Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
Điều 106 BLLĐ 2012 quy định về làm thêm giờ:
“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
....”
Điều 110 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ hằng tuần:
“1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”
Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 48h/ tuần và một tuần người lao động phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trường hợp làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được xác định là làm thêm giờ và được chi trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 BLLĐ 2012: “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: ... b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.”
Vậy, nếu đơn vị bạn buộc anh phải làm việc quá với quy định ở trên thì bạn hoặc những người khác có quyền yêu cầu hoặc có thể kiến nghị với đơn vị để được giải quyết quyền lợi thỏa đáng.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;