Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Vũ Văn Toàn - toanvv

109 Trang «<18192021222324>»
  • Xem thêm     

    24/08/2020, 08:53:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Bạn có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, giữa đám đông người,…

    Với thông tin mà bạn cung cấp đến cho chúng tôi rằng bạn có hành vi lăng mạ người khác hay không, điều đó còn phụ thuộc vào khi Công an xã lập biên bản đối với bạn, thì việc bạn đã trả lời từ lăng mạ ra như thế nào, nếu như việc lăng mạ đó xác định được rằng đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm uy tín của công an xã như công an xã đã lập biên bản đối với bạn thì bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, khi bạn phải giải thích với công an xã không có từ ngữ thể hiện sự lăng mạ thì bạn sẽ không bị công an xã lập biên bản "với nội dung là lăng mạ, bôi xấu người khác”.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 08:43:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Hiện tại Ông bạn mất không để lại di chúc, do đó mảnh đất Ông nội bạn để lại sẽ thừa kế theo pháp luật căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015. Căn cứ xác định các cá nhân được hưởng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Vậy theo hàng thừa kế thứ nhất, những người được thừa kế trong gia đình sẽ là: những  người con của ông nội bạn bao gồm cả trai lẫn gái. Tuy nhiên bố bạn đã mất nên không trong diện được hưởng thừa kế. Tuy nhiên tại Điều 652 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Trường hợp bạn là cháu của ông nội là người thuộc hàng thừa kế của người con của bố bạn, do vậy nếu bố bạn đã chết thì mẹ bạn (nếu còn sống) và bạn sẽ được quyền hưởng tài sản mà họ được chia trong khối di sản mà ông để lại. 

    Như vậy, bố bạn và các chú bác là anh em của bố bạn được hưởng thừa kế trực tiếp từ ngôi nhà mà ông bạn để lại và bạn được hưởng thừa kế chuyển tiếp phần thửa đất đất ba bạn được hưởng từ di sản của ông bà. Bạn có thể tham khảo quy định trên để có phương án thỏa thuận về quyền lợi phù hợp với chú bác mình để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra trong gia đình.

    Trong trường hợp này, những người có quyền thừa kế có thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia  di sản theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 03:03:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn (trong đó có Công an xã) theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

    Khoản 2 Điều 120 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

    “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

    b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

    c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ”.

    Hành vi lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đến mức nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác.

    Theo Điều 121 Bộ luật Hình sự hiện hành, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    Phạm tội đối với người thi hành công vụ là tình tiết định khung tăng nặng, có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

    Ngoài trách nhiệm hình sự hoặc hành chính, người thực hiện hành vi lăng mạ còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

    Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 02:48:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp của bạn hỏi dựa trên cơ sở vay nợ thì theo quy định của pháp luật dân sự được xem là một loại hợp đồng vay tài sản, theo đó UBND xã và thôn được xác định là bên vay tiền nên buộc phải trả lại tiền vay. Mặc cho theo quy định của pháp luật UBND cấp xã không được phép vay tiền, nhưng về nguyên tắc giao dịch thì người cho vay đều có quyền đòi lại tài sản đã cho vay và khi vay dưới danh nghĩa UBND xã, nên giờ UBND xã phải có nghĩa vụ trả nợ.

    Dù Chủ tịch xã hay những người đứng ra vay trước đây không còn làm việc thì nghĩa vụ đó được kế thừa cho cán bộ của UBND xã hiện nay phải trả. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân làm sai có thể được xử lý theo quy định của pháp luật nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm thất thoát ngân sách, chi ngân sách sai gây thiệt hại.

    Hiện nay, với các khoản vay không được phép vay như thế này, việc thu chi không được hạch toán vào ngân sách nên nguồn chi trả nợ là hoàn toàn không có, do đó người cho vay đi đòi nợ rất khó khăn. Những năm qua cũng có nhiều người đi đòi tiền vay, đòi tiền nợ quán nhậu đã xảy ra... nhưng việc đòi nợ rất gian nan bởi các cơ quan này chỉ được chi trên cơ sở ngân sách được duyệt.

