Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<10111213141516>»
  • Xem thêm     

    28/06/2020, 06:25:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013:

    “Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

    …”

    Theo Điều 2 Quyết Định 959/QĐ – BHXH quy định việc chốt sổ BHXH là: “Chốt sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị.”

    Trong trường hợp trên của bạn, sau khi chấm dứt HĐLĐ thì trong thời hạn 3 tháng bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hiện nếu đã quá thời hạn trên vậy bạn không thể thực hiện nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Vì vậy, nếu bạn không được giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp do sự chậm trễ của công ty, thì bạn có quyền khởi kiện công ty yêu cầu bồi thường thiệt hại tương ứng với số tiền bảo hiểm thất nghiệp lẽ ra bạn được nhận. Ngoài ra, nếu bạn không được BHXH giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian trước đây bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu, để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau này.

  • Xem thêm     

    28/06/2020, 06:19:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo QĐ điều động của UBND huyện Bắc Bình có ghi: Trường hợp không xét điều động cụ thể như sau: Có vợ hoặc chồng đang công tác tại vùng miền núi, vùng sâu vùng sa,,,Như vậy bạn có vợ đang công tác tại vùng sâu vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì không bị xét điều động.

  • Xem thêm     

    28/06/2020, 06:08:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường:

    “1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

    Điều 106 BLLĐ 2012 quy định về làm thêm giờ:

    “1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

    ....”

    Điều 110 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ hằng tuần:

    “1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”

    Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 48h/ tuần và một tuần người lao động phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trường hợp làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được xác định là làm thêm giờ và được chi trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 BLLĐ 2012: “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: ... b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.”

    Vậy, nếu đơn vị bạn buộc anh phải làm việc quá với quy định ở trên thì bạn hoặc những người khác có quyền yêu cầu hoặc có thể kiến nghị với đơn vị để được giải quyết quyền lợi thỏa đáng.

  • Xem thêm     

    28/06/2020, 05:34:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đối với trường hợp Công ty cũ nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ - BNN thì cơ quan BHXH sẽ xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ - BNN.

    Sau khi thu hồi được số tiền Công ty còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH. Trường hợp của bạn nghỉ việc tại công ty cũ đã được chốt ghi thời gian tham gia do đơn vị nợ tiền BHXH là đúng theo quy định.

    Trường hợp của bạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà muốn hưởng trợ cấp một lần. Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ (có thời gian bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên) nhưng công ty nợ bảo hiểm xã hội thì có hướng giải quyết như sau:

    Bạn có văn bản yêu cầu Giám đốc công ty làm công văn gửi BHXH cam kết đóng BHXH còn nợ và xin ưu tiên đóng bù phần BHXH còn thiếu cho người lao động. Nếu như trong trường hợp Công ty không làm công văn và kiên quyết không đóng thì bạn yêu cầu công ty trả lời rõ ràng bằng văn bản về việc không đóng BHXH, đồng thời làm đơn gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi Công ty có trụ sở yêu cầu họ giải quyết tranh chấp. Nếu do lỗi của công ty không chịu thanh toán nợ BHXH và chốt sổ mà quá thời hạn cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện nơi công ty có trụ sở để đòi bồi thường.

  • Xem thêm     

    22/06/2020, 02:21:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012​ quy định về thời gian thử việc như sau :

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Nhân viên lái xe hạng 16 chỗ thì không có liên quan gì đến bằng trung cấp hay cao đẳng hoặc bằng cử nhân ở đây. Tuy nhiên công việc lái xe 16 chỗ có thể xếp vào nhóm “nhân viên nghiệp vụ” và thử việc 30 ngày. Như vậy trường hợp của bạn là công việc lái xe 16 chỗ mà ký hợp đồng thử việc 02 tháng là trái với quy định ở trên, do đó công ty bạn đã vi phạm về thời gian thử việc của nhân viên.

  • Xem thêm     

    21/06/2020, 10:27:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về vấn đề này, luật sư tư vấn giải đáp như sau:

    Theo hướng dẫn tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg thì những đối tượng sau đây sẽ được nhận hỗ trợ:

    1. Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương

    Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

    - Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020.

    - Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

    - Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

    Như vậy theo quy định pháp luật thì người lao động phải được trả tiền hỗ trợ dịch bệnh Covid 19 trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính thì có thể được trả hỗ trợ không đúng hạn nhưng không được chậm quá 1 tháng, trong trường hợp này người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.

    Trong trường hợp của bạn, nếu công ty đã lĩnh tiền trợ cấp Covid 19 từ nhà nước mà vẫn chưa trả tiền hỗ trợ cho bạn nghĩa là công ty đã vi phạm nguyên tắc trả theo quy định pháp luật. Để đòi lại được tiền hỗ trợ bạn có thể làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty hoặc công đoàn cơ sở về việc công ty không trả lương đầy đủ để ban công đoàn cơ sở xem xét lại hành vi của công ty bạn. Nếu không nhận được kết quả giải quyết hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền yêu cầu khiếu nại lên thanh tra phòng lao động thương binh và xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện/quận nơi công ty có trụ sở về vấn đề công ty không trả tiền hỗ trợ đầy đủ.

  • Xem thêm     

    21/06/2020, 10:08:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về vấn đề của bạn, luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định của pháp luật tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng chế độ thai như sau:

    :1.  Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2.  Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3.  Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4.  Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

    Chiểu theo quy định trên thì điều kiện để lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên nhưng phải trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

    Đối chiếu với trường hợp của bạn, bắt đầu đóng bảo hiểm 11/2019 nhưng đến tháng 2-3-4 thì Công ty nghỉ dịch covit-19 nên không cho đóng bảo hiểm nghỉ việc! Bạn bắt đầu đóng lại tháng 5,6 và 7 nhưng bạn dự sinh 30/7 thì liệu còn thiếu 2 ngày là đủ 6 tháng nên bạn sẽ không được hưởng tiền trợ cấp thai sản theo quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    21/06/2020, 09:56:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo Luật viên chức năm 2010 có hai phương thức để viên chức đang làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập này, muốn thay đổi nơi làm việc, sang làm việc ở một đơn vị sự nghiệp công lập khác là:

    - Thôi việc theo nguyện vọng, chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị sự nghiệp này, rồi thi tuyển vào đơn vị sự nghiệp khác. Nếu trúng tuyển thì được ký kết hợp đồng làm việc.

    - Xin chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị sự nghiệp khác. Được đơn vị đang làm việc đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc. Được đơn vị nơi chuyển đến đồng ý tiếp nhận theo hình thức xét tuyển, hoặc xét tuyển đặc cách và ký kết hợp đồng làm việc.

    Trong trường hợp này, bạn có thể trình bày lý do thỏa thuận với thủ trưởng đơn vị xin chấm dứt hợp đồng lao động hoặc căn cứ theo khoản 5 Điều 29 luật viên chức năm 2010 quy định thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với lý do: “Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng”. Sau đó, dựa vào hai phương thức trên để tiến hành thay đổi, chuyển sang làm việc ở một đơn vị, sự nghiệp khác.

  • Xem thêm     

    18/06/2020, 10:21:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc thì người lao động được hưởng những chế độ sau:

    Người lao động được người sử dụng lao động trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị và được công ty cùng với cơ quan bảo hiểm thanh toán các chi phí điều trị.

    Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

    “1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

    Theo quy định này, công ty sẽ cùng với tổ chức bảo hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản chi phí trong quá trình điều trị của người lao động không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả.

    Ngoài ra, trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị chấn thương người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương châm dứt hợp đồng trong thời gian người lao động đang điều trị.

    Do bạn đã tham gia bảo hiểm nên bạn được hưởng quyền lợi theo điều 145 Bộ luật lao động năm  2012: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”.

    Theo quy định cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng  cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của người lao động. Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, còn trường hợp của người lao động chỉ bị suy giảm khả năng lao động từ 20% như bạn nêu thì không được trợ cấp hàng tháng này.

    Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì áp dụng quy định tại khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012: “ Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

    Nếu trong biên bản ghi nhận tai nạn xảy ra không phải do lỗi của người lao động thì áp dụng khoản 3 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 :

    “Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”

    Như vậy, trường hợp tai nạn lao động của người lao động thì họ sẽ được hưởng quyền lợi sau: được  công ty cùng với tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả các khoản điều trị do tai nạn lao động; trong thời gian điều trị đó công ty vẫn phải trả lương đầy đủ theo tháng cho bạn; bạn sẽ được tổ chức bảo hiểm trợ cấp hàng tháng với mức hỗ trợ cụ tính theo mức suy giảm sức lao động và mức lương hàng tháng của bạn trước đó. Việc BHXH yêu cầu hoàn trả lại số tiền hưởng chế độ ốm đau thì mới được trợ cấp tai nạn là không đúng với quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    16/06/2020, 11:33:15 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Khoản 1đ và Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với quân nhân bao gồm:

    - Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài...;

    - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

    - Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

    Như vậy, theo quy định này thì trường hợp quân nhân nằm viện mà không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên hoặc thời gian này quân nhân được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì sẽ không được hưởng phụ cấp công vụ. Bạn là quân nhân đi viện chữa bệnh 20 ngày, toàn bộ chi phí chữa bệnh bảo hiểm chi trả trong khi đó bạn vẫn nhận lương tại đơn vị thì thời gian nằm viện bạn vẫn được hưởng phụ cấp công vụ.

  • Xem thêm     

    15/06/2020, 04:45:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

    Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

    - Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.

    - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

    - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

    Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định: Người lao động đang đóng BHTN là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH xác nhận.

    Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

    Trường hợp của bạn đóng BHTN được 3 tháng thì chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    14/06/2020, 10:22:17 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Câu hỏi đã được trả lời đâu đó rồi!

  • Xem thêm     

    14/06/2020, 10:21:02 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013:

    Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

    “1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

    …”

    Theo Điều 2 Quyết Định 959/QĐ – BHXH quy định việc chốt sổ BHXH là: “Chốt sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị.”

    Trong trường hợp trên của bạn, sau khi chấm dứt HĐLĐ thì trong thời hạn 3 tháng bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hiện tại đã quá thời hạn trên vậy bạn không thể thực hiện nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hiện tại bạn muốn gia hạn thời gian nghỉ việc để có thể được hưởng trợ cấp, điều này cũng không khả thi vì Công ty bạn đã thực hiện việc chốt sổ BHXH từ cùng thời điểm ban hành quyết định cho nghỉ việc, việc chốt sổ BHXH được thực hiện khi chấm dứt HĐLĐ, dừng đóng BHXH đối với người lao động.Tuy nhiên, nếu hời điểm chốt sổ BHXH có sau thời gian dài khi ban hành Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động thì bạn đề nghị Công ty sửa đổi bổ sung Quyết định chấm dứt HĐLĐ phù hợp với thời gian chốt sổ BHXH thì có thể đủ thời hạn 3 tháng để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    14/06/2020, 10:08:25 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

    “Điều 48. Trợ cấp thôi việc:1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

    Theo quy định trên, trường hợp bạn là người lao động có đơn xin thôi việc mà người sử dụng lao động đồng ý hoặc người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đúng luật thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.

    Tuy nhiên trường hợp của bạn khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động và nghỉ liền không theo qui định thì thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi đó tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

    “1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

    Căn cứ theo các quy định nêu trên thì bạn đã đã có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó bạn sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật lao động.

  • Xem thêm     

    14/06/2020, 09:58:42 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Và cũng không có quy định nào của pháp luật về việc lương chính đến bao nhiêu thì không được hưởng tiền lương làm thêm giờ nên việc công ty không trả tiền lương làm thêm giờ cho bạn là trái quy định của pháp luật.

    Do đó, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi lên ban lãnh đạo công ty yêu cầu họ giải thích và giải quyết việc thanh toán tiền lương làm thêm giờ. Nếu công ty không trả lời thì chị có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi công ty có trụ sở.

  • Xem thêm     

    11/06/2020, 05:22:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về trợ cấp thôi việc. Cụ thể:

    Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động:

    Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

    1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

    ...

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

    a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

    Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì việc chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 36) hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật - tức báo trước cho đơn vị 45 ngày làm việc trước khi nghỉ việc (hợp đồng không xác định thời hạn) hoặc 30 ngày làm việc nếu một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động và làm việc thường xuyên cho đơn vị từ 12 tháng trở lên thì đều đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (nhưng việc hưởng trợ cấp này phải trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp - kể từ thời điểm tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được thanh toán trợ cấp thôi việc nữa).

