức năng thỏa mãn điều kiện tại điều 2 Thông tư số 22/2013/TT-BLĐTBXH nêu trên.
Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.