    Do đó, cơ sở khả dĩ nhất là phải khởi kiện ra tòa án để đòi trả nợ. Khi có bản án sẽ tiến hành yêu cầu thi hành án buộc cơ quan, đơn vị nợ tiền phải trả, nếu không đề nghị phải cưỡng chế, kê biên xử lý theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

    Những trường hợp này là khá hi hữu, nhưng thực sự nếu chỉ đi đòi tiền vay qua trường hợp của bạn là rất khó giải quyết, không có cơ quan nào có nguồn ngân sách để chi trả nợ cho những khoản vay không đúng, do đó lựa chọn khởi kiện ra tòa là giải pháp cần thiết để thu hồi nợ vay.

  • Xem thêm     

    23/08/2020, 11:27:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 132 Luật nhà ở năm 2014, bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc trường hợp: Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.

    Trong trường hợp của bạn, bên thuê nhà đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền thuê nhà là hơn 1,5 tháng. Vì vậy, dù hợp đồng thuê nhà còn thời hạn nhưng bên thuê đã không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận mới được 1,5 tháng chứ chưa được từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng. Do đó, bạn chưa được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và đòi lại nhà ở đang thuê trước thời hạn.

    Nếu bạn chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà (nếu đủ điều kiện không trả tiền thuê nhà từ 3 tháng trở lên) thì phải thông báo cho người thuê trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 482 BLDS 2015 quy định về việc trả lại tài sản thuê, trong đó yêu cầu: “Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận”. Khi hợp đồng thuê nhà đã quá hạn, gia đình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, ngoài ra phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả nhà ở nếu có thỏa thuận trong hợp đồng.

    Việc bên thuê nhà không chịu thanh lý hợp đồng khi hết hạn, vẫn tiếp tục để lại tài sản khi đã có thông báo của gia đình bạn là đã xâm phạm chỗ ở của người khác. Vì hợp đồng thuê nhà đã chấm dứt nên gia đình bạn có quyền trình báo ra công an phường nơi mình đang cư trú để nhờ công an giải quyết.

    Nếu việc trình báo với công an phường không mang lại hiệu quả và bạn muốn dọn đồ đạc của người thuê ra để lấy lại nhà thì bạn nên cẩn trọng với trường hợp người thuê khai khống số tài sản trong nhà và kiện ngược lại bạn đòi những tài sản không có thực. Do đó bạn cần có một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ghi nhận chi tiết, trung thực khách quan việc di chuyển, số lượng đồ đạc tài sản có trong căn nhà phòng ngừa trường hợp xảy ra tranh chấp không đáng có.

  • Xem thêm     

    23/08/2020, 11:14:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa một bên giao tài sản để bên kia sử dụng trong một khoảng thời gian và một bên trả tiền thuê. Trong đó, các vấn đề như giá thuê, chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại… đều do hai bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng.

    Bởi vậy, việc miễn giảm tiền thuê nhà cũng như đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên thuê nhà và bên cho thuê nhà.

    Ngược lại, nếu hai bên trước đó không có thỏa thuận, thì theo quy định tại Điều 132 Luật Nhà ở, các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trong các trường hợp sau:

    - Bên thuê không trả tiền thuê nhà từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    - Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không báo trước cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận…

    Đồng thời, Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định, một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

    - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;

    - Các bên có thỏa thuận;

    - Pháp luật có quy định.

    Tuy nhiên, Điều 351 Bộ luật Dân sự lại quy định, dù vi phạm nghĩa vụ nhưng nếu do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự.

    Theo đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự).

    Căn cứ quy định trên, cùng với tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 có thể coi là sự kiện bất khả kháng bởi các lý do sau đây:

    - Đây là sự kiện xảy ra khách quan;

    - Ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219, Bộ Y tế đã bổ sung Covid-19 vào danh sách các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đồng thời, ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc tại Quyết định số 447/QĐ-TTg;

    - Ngày 31/3/2020, Thủ tướng cũng ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg trong đó nhấn mạnh yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc.