    Trường hợp của bạn nên thương lượng với Công ty để họ chi trả trợ cấp thôi việc cho mình, nếu Công ty không chi trả cũng rất khó để đòi quyền lợi của mình vì có thể thấy tranh chấp lao động giữa bạn và công ty là tranh chấp lao động cá nhân với công ty là đã hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động:

    “1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

    2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

    Theo quy định của pháp luật, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Khi hết thời hiệu khởi kiện Toà án sẽ không thụ lý giải quyết vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Như vậy đối với trường hợp của bạn, việc Tòa án sẽ không giải quyết sự việc của bạn do hết thời hiệu.

  • Xem thêm     

    11/06/2020, 05:04:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Lao động nữ sinh con;

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Theo quy định trên, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh. Như vậy bạn đã đóng BHXH từ 11/2019 đến nay thì đã được đủ hơn 6 tháng thì đã đủ thừa điều kiện hưởng trợ cấp thai sản như quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    10/06/2020, 09:50:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì:

    “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.”

    Khoản 1, Điều 15, Nghị định này lại quy định:

    “1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại”

    Theo đó, nếu bạn thấy những quyết định, hành vi của công ty nơi bạn làm việc là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có thể gửi khiếu nại lần đầu đến công ty yêu cầu giải quyết khiếu nại. Nếu công ty không giải quyết được trong thời hạn 07 ngày hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 Điều 15, Nghị định 24/2018/NĐ-CP:

    “2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:

    3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.”

    Như vậy, theo quy định này, bạn có thể thực hiện khiếu nại hành vi, quyết định của công ty nếu Công ty giải quyết không thỏa đáng như bạn nêu thì bạn có thể tiếp tục Chánh Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và

    Vì em ở Hà Nội mà trụ sở Công ty lại ở Tp. HCM nên bắt buộc bạn phải gửi đơn khiếu nại qua đường bưu điện thì bạn phải gửi Chánh thanh tra của sở LĐTBXH. Bạn có thể liên hệ với cơ quan qua điện thoại để biết trước nhé

    Trong trường hợp muốn nhờ Luật sư tư vấn và khởi kiện ra toà để bảo vệ quyền lợi cho bạn (nếu có) ở Tp. HCM thì phải liên hệ trực tiếp hoặc qua điện thoại với luật sư để được tư vấn một cách cụ thể nhất nhé.

  • Xem thêm     

    10/06/2020, 09:04:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 10 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định thông báo nghỉ hưu như sau:

    “Điều 10. Thông báo nghỉ hưu.

    Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để công chức biết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chuẩn bị người thay thế.”

    Như vậy, nếu bạn là công chức thì trước 6 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức của bạn phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho bạn biết về thời gian nghỉ hưu của mình. Tuy nhiên, ngày 03/6/2020 bạn nhận được Thông báo nghỉ hưu của Bí thư Huyện ủy ký ban hành ngày 01/6/2020 thời gia được nghỉ hưu từ 01/12/2020.  Việc Thông báo thiếu vài ngày là không đúng theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP vì không đủ thời gian trước 6 tháng. Tuy nhiên, chỉ thiếu vài ngày thì cũng không phải là vấn đề quá quan trọng trong trường hợp này và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn khi nghỉ hưu.

  • Xem thêm     

    10/06/2020, 08:53:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 1/1/1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

    “9. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, công an, cơ yếu trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:

    a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

    b) Điểm a, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg  ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

    c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

    d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây được gọi tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg);

    đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;

    e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độđối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

    g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.”

    Sau đó, Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLADTBXH được ban hành ngày 14/9/2007 quy định tại điểm a, Khoản 4, mục IV quy định:

    “Hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ có thời hạn rồi xuất ngũ ngay thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội ứng với thời gian phục vụ tại ngũ để tính hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, hoặc bảo lưu trên sổ bảo hiểm xã hội chỉ tính từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (từ tháng 01/2007 trở đi)”

    Căn cứ quy định nêu trên, hiện nay pháp luật chỉ có quy định chế độ giải quyết đối với các trường hợp xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 và từ tháng  01/2007 trở đi. Còn đối với trường hợp của anh theo trình bày, anh xuất ngũ ngày 15/12/1993 thì thuộc đối tượng được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi công tác..

47 Trang «<10111213141516>»