Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<11121314151617>»
  • Xem thêm     

    10/06/2020, 08:42:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Điều 90 Bộ luật Lao động 2012 quy định về vấn đề tiền lương như sau:

    “1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

    Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

    …”.

    Tiền lương do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, mức tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, do đó hai bên có thể tự thỏa thuận về mức tiền lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp trong hợp đồng không ghi mức lương thì mức lương thực nhận của người lao động ít nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu. Do đó, Công ty bạn có thể áp dụng lương thỏa thuận thấp hơn mức lương hiện tại với người lao động  nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, khi thực hiện BHXH sẽ xử lý bằng việc sửa đổi hợp đồng và áp dụng mức lương đóng BHXH theo thực tế.

  • Xem thêm     

    09/06/2020, 11:06:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn có nói rằng, ngày 12/03/2020 có gửi đơn xin thôi việc đến công ty đang làm việc vì lý do: việc gia đình nên tôi không thể tiếp tục làm việc. Tuy nhiên đến ngày 18/03/2020 bạn có làm đơn xin rút đơn xin thôi việc. Nếu ban lãnh đạo không cho bạn rút đơn xin thôi việc thì đây là một sự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012. Trường hợp này là bạn chủ động xin thôi việc trước không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nhìn chung, trong những trường hợp bạn nộp đơn xin nghỉ việc rồi muốn rút lại, sẽ có hai khả năng xảy ra:

    1. Công ty đã tìm được người khác thay vào vị trí đó. Trường hợp này thì việc rút lại đơn nghỉ việc của bạn khá khó và phức tạp, và hầu như là không khả thi. Vì lúc đó sự việc liên quan đến tình hình nhân sự của công ty chứ không còn là quan hệ tình cảm giữa công ty và nhân viên.

    2. Công ty chưa tìm được người khác thay thế. Lúc này bạn có thể trực tiếp gặp người mình đã nộp đơn để xin rút lại, hoặc làm đơn xin tiếp tục làm việc. Về thủ tục, cả hai cách này đều như nhau. Trong tình huống này, việc bạn được tiếp tục làm việc hay không tùy thuộc vào nhu cầu “giữ chân” của doanh nghiệp.

    Thực ra, việc làm này của bạn cũng bình thường, không có gì cần “ngần ngại” lắm. Việc một nhân viên muốn quay lại làm việc cho công ty, và vẫn chứng tỏ được sự quan tâm, tha thiết với công việc và công ty là một điều tốt.

    Điều quan trọng ở đây là bạn phải chứng tỏ được bạn ở lại là vì thực sự còn yêu quý và muốn gắn bó lâu dài với công ty. Trong khi trình bày mong muốn ở lại của mình, bạn phải thật sự thành thật. Phải nói rõ và chính xác các vướng mắc thực sự của bạn, khi đó mới mong bạn và phía công ty tìm được cách giải quyết tận gốc vấn đề, từ đó việc ở lại của bạn được bền vững hơn. Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    07/06/2020, 09:39:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về việc bạn có bị chậm tăng lương vì sinh con thứ 3 như trong thư bạn trình bày, chúng tôi xin được tư vấn như sau: Hiện nay Nhà nước không có quy định về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3.

    Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức còn phụ thuộc vào nội quy, quy chế làm việc của từng cơ quan, đơn vị.

    Do đó, mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể, nhưng tùy thuộc vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đang làm việc, có thể bị xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

    Vì vậy, bạn cần xem xét mức xử lý đối với vợ chồng bạn có nằm trong quy định, quy chế của nhà trường hoặc UBND huyện hay không.

  • Xem thêm     

    07/06/2020, 09:36:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2012 về tiền lương ngừng việc quy định:

    “Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

    1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

    2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

    3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

    Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 98, bộ Luật Lao động quy định trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác nhau như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì tiền lương ngừng việc do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định. Trong trường hợp trên, nghỉ do dịch Covid 19 có thể coi là nghỉ việc do dịch bệnh nguy hiểm nên việc trả lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Ngoài ra, Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020, người lao động có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để được nhận hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện như sau:

    - Phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên với lý do là các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi  dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương.

    - Bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc do ảnh hưởng của Covid-19 (những trường hợp không phải lý do này không được chấp nhận) nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Những trường hợp thuộc diện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không được hỗ trợ.

    Bạn nên xem xét các điều kiện ở trên để xem Công ty bạn có thực hiện đúng quy định không nhé.

  • Xem thêm     

    07/06/2020, 09:26:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013:

    “Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

    …”

    Theo Điều 2 Quyết Định 959/QĐ – BHXH quy định việc chốt sổ BHXH là: “Chốt sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị.”

    Trong trường hợp trên của bạn, sau khi chấm dứt HĐLĐ thì trong thời hạn 3 tháng bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hiện tại đã quá thời hạn trên vậy bạn không thể thực hiện nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Vì vậy, nếu bạn không được giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp do sự chậm trễ của công ty, thì bạn có quyền khởi kiện công ty yêu cầu bồi thường thiệt hại tương ứng với số tiền bảo hiểm thất nghiệp lẽ ra bạn được nhận. Ngoài ra, nếu bạn không được BHXH giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian trước đây bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu, để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau này.

  • Xem thêm     

    31/05/2020, 04:23:30 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn đã được tư vấn. Tuy nhiên, vấn đề bạn hỏi còn rất nhiều vướng mắc và phức tạp để giải đáp. Do đó, nếu bạn có còn thắc mắc hoặc có vấn đề pháp lý nào chưa hiểu khác cần tư vấn thì bạn hãy liên lạc trực tiếp để gặp luật sư tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    31/05/2020, 04:06:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

    Trên cơ sở này, trong một số trường hợp, những người tham gia BHXH khi có yêu cầu sẽ được giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần.

    Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

    “Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

    c) Ra nước ngoài để định cư;

    d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 thì “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”

    Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người lao động có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần:

    - Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Trường hợp này có thể lãnh tiền bảo hiểm xã hội luôn mà không cần đợi 1 năm);

    - Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc. (Trường hợp này bắt buộc phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc mới có thể thể lãnh tiền BHXH);

    - Ra nước ngoài định cư;

    - Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ Y tế quy định. (Trường hợp này không phân biệt thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu lâu, và cũng tương tự như trường hợp đầu tiên, có thể lãnh BHXH 1 lần luôn mà không cần đợi 1 năm).

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

    […]

    2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

    Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội được chia ra làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

    - Trước năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 1,5 x Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014;

    - Sau năm 2014: Số tiền bảo hiểm nhận được = 2  x Bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở về sau.

    3. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm xã hội 1 lần

    Căn cứ vào Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 20 Quyết định số 636/QĐ-BHXH về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thì hồ sơ rút BHXH bao gồm:

    - Sổ bảo hiểm xã hội bản chính;

    - Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu 14-HSB);

    - CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu.

    Ngoài ra, đối với người ra nước ngoài định cư cần có thêm một trong các loại giấy tờ như:

    - Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

    - Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

    - Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;

    - Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

    Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì nộp kèm theo trích sao hồ sơ bệnh án

    Người lao động nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần tại  cơ quan BHXH cấp huyện nơi người lao động có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú (Tuy nhiên căn cứ tình hình thực tế tại một số địa phương, cơ quan BHXH cấp tỉnh cũng có thể được giao thẩm quyền giải quyết hồ sơ hưởng BHXH một lần.)

    Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

  • Xem thêm     

    31/05/2020, 03:58:19 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

    “2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

    Việc bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không căn cứ vào tổng thời gian bạn đóng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Nếu trong 12 tháng đó bạn đóng không đủ 6 tháng BHXH (thực tế có 5 tháng) thì bạn sẽ không được hưởng các quyền lợi chế độ thai sản của bạn khi sinh con.