    Theo đó, hàng loạt các ngành hàng, dịch vụ cũng như đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh này. Những thiệt hại này không thể lường trước được.

    Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn là người thuê nhà nên thu thập các bằng chứng cho thấy việc bản thân đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vì dịch bệnh mà không thể khắc phục được thiệt hại.

    Đồng thời, bạn cũng phải báo trước cho bên cho thuê về ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến tình hình kinh doanh từ đó đàm phán, đề xuất miễn giảm tiền thuê nhà và đạt được sự thỏa thuận, nhất trí của người cho thuê.

  • Xem thêm     

    20/08/2020, 06:18:31 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Về thẩm quyền trách nhiệm và nhiệm vụ của cấp xã khi thực hiện việc thu hồi đất để Doanh nghiệp xây dựng công trình thì UBND cấp xã có thẩm quyền phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Ngoài ra, UBND xã phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản

    Trường hợp bạn hỏi là trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh không thuộc các trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà chủ đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định.

    Việc chủ đầu tư và người sử dụng đất thỏa thuận sẽ thông qua các hình thức như nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 73 Luật đất đai; Điều 16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Khoản 15, khoản 50 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; Điều 4 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT

    Cụ thể, việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Quá trình tự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất được quy định tại Điều 4 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT.

  • Xem thêm     

    20/08/2020, 11:38:32 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp này xảy ra khi chủ sử dụng đất cố tình giấu diếm chuyện nhà đất đang bị thế chấp ngân hàng nhưng phía đối tác không biết. Để tránh rủi ro, bạn có thể kiểm tra nhà đất đang bị thế chấp hay không bằng những cách dưới đây:

    Kiểm tra thông tin Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà đất

    Khi có ý định giao dịch nhà đất đó, bạn cần yêu cầu bên chủ sử dụng đất cho xem Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà đất. Đối với tài sản đang thế chấp ngân hàng hợp pháp, bên nhận thế chấp giữ bản chính có dấu của cơ quan thẩm quyền và dòng chữ : “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng… theo hợp đồng số...” mặt số ba hay số bốn của Giấy chứng nhận. Nếu người bán muốn giấu thông tin thì họ sẽ đưa bản photo hoặc gỡ tờ đó ra. Tuy vậy, nếu tờ giấy có nửa dấu giáp lai hay vết kim bấm ở góc cạnh, ngôi nhà định mua có thể đang bị thế chấp.

    Kiểm tra thông tin ở cơ quan chức năng

    Bên cạnh những cách trên, để kiểm tra thông tin về nhà đất thế chấp, cũng có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai. Bản photo Giấy chứng nhận bên bán cung cấp có thể dùng kiểm tra về tình trạng của nhà đất có đang thế chấp hay không.

    Tra cứu thông tin tại phòng công chứng

    Với cách làm này, người mua trước hết phải yêu cầu người bán cung cấp bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (sổ đỏ/ sổ hồng). Sau đó, người mua đem bản photo này đến văn phòng công chứng để họ tra cứu thông tin xem nhà, đất đó có đang thế chấp ngân hàng hay không. Lưu ý, tùy vào quy định của mỗi văn phòng công chứng mà việc tra cứu này có thể được miễn phí hoặc mất phí.

    Kể cả khi đã xác minh được nhà đang thế chấp và ngân hàng cũng cho giao dịch, bạn vẫn cần tới sự hỗ trợ của văn phòng công chứng để tránh sơ hở trong giao dịch. Cụ thể, bạn nên mang tất cả những giấy tờ liên quan đến việc mua bán nhà đất ra phòng công chứng, nơi sẽ làm hợp đồng mua bán để được kiểm tra và tư vấn những rủi ro tiềm ẩn.

  • Xem thêm     

    19/08/2020, 09:19:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Cải tạo mặt bằng đất được giao của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là san gạt tạo mặt bằng nhằm đạt được cao độ phù hợp cho xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; cho canh tác, sản xuất, kinh doanh của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

    * Thẩm quyền:

    - Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.

    - Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.

    * Trường hợp đào đất, vận chuyển, đổ nơi khác:

    Phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản trong trường hợp việc khai thác đất là vật liệu xây dựng thông thường nhưng không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đào, hạ nền, cụ thể:

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010, thì “Người được giao sử dụng đất ở, đất nông nghiệp (là hộ gia đình, cá nhân)” được phép khai thác đất (là vật liệu xây dựng thông thường) để sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, nhưng chỉ sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó."

    * Thành phần hồ sơ nghiên cứu, tham khảo:

    + Đơn đề nghị cho phép san lấp, bồi đắp, nâng cao đất nông nghiệp để lập vườn và trồng cây hàng năm khác.

    + Phương án về san lấp đất (loại đất đắp, độ cao đắp đất, cam kết về môi trường, giao thông, thoát nước …).

    + Văn bản của Ủy ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận giải quyết.

    + Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (kèm bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

    + Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú.

    Trong trường hợp bạn hỏi, bạn có thể liên hệ với cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp tỉnh và cấp huyện để được hướng dẫn cụ thể hơn

  • Xem thêm     

    19/08/2020, 08:59:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với trường hợp của bạn, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh vấn đề này như: thế nào là sử dụng đất ổn định lâu dài trước năm 2004 hay trước năm 1993? Mượn đất, chiếm đoạt đất từ trước năm 2004 sử dụng đến nay có được coi là đất của mình hay không? Bạn có thể làm giấy chứng nhận sở hữu nhà đó được không (nhà người ta xây trên cơ sở có khung sườn sẵn).

    Theo quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật đất đai 2013, thông tin này đưa ra để được cấp giấy chứng nhận hợp pháp, chứng minh quyền sở hữu của cá nhân/ hộ gia đình trên đó cần xác minh nguồn gốc đất: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất…”, “…đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp…”. Theo đó, quy định đều nêu đất phải được sử dụng ổn định lâu dài và không có tranh chấp gì trên đất. Trên đất của bạn trước đây, bạn được cấp 01 nền nhà ở tuyến dân cư thuộc một huyện vùng biên giới. Nhưng vì mẹ già neo đơn nên bạn phải chuyển công tác về quê sống với mẹ. Tuy nhiên, Ngân hàng chính sách của huyện đó có gọi điện thoại, yêu cầu bạn thanh toán tiền nhà đất với khoảng 20 - 30 triệu gì đó vì nợ đã quá hạn

    Khi bạn liên hệ với cán bộ địa chính xã ( nơi quản lý tuyến dân cư) thì anh ấy cho hay nền nhà của bạn trước đây nay đã có người ở nhưng giấy tờ giao nhà đất vẫn còn tên của bạn.

    Do đó, có thể kết luận đây là tài sản vẫn thuộc quyền sử dụng sở hữu của bạn trường hợp người hác đang ở là chiếm giữ trái phép của người khác.

    Thủ tục để đòi lại nhà đất: bạn cần làm đơn lên UBND cấp xã hoặc quận, huyện để họ tiến hành hòa giải, nếu UBND đã đưa thông báo thu hồi nhà trả lại cho bạn mà họ vẫn ngoan cố không trả, bạn làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân. Theo quy định của pháp luật, người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác - tùy thuộc vào giá trị của tài sản bị chiếm giữ - có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định.

  • Xem thêm     

    17/08/2020, 09:24:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Không vấn đề gì. Câu hỏi đã được trả lời

  • Xem thêm     

    17/08/2020, 09:23:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Khi chủ sở hữu bán đất cho gia đình bạn có viết giấy tay cam kết sẽ mở hẻm cho gia đình bạn đi ( hẻm hiện tại ) đã có hiệu lực mặc dù không công chứng hoặc chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực cam kết đó

    Do đó, Gia đình bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã can thiệp bằng thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã không thành thì tranh chấp về lối đi chung bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

  • Xem thêm     

    17/08/2020, 09:15:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trường hợp này của bạn tại thời điểm gia đình bạn xây nhà, quy hoạch về dự án làm đường đã được công bố và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

    Đối với trường hợp này, khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố thì người sử dụng đất không được phép xây dựng mới nhà ở trên đất. Tức là việc gia đình bạn xây nhà ở khi đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà trong Giấy chứng nhận ghi rõ không công nhận toàn bộ DTSXD tầng 2 là 48,2 m2. Do đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 82, điểm a khoản 1 Điều 64, gia đình bạn sẽ không được bồi thường về căn nhà  này khi Nhà nước thu hồi đất.

