Không vay tiền nhưng bị kiện là vay tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #554935 14/08/2020

    Behien10082001

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Không vay tiền nhưng bị kiện là vay tiền?

    Trong lúc tôi đang gặp khó khăn, và tôi có kể với một người bạn thân khó khăn của tôi, và bạn ấy tự động chuyển cho tôi một số tiền là 13 triệu đồng. Nhưng tôi không hề vay mượn. Sau đó vài ngày thì bạn với nói với tôi là cho vay. Hiện tại tôi không có khả năng chi trả số tiền đó và bạn đó đòi kiện thì tôi bị tội gì?

     
    1274 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Behien10082001 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #554984   15/08/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong cuộc sống, việc vay tiền nhưng không có giấy tờ thường xảy ra với những người có quan hệ thân thiết trong gia đình. Chẳng hạn như những người họ hàng, bạn bè thân nên đa phần, họ “ngại” việc thể hiện trên giấy tờ.

    Thế nhưng, luật pháp cũng có những quy định bảo vệ quyền lợi những người cho vay không có giấy tờ chứng minh. Cụ thể như sau:

    Hợp đồng có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành đồng. Nói vậy có nghĩa là việc không có giấy tờ chứng minh nhưng việc xác minh hợp đồng vay trên cơ sở bằng miệng vẫn phát sinh quan hệ vay mượn tài sản. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Bởi vậy, việc vay tiền vẫn có hiệu lực pháp lý nhưng không nhất thiết phải bằng văn bản. Tuy nhiên, việc chứng minh đã từng hình thành một hợp đồng vay tài sản bằng miệng đôi khi vẫn khó xảy ra trên thực tế. Bởi tòa án vẫn ưu tiên việc chứng minh bằng những giấy tờ, bằng chứng xác thực.

    Việc của bên vay tiền lúc này là bằng mọi cách phải chứng minh được đã từng tồn tại quan hệ vay tiền đó bằng ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác…Tất  cả những điều này có thể làm căn cứ nếu xảy ra tranh chấp trước tòa.

    Theo thông tin của bạn, bạn đã vay tiền của người khác giờ không còn khả năng thanh toán nợ chứ không phải ngay từ đầu đã cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó bạn sẽ không bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Nếu bạn vay mượn tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả mặc dù có điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả, cố tình lẩn trốn trốn tránh trách nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này bạn co thể bị truy cứu trách nhiệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    ...”

    Trường hợp người bạn vay mượn, trong quá trình làm ăn thua lỗ hoặc chi tiêu cuộc sống nhưng hiện không có khả năng chi trả thì không có dấu hiệu hình sự mà chỉ được xác định là quan hệ vay mượn dân sự.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/08/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.