Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<9101112131415>»
  • Xem thêm     

    28/07/2020, 09:58:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 110 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

    1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

    Như vậy người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở về nội quy lao động này và phải được thông báo đến người lao động, những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

    Trường hợp không có ghi trong nội quy lao động của công ty thì việc người lao động đi làm thêm vào chủ nhật sẽ được tính lương theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

    Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Như vậy việc làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần thì lương sẽ tính ít nhất bằng 200% lương của ngày làm việc bình thường. Theo đó nếu công ty bạn yêu cầu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và bố trí nghỉ bù vào ngày khác thì bạn sẽ được nhận phần chênh lệch là là 200% tiền lương so với ngày làm việc bình thường.

    Như vậy, việc công ty chỉ tính lương như ngày thường là trái với quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    25/07/2020, 01:27:28 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây. Trong đó có:

    - Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

    ...

    Vậy nên, nếu bạn công chức nghỉ quá số phép mà cơ quan quyết định cho công chức đi học mà không có lý do chính đánh thì được coi là tự ý nghỉ việc. Trường hợp bạn chưa thể về được vì còn bảo vệ khóa luận và có thông báo cho phía cơ quan thì đây cũng là một lý do chính đáng nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan. Nếu bạn nghỉ từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm và được cơ quan thông báo bằng văn bản 03 lân liên tiếp mà vẫn không trở lại làm việc thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

  • Xem thêm     

    25/07/2020, 01:16:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Người được hưởng chế độ thai sản phải đáp ứng các điều kiện trong đó có: Người lao động nữ sinh con, Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi (Khoản 2, điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

    Như vậy bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng trợ cấp thai sản.

  • Xem thêm     

    23/07/2020, 11:41:59 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Điểm c, Khoản 2, Mục II Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Điểm c2 đã được sửa đổi bởi Khoản 1 Mục II Thông tư số 83/2005/TT-BNV), chế độ phụ cấp đối với các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thực hiện như sau:

    - Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành.

    - Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.

    - Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.

    - Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

    Trường hợp của bạn khi Trạm y tế xã giải thể thì Trưởng trạm được điều động sang vị trí khác không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức của quyết định phân công công tác mới.

  • Xem thêm     

    20/07/2020, 01:12:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bộ luật lao động 2012 chỉ có quy định về việc trước ngày Hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn hết hạn thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo trước 15 ngày về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động được biết. Mà không có quy định về việc khi hết hạn HĐLĐ người lao động có trách nhiệm thông báo trước về việc chấm dứt này. Do vậy, khi hết hạn hợp đồng người lao động có quyền nghỉ việc mà không bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng.

    Liên quan đến vấn đề của bạn hợp đồng của bạn hết hạn vào thời điểm 1.8.2020, tuy nhiên nếu không vì các lý do trên mà công ty chấm dứt hợp đồng với bạn thì việc chấm dứt này là trái với quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng trái luật phía doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại điều 42 BLLĐ.

    Tuy nhiên , ngày 17.7.2020 sau khi đã hết giờ làm việc bạn mới được nhận được Thông báo về việc không ký tiếp hợp đồng lao động là đúng với quy định với thời hạn báo trước của công ty như ở trên.

    Căn cứ Luật Việc làmNghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN trong đó có: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

    Với cách ghi thông báo như trên, thì bạn không thể dùng nó để làm hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp được vì thông báo này chì ghi về việc không ký tiếp hợp đồng lao động chứ không phải chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, sau khi hết hạn hợp đồng thì bạn có thể yêu cầu Công ty làm tiếp một thông báo nữa hoặc quyết định về việc chấm dứt HĐLĐ để đảm bảo quyền lợi của mình.

  • Xem thêm     

    18/07/2020, 11:42:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 244/2005/QĐ-TTG Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập và hướng dẫn tại Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC, chế độ phụ cấp ưu đãi được áp dụng với những đối tượng sau:

    – Thứ nhất, đối tượng là nhà giáo (bao gồm cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương trong cơ sở giáo dục công lập với vai trò đang trực tiếp giảng dạy hay làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

    – Thứ hai, đối tượng là những cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định.

    Riêng đối tượng là nhà giáo thuộc biên chế trả lương trong cơ sở giáo dục công lập để được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo cần phải được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15).

    Tuy nhiên, không phải trong mọi thời điểm, những người đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi dành cho nhà giáo đều được hưởng phụ cấp này. Căn cứ điểm b khoản 2 mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì Chế độ phụ cấp ưu đãi sẽ không được tính trong các khoảng thời gian sau:

    - Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

    - Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

    - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

    - Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

    Trường hợp của bạn từ tháng 1 đến tháng 6/2020 không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng thì thì chế độ phụ cấp ưu đãi sẽ không được tính.