  • Xem thêm     

    17/08/2020, 09:05:34 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

    - Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

    - Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Căn cứ theo quy định trên, nếu chồng bạn có hộ chiếu thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

    Ngoài ra, chồng bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ cần có giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam là đủ điều kiện về cư trú để được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, không yêu cầu phải có thời gian cư trú thực tế. Khi làm thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng và cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thì không bắt buộc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng điều kiện cư trú thực tế tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên mà chỉ cần có các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên là đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở. Đồng thời, không bắt buộc người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân mới được thực hiện việc nhận chuyển nhượng nhà ở tại Việt Nam. Khi thực hiện công chứng hoặc chứng thực các giao dịch về nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì không yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú và chứng minh thư nhân dân mà chỉ cần có hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài kèm theo Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận gốc Việt Nam và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định.

  • Xem thêm     

    17/08/2020, 01:35:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo Luật đất đai 2013, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những người sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Tại khoản 1 điều 186 Luật đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

    Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở 2014 là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể, họ phải có các giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo khoản 2 điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở 2014 như sau:

    “2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

    a. Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

    b. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quản quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

    Như vậy, Luật nhà ở 2014 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận quyền nhương quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. Những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và được Nhà nước công nhận.

    Nếu chồng bạn đã được phép nhập cảnh vào Việt Nam, đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở do mẹ ruột tặng cho, thì sẽ được sở hữu nhà ở, có các quyền của chủ sở hữu nhà ở trong đó có quyền được nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Việc tặng cho quyền sử dụng đất được tiến hành qua các bước sau:

    Bước 1: Hai bên đến văn phòng công chứng ký kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa 2 chị em ruột.

    Bước 2: Sau khi nộp thuế và lệ phí tại Chi cục thuế nơi có đất sẽ nộp hồ sơ xin đăng ký sang tên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện.

    Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, được hướng dẫn tại điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 15/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính gồm các loại giấy tờ sau:

    Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu số 10/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 15/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính;

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính và bản sao chứng thực);

    Bản sao hợp lệ đối với Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu các bên;

    Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng;

    Như vậy, trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất của mẹ cho con phải có Giấy khai sinh. các bên khi nộp thêm Giấy khai sinh và giấy tờ liên quan đến nhân thân để được miễn thuế thu nhập và lệ phí trước bạ theo quy định.

  • Xem thêm     

    15/08/2020, 09:26:59 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Lối đi qua có thể là phần đất thuộc sở hữu chung, sở hữu chung của cộng đồng hoặc sở hữu riêng của cá nhân. Đối với trường hợp lối đi chung thuộc quyền sở hữu chung, hoặc thuộc quyền sở hữu chung của cộng đồng thì gia đình bạn và các gia đình khác có thể sử dụng lối đi đó mà không chủ thể nào được quyền cản trở hay không cho đi qua. Trường hợp đất thuộc là lối đi chung thuộc quyền sở hữu riêng thì thực hiện theo quy định pháp luật dân sự Quyền về lối đi qua như bên dưới đây. Để xác định lối đi qua thuộc hình thức sở hữu nào, bạn có thể yêu cầu Phòng tài nguyên môi trường nơi có bất động sản kiểm tra hồ sơ địa chính.