  • Xem thêm     

    30/05/2020, 07:02:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Những đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nội dung quy định như sau:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Theo điều luật ở trên, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản phải “đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”. Trường hợp của bạn có thai được 3 tháng và đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ được 5 năm cho tới khi bạn nghỉ việc. Như vậy, bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định, chứ không phụ thuộc vào việc bạn đã nghỉ việc hay còn làm việc ở công ty.

  • Xem thêm     

    30/05/2020, 06:53:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    – Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

    – Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

    – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

    Theo quy định nêu trên thì điều kiện để xem xét giải quyết trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp./.

    Như vậy, một trong những điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, nếu bạn có 3 tháng nghỉ việc không hưởng lương (không đóng bảo hiểm thất nghiệp) thì bạn cũng sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp mà phải có văn bản tạm hoãn hợp đồng lao động.

    Tóm lại đối với trường hợp của bạn, bạn nên bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình cho sau này có đủ điều kiện thì yêu cầu hưởng.

  • Xem thêm     

    28/05/2020, 10:13:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Công ty bạn đã có hành vi trá hình đó là không gửi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mà trao cho bạn hợp đồng 3 năm mà trước đó họ báo đã hủy, đồng thời trao Quyết định cho thôi việc cùng lúc. Đây là hành vi trái pháp luật,xâm phạm quyền được lao động của người lao động. Mặt khác công ty còn có hành vi hù họa người lao đông để ép bạn nhận.

    Căn cứ  Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012: Người lao động có quyền Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Ngoài ra căn cứ Điều 8 Luật Lao động năm 2012 : Những hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động đó là cưỡng bức người lao động hay nói cách khác đó là ép buộc người lao động. Như vậy, Việc cho người lao động nghỉ việc của công ty mà không báo trước theo quy địnhđó là trái với quy định của pháp luật.

    Như vậy, bạn có thể khiếu nại lên công ty để được giải quyết quyền lợi. Nếu không được giải quyết hoặc giải quyết thỏa đáng thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu Tòa án bản vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Xem thêm     

    28/05/2020, 08:52:19 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Công ty bạn đã có hành vi trá hình đó là không gửi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng mà bắt mọi người kí vào đơn xin nghỉ việc với lý do bận việc nhà. Đây là hành vi trái pháp luật,xâm phạm quyền được lao động của người lao động. Mặt khác công ty còn có hành vi hù họa người lao đông để ép học ký vào đơn xin nghỉ việc.

    Căn cứ  Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012: Người lao động có quyền Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Ngoài ra căn cứ Điều 8 Luật Lao động năm 2012 : Những hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động đó là cưỡng bức người lao động hay nói cách khác đó là ép buộc người lao động. Như vậy, Việc cho người lao động nghỉ việc của công ty đó là trái với quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn có thể khiếu nại công ty của mình và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng người lao động hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các quyền lợi như:

    - Được hưởng trợ cấp thôi việc

    - Trả lại sổ bảo hiểm xã hội.

    - Hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    27/05/2020, 06:46:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 2.36 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

    “2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

    Theo Công văn 01TCT/PCCS hạch toán khoản án phí và lãi trả chậm do vi phạm hợp đồng kinh tế là chi phí không được trừ khi tính thuế

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khoản tiền chậm nộp thuế, án phí không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

  • Xem thêm     

    27/05/2020, 09:47:31 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 2.36 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

    “2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

    Theo Công văn 01TCT/PCCS hạch toán khoản án phí và lãi trả chậm do vi phạm hợp đồng kinh tế là chi phí không được trừ khi tính thuế

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khoản tiền chậm nộp thuế, án phí không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

  • Xem thêm     

    26/05/2020, 10:57:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của pháp luật, điều kiện hưởng chế độ thai sản với lao động nữ mang thai như sau( khoản 2 điều 31 luật BHXH 2014):

    “Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”

    Như vậy bạn thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo quy định là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, ngày 20/05/2020 thì vợ bạn viết đơn xin nghỉ việc do có thai sức khỏe yếu còn ngày dự sinh 06/12/2020 thì vợ bạn không được hưởng chế độ thai do bạn không đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Khi đóng BHXH tự nguyện, bạn sẽ được hưởng các chế độ:

    • Hưu trí
    • Tử tuất

    Vì vậy, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng chế độ thai sản. Để được hưởng chế độ thai sản, vợ bạn nên đóng nhờ bảo hiểm tại các công ty của người quen, còn nếu không đóng nhờ được BHXH bắt buộc, chị em nên mua bảo hiểm y tế tự nguyện để khi đi sinh được giảm bớt 80% chi phí nhé.