  • Xem thêm     

    18/07/2020, 11:23:19 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc bạn tham gia bảo hiểm xã hội gần giống như trường hợp khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty.

    Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định  như sau:

    “Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”

    Bên cạnh đó,  khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH cũng quy định:

    “1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

    Như vậy, bạn đồng thời có 02 HĐLĐ với 02 đơn vị khác nhau nên sẽ đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ thứ nhất (nếu có mức tiền lương cao nhất).

    Nếu bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà tuân thủ những điều kiện về nghĩa vụ báo trước (báo trước 30 ngày) thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Ngược lại, nếu bạn vi phạm các điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trái pháp luật thì sẽ phải bồi thường cho công ty mới vào làm việc.

  • Xem thêm     

    15/07/2020, 11:35:18 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây

    b) Lao động nữ sinh con

    2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Dựa vào quy định trên thì điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là bạn phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

    Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì đã đóng BHXH từ 9/2017 đến hết tháng 5/2020. Bạn dự sinh vào ngày 24/01/2021 nên bạn tính Tháng 8/2020 làm thủ tục để nhận bảo hiểm thất nghiệp và tháng 12/2020 xin vào công ty khác để đóng tiếp BHXH, như vậy bạn có 3 tháng bạn ngừng không đóng là tháng 8 , 9, 10,11.

    Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính như sau :

    – Nếu tháng 8 bạn có đóng BHXH thì 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2016. Và trong thời gian này bạn đóng BHXH các tháng 8, 9, 10, 11/2020 và tháng 4, 5, 6, 7, 8/2020, tức là tổng 9 tháng (đủ điều kiện từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh). Do đó, bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

    –Nếu tháng 8 bạn không đóng BHXH thì 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 8/2019 đến tháng 7/220. Và trong thời gian này bạn đóng BHXH các tháng 8, 9, 10, 11, 12/2019 và tháng 4, 5, 6, 7/2020 tức là bạn đã đóng được 9 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh và do đó bạn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Như vậy, trường hợp của bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

  • Xem thêm     

    15/07/2020, 11:23:44 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Nghị định số 34/2011Nghị định số 27/2012, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật như sau: Cán bộ bị tòa án phạt tù (vì hành vi sử dụng bằng giả) mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

    Nếu công chức, viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

    Bạn thi tuyển vào bệnh viện tỉnh với bằng trung cấp y giả vào năm 2018 và đến năm 2019 bệnh viện phát hiện nhưng trong thời gian này  bạn đang nghỉ thai sản nên bệnh viện gửi thông báo hủy kết quả thi tuyển.

    Hành vi sử dụng bằng giả để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc là đúng quy định ở trên cho dù đến tháng 6 vừa rồi bạn đã nộp bằng trung cấp y thật cho bệnh viện.

  • Xem thêm     

    15/07/2020, 10:31:33 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thông thường, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường giao kết hợp đồng thử việc. Trước khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Đây là giai đoạn quyết định khả năng được tuyển dụng chính thức của người lao động và quyết định sự hợp tác, gắn bó lâu dài giữa người lao động với người sử dụng lao động. Về giao kết hợp đồng thử việc (Điều 26 Bộ luật Lao động 2012) quy định: Nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Tại điều 29 luật lao động quy định:

    Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    Sau khi thử việc đạt yêu cầu thì luật buộc người sử dụng lao động phải giao kết Hợp đồng lao động chứng tỏ Hợp đồng thử việc và Hợp đồng lao động là khác nhau.

    Như vậy, lao động vào công ty thử việc từ 01/03/2020 đến 30/04/2020 là hết hạn thử việc, sau khi người lao động hết 2 tháng thử việc và được công ty thông qua, trở thành nhân viên chính thức thì thời gian bắt đầu ghi trong hợp đồng lao động sẽ là 01/05/2020 - 30/04/2021 (không bao gồm thời gian thử việc)

  • Xem thêm     

    14/07/2020, 02:00:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

    Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

    1. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

    Theo quy định nêu trên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

    Căn cứ quy định trên, khi bạn nghỉ việc ở công ty trong thời hạn 07 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bạn. Và trong thời gian này, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

    Trường hợp, sau thời gian 07 đến 30 ngày mà công ty không trả sổ cho bạn thì bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi trực tiếp lên công ty để công ty tiến hành chốt sổ và trả sổ. Nếu công ty không giải quyết bạn cần yêu cầu công ty trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp, bạn đã có đơn kiến nghị gửi đến công ty nhưng công ty không phản hồi lại thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Phòng Lao động thương binh và xã hội quận (huyện) nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

    Khi có đơn khiếu nại, bên thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra. Trường hợp, xác định công ty có hành vi vi phạm sẽ tiến hành xử phạt hành chính.