    Chúng tôi xin tư vấn cho bạn trong trường hợp phần đất là lối đi chung được xác định là thuộc sở hữu riêng như sau:

    Quyền về lối đi chung đã được quy định trong BLDS 2015 như sau:

    “Điều 254. Quyền về lối đi qua

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Theo đó, gia đình bạn và các gia đình khác có đất đai phía bên trong mảnh đất của gia đình hàng xóm thì có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm đó dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ, và phải có sự đền bù thích hợp cho gia đình hàng xóm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Gia đình hàng xóm dành lối đi cần thiết cho gia đình bạn và các gia đình khác.

    Thì để giải quyết được vấn đề của bạn, bạn cần phải xác định một số vấn đề sau để xác định là gia đình của mình có quyền về lối đi chung với phần đất của gia đình hàng xóm hay không:

    Thứ nhất, gia đình hàng xóm đó là chủ sở hữu của phần đất là đường đi chung hay không?

    Thứ hai, khi gia đình hàng xóm mở đường đi chung trên đất của họ, thì gia đình bạn và các hộ gia đình cùng sử dụng đường đi chung đó có đền bù cho gia đình hàng xóm không? Hoặc các bên có thỏa thuận gì khác không?

    Do bạn không nắm rõ gia đình hàng xóm đó có sổ đỏ với phần đất đó hay không, và các bên có thỏa thuận gì về vấn đề đền bù hay không nên chúng tôi không thể kết luận về tính hợp pháp của hành vi không cho đi trên phần đất là lối đi chung của gia đình đó. Nên bạn cần phải xác định lại thông tin chính xác để kết luận.

    Tuy nhiên, nếu bạn xác định được hai vấn đề trên, trong đó phần đất là đường đi chung đó thuộc quyền sở hữu của gia đình hàng xóm và trước đó, gia đình bạn và các gia đình khác đã có sự đền bù cho gia đình hàng xóm hoặc thỏa thuận khác thì quyền về lối đi chung được xác lập với mảnh đất của gia đình bạn.

    Và quyền đối với đường đi chung này chỉ bị chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại BLDS 2015 như sau:

    “Điều 256. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

    2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

    3. Theo thỏa thuận của các bên.

    4. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

    Tức là gia đình hàng xóm muốn rào lại phần đất là lối đi chung chỉ khi được gia đình bạn và các gia đình khác đồng ý.

    Như vậy là gia đình hàng xóm không cho đi trên lối đi chung là không đúng pháp luật. Gia đình bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã can thiệp bằng thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã không thành thì tranh chấp về lối đi chung sẽ do TAND nơi có bất động sản giải quyết.

  • Xem thêm     

    15/08/2020, 09:20:31 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong cuộc sống, việc vay tiền nhưng không có giấy tờ thường xảy ra với những người có quan hệ thân thiết trong gia đình. Chẳng hạn như những người họ hàng, bạn bè thân nên đa phần, họ “ngại” việc thể hiện trên giấy tờ.

    Thế nhưng, luật pháp cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi những người cho vay không có giấy tờ chứng minh. Cụ thể như sau:

    Hợp đồng có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành đồng. Nói vậy có nghĩa là việc không có giấy tờ chứng minh nhưng việc xác minh hợp đồng vay trên cơ sở bằng miệng vẫn phát sinh quan hệ vay mượn tài sản. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Bởi vậy, việc vay tiền vẫn có hiệu lực pháp lý nhưng không nhất thiết phải bằng văn bản. Tuy nhiên, việc chứng minh đã từng hình thành một hợp đồng vay tài sản bằng miệng đôi khi vẫn khó xảy ra trên thực tế. Bởi tòa án vẫn ưu tiên việc chứng minh bằng những giấy tờ, bằng chứng xác thực.

    Việc của bên vay tiền lúc này là bằng mọi cách phải chứng minh được đã từng tồn tại quan hệ vay tiền đó bằng ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác…Tất  cả những điều này có thể làm căn cứ nếu xảy ra tranh chấp trước tòa.

    Theo thông tin của bạn, bạn đã vay tiền của người khác giờ không còn khả năng thanh toán nợ chứ không phải ngay từ đầu đã cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó bạn sẽ không bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Nếu bạn vay mượn tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả, cố tình lẩn trốn trốn tránh trách nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này bạn co thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    ...”

