Chào bạn!
Rất cảm ơn sự tín nhiệm của bạn đối với tôi. Trường hợp của bạn tôi xin trao đổi như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động và theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật.
b) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai; hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động".
Trường hợp người lao động nghiện ma túy bị sa thải mà bạn nêu theo tôi nghĩ cũng đã đầy đủ các yếu tố để sa thải nếu có đầy đủ các căn cứ và chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền đã nêu ở trên để làm căn cứ kỷ luật.
Nhưng trước khi sa thải Công ty bạn nên thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về thủ tục sa thải người lao động, trường hợp như bạn nêu tốt nhất Công ty bạn nên khuyên họ tự làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, như thế có vẻ đảm bảo cho cả hai bên hơn.
Chào bạn, chúc bạn thành công trong công việc.
Nếu có gì thắc mắc cụ thể bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi
LS Vũ Văn Toàn
Email: toanvuvan@gmail.com
Mobile: 0978994377.