  • Xem thêm     

    13/07/2020, 09:26:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Điều 47 Bộ luật lao động quy định thì công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác cho bạn sau khi hai bên chấm dứt hợp đồng lao động như sau :

    “Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Nhưng theo như bạn cho biết thì công ty đã không hoàn trả các giấy tờ cho bạn sau hơn 30 ngày chấm dứt hợp đồng. Hiện tại thì chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn công ty phải hoàn trả các giấy tờ cho bạn vì vậy nếu như bạn muốn lấy lại các giấy tờ của mình thì bạn có thể gửi đơn đến Phòng lao động thương binh và xã hội để yêu cầu Hòa giải viên lao động hòa giải. Nếu vẫn không nhận được giấy tờ của mình thì bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đó đặt trụ sở yêu cầu giải quyết.

  • Xem thêm     

    13/07/2020, 08:43:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc điều chuyển bạn phải tuân theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

     “Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

    Như vậy, công ty sẽ chỉ được tạm điều chuyển nhân viên sang vị trí khác do nhu cầu sản xuất, kinh doanh không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm trừ trường hợp có sự đồng ý của người lao động, tức là nếu muốn điều chuyển bạn sang vị trí khác so với hợp đồng lao động mà thời gian dài hơn 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm thì công ty cần phải có sự đồng ý của bạn bằng văn bản theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

     “Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

    Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

    4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.”

    Người lao động bị điều chuyển sang công việc mới sẽ được trả lương theo công việc mới, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Trường hợp công ty điều chuyển nhân viên mà mức lương thấp hơn 85% mức lương công việc cũ thì công ty không đủ điều kiện để điều chuyển nhân viên sang công việc mới theo quy định của BLLĐ. Nếu công ty cố tình điều chuyển nhân viên quá thời hạn 60 ngày mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bạn và mức lương của công việc mới thấp hơn 85% mức lương của công việc cũ thì bạn có quyền khiếu nại hoặc ngừng việc để khởi kiện Công ty ra Tòa án có thẩm quyền, công ty có trách nhiệm phải trả lương ngừng việc cho bạn trong trường hợp này.

  • Xem thêm     

    10/07/2020, 05:12:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về nguyên tắc trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn được hiểu như sau

    + Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp cho người lao động:  người trả lương cho người lao động là người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm chính trong việc trả lương cho người lao động;

    + Người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ cho người lao động: người nhận lương là người lao động theo hợp đồng lao động đã giao kết. Riêng đối với người sử dụng lao động có sử dụng lao động qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự, Nhà nước cho phép người sử dụng lao động có thể trả lương thông qua người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự này, tuy nhiên người sử dụng lao động là chủ chính vẫn phải chịu trách nhiệm về tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động, nhất là trong trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả hoặc không trả đầy đủ cho người lao động.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

    “Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

    Như vậy, trường hợp bạn nghỉ việc ở công ty (chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật), thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm phải trả đầy đủ lương (tiền lương tháng trước còn thiếu và tiền lương cho số ngày làm việc mà bạn đã làm cho công ty tính đến thời điểm nghỉ việc mà chưa được trả) cho bạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

  • Xem thêm     

    10/07/2020, 04:49:58 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Lao động nữ sinh con;

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Theo quy định trên, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh.

    Trong trường hợp của bạn đóng BHXH từ 9/2017 đến 5/2020 và 1/6/2020 bạn nghỉ việc và không tham gia đóng BHXH nữa, bạn sinh vào ngày 24/01/2021. Như vậy, bạn không được hưởng chế độ thai sản vì bạn không đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh theo quy định trên.

  • Xem thêm     

    09/07/2020, 11:36:11 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về việc bạn nghỉ việc hiện nay Bộ luật lao động 2019 có quy định:

    Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

    1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

    Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

    Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

    2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

    Như vậy khi không đạt yêu cầu về việc làm thử thì bạn có quyền nghỉ bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường.