  • Xem thêm     

    26/05/2020, 10:48:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn khi nghỉ việc và sau đó ký lại Hợp đồng lao động là hai việc khác nhau, việc người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của người lao động và xin làm việc và ký ký HĐLĐ ở công ty mới.

    Khi việc kí kết lại hợp đồng mới thì không sai tuy nhiên nếu như 2 bên đã thỏa thuận thì nên chấm dứt hợp đồng cũ và kí kết hợp đồng mới và hợp đồng đó không được làm thay đổi loại hình lao động, nếu ghi trong hợp đồng là không xác định thì hợp đồng mới được kí kết cũng phải là hợp đồng không xác định, tuy nhiên chỉ được kí kết một lần, lần sau khi muốn kí kết hợp đồng mới thì sẽ phải chuyển sang là loại hình không xác định thời hạn.

    Thứ hai, về vấn đề ký lại hợp đồng lao động thì thêm mục căn cứ để ký hợp đồng lao động là do thay đổi mức lương theo thang bảng lương được Phòng lao động thương binh xã hội phê duyệt có được không ? Nếu như công ty đã ký một hợp đồng mới thì về vấn chấm dứt lao động ở hợp đồng trước để xử lý thì không cần thiết.

  • Xem thêm     

    26/05/2020, 09:52:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo Danh mục này công việc Lưu hoá các sản phẩm cao su có tính chất công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hoá chất độc như những hóa chất bạn đã đưa ra là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Bạn có thể căn cứ theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐ ban hành ngày 28/06/ 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. xem xét ngành nghề của bạn có thuộc danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không

    Theo quy định này, ngoài điều kiện công việc hiện tại thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì môi trường làm việc phải có yếu tố độc hại, nguy hiểm do Đơn vị có đủ điều kiện tiến hành kiểm tra.

    Với trường hợp của bạn hiện tại, nếu nghề của bạn thuộc danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bạn làm đơn yêu cầu lãnh đạo công ty chi trả chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.

  • Xem thêm     

    23/05/2020, 04:21:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

    - Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

    Trường hợp của bạn, bắt đầu đóng bảo hiểm từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020. ngày dự sinh của bạn là tháng 6/8/2020. Nếu bạn làm đến 8/2020 là thừa đủ 6 tháng thì sẽ được chế độ thai sản.

  • Xem thêm     

    23/05/2020, 02:29:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013 quy định:

    “1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

    Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là:

    Thứ nhất: chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    Thứ hai: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    Thứ ba: đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

    Thứ tư: chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

    Theo quy định pháp luật các trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có quyết định cho nghỉ việc bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu quá thời hạn này cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    22/05/2020, 05:11:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 25 Luật công đoàn 2012 quy định về Bảo đảm cho cán bộ công đoàn như sau:

    “1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.

    2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.”

    Theo quy định trên khi Công ty căn cứ vào dịch Covid19 để chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đối với  người lao động là cán bộ không chuyển trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn thì không được chấm dứt hợp đồng lao động mà vẫn đang trong nhiệm kì.

    Trường hợp của bạn là chủ tịch công đoàn cơ sở của công ty vẫn trong thời hạn nhiệm kỳ mà công ty chấm dứt hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động  với bạn là trái pháp luật.

    Như vậy, nếu bạn đã kiến nghị hoặc khiếu nại  nhưng Công ty vẫn quyết định chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.

47 Trang «<11121314151617>»