    Trường hợp người bạn vay mượn, trong quá trình làm ăn thua lỗ hoặc chi tiêu cuộc sống nhưng hiện không có khả năng chi trả thì không có dấu hiệu hình sự mà chỉ được xác định là quan hệ vay mượn dân sự.

  • Xem thêm     

    15/08/2020, 09:06:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Hiện tại, theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 không có quy định xử lý về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, do em bạn mua về cho một nhóm người sử dụng nên cần lưu ý các hành vi phạm tội có thể phạm phải như sau:

    Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

    d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    đ) Đối với người đang cai nghiện;

    e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Trường hợp em bạn mua ma túy với số lượng đủ để cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 250 – Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

    Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

    1.Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

    c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

  • Xem thêm     

    15/08/2020, 08:57:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin mà bạn cung cấp mảnh đất 859,5mm2 được cấp cho hộ gia đình bố bạn, do bố bạn đứng tên chủ hộ. Tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về Hộ gia đình sử dụng đất như sau:

    “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”

    Như vậy, theo quy định của pháp luật đất đai đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên có quan hệ huyết thống, có tên trong sổ hộ khẩu vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận sẽ cùng là chủ sở hữu với mảnh đất này. Bạn cần xem xét xem thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ) xem những ai có tên trong Sổ hộ khẩu cùng với bố bạn bạn hay không. Nếu những ai có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp đất thì cùng là chủ sở hữu với các thành viên khác. Các thành viên có chung quyền sử dụng đất có quyền ngang nhau khi quyết định đối với tài sản chung, vì vậy phần quyền sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên.

    Nay bố bạn mất, phần quyền của bố bạn trở thành di sản thừa kế. Khi bố bạn mất phần đất này sẽ là di sản thừa kế của những người được hưởng thừa kế, do đó nếu người chị gái cả đòi đứng tên trên Giấy CNQSDĐ mà  không cho mẹ và các chị em bạn hưởng di sản là trái quy định của pháp luật.

    Do đất được cấp cho hộ gia đình do đó bố bạn không phải là chủ sở hữu riêng của mảnh đất, khi bố bạn mất một phần đất thuộc sở hữu của bố bạn trong tổng diện tích 859,5 m2 sẽ trở thành di sản thừa kế. Do bố bạn mất không để lại di chúc nên tài sản này sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Điều 651 Bô Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

    Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

    “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản của bố bạn, bao gồm:  vợ(mẹ bạn), cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Cụ thể là các con của ông bà. Do đó, bạn, mẹ bạn và các chị em gái là một trong những người thừa kế và được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của năm chị em và mẹ bạn phải được lập thành văn bản. Trường hợp mà bạn nêu ở trên thì người chị cả muốn đứng trrn trên Giấy CNQSDĐ, tuy nhiên người này cũng không muốn thanh toán cho những đồng thừa kế còn lại số di sản mà họ đáng được hưởng. Như vậy, bạn và các chị em của bạn nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cho rõ ràng lại phần di sản này. Do tinh thần của Bộ luật dân sự chính là sự thỏa thuận, nên sự thỏa thuận giữa các đương sự đương sự với nhau luôn được pháp luật ưu tiên (trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật).

    Như vậy, với thông tin bạn cung cấp, nếu người chị của bạn không đồng ý ký vào thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định mà muốn đòi tất cả di sản của bố bạn để lại thì bạn và những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú để yêu cầu chia di sản thừa kế.

  • Xem thêm     

    14/08/2020, 04:11:18 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định tại khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, 2 trường hợp mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng viết tay không có công chứng, chứng thực vẫn được đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bao gồm:

    54. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 như sau:

    “1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

    a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

    b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

    c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”

    Trong trường hợp này khi ông T làm thủ tục xin cấp GCN lần đầu đối với 26m2 có nguồn gốc nhận chuyển quyền từ nhà bà TH thì không phải nộp giấy tờ về việc chuyển quyền giữa 2 hộ gia đình

109 Trang «<18192021222324>»