    Ngoài ra bạn có cung cấp thông tin là bạn phải thử việc trong thời gian 4 tháng. Như vậy Công ty đã vi phạm quy định về thời gian thử việc như sau:

    Điều 25. Thời gian thử việc

    Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

    1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

    2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

    4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Như vậy thử việc 2 tháng chỉ áp dụng đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên mà Công ty yêu cầu thử việc 4 tháng đối với bạn là vi phạm quy định của luật lao động.

  • Xem thêm     

    04/07/2020, 10:48:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn là vụ án dân sự nên bạn cần căn cứ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để thực hiện các quyền của đương sự trong vụ án. Nếu như bạn trình bày thì có thể đã vi phạm các quy định của bộ luật này về quá trình giải quyết vụ án.

    Bạn có thể làm đơn khiếu nại gởi đến chánh án tòa án nhân dân nơi đang giải quyết vụ án để khiếu nại. Trường hợp giải quyết không thỏa đáng thì bạn có quyền làm đơn gởi chánh án tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đang giải quyết vụ án để đề nghị giải quyết cho bạn.

  • Xem thêm     

    04/07/2020, 10:39:36 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Công ty bạn có một nhân viên hiện đã nghỉ làm, khi còn làm thì người nhân viên có tạo một trang fanpage facebook, website mang tên Công ty để bán hàng cho Công ty. Nhưng khi người nhân viên nghỉ việc bạn có yêu cầu y bàn giao lại thì bạn ấy nói không được vì fanpage đó là do bạn ấy tạo.

    Về mặt thực tế, bạn nhân viên đó là người tạo ra fanpage facebook, website thì người đó là người sở hữu nắm trong tay mọi quyền hành liên quan đến fanpage đó và cũng là người quản lý hay người quản trị fanpage Facebook hoặc website mang tên Công ty bạn.

    Tuy nhiên, bạn nhân viên đó đã nghỉ việc mà vẫn thấy bạn đó đăng tin trên trang đó thì Công ty có yêu cầu ngưng nhưng bạn ấy ko chấp chận và sử dụng để vào mục đích buôn bán cá nhân mang danh của Công ty.

    Việc bạn nhân viên đó đăng tin với mục đích buôn bán cá nhân mang danh Công ty. Điều đó đã gây cho khách hàng nhầm tưởng fanpage, website đó là của Công ty bạn. Hành vi đó là gian dối trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng, Công ty bạn xâm phạm quyền sở hữu của người khác cũng như xâm phạm trật tự quản lý thị trường.

    Như vậy, người nhân viên cũ này đã thực hiện hành vi lập facebook trên cơ sở sử dụng thông tin với danh nghĩa cơ quan của bạn, theo quy định thì hành vi này tùy theo mức độ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính, hoặc phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

    Luật Công nghệ thông tinNghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cũng nghiêm cấm việc giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013 ghi nhận nghiêm cấm hành vi:

    “1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

    e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

    Bên cạnh việc xử phạt hành chính, hành vi mạo danh trên mạng xã hội căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, người thực hiện hành vi có thể bị khởi tố về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet…Tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm từ việc giả mạo facebook cùa người khác, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu theo một hoặc những tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự.

    Chẳng hạn, nếu dùng facebook giả mạo xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS, hình phạt tối đa đến 05 năm tù; hoặc “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo Điều 288 BLHS (hình phạt tối đa đến 07 năm tù).....

    Bên cạnh đó, người bị mạo danh có thể khởi kiện vụ việc dân sự để đòi bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất, xin lỗi hoặc cải chính công khai do hành vi này gây ra (căn cứ quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015).

    Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của Công ty bạn trong trường hợp này, khi phát hiện hành vi đăng tin giả mạo trước tiên Công ty bạn có thể thương lượng về việc chấm dứt hành vi vi phạm khi đăng tin. Ngoài ra có thể sử dụng các công cụ của mạng Facebook, gửi thông tin tới nhà cung cấp để họ khóa các tài khoản giả mạo, đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi có hậu quả xảy ra, Công ty bạn nên nhanh chóng thông báo với cơ quan chức năng để đề nghị xử lý vi phạm. Đồng thời Công ty bạn cũng có quyền khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của cơ quan một cách tốt nhất.

  • Xem thêm     

    03/07/2020, 04:24:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đã trả lời rồi

  • Xem thêm     

    03/07/2020, 04:23:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong trường hợp Tòa án tỏ ra chậm trễ không giải quyết vụ việc cho bạn thì bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại theo Điều 499 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại

    “Điều 499. Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại

    1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Bộ luật này.”

    Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại theo Điều 500 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

    “Điều 500. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại

    1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

    a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;

    b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;

    c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết

    khiếu nại;

    d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

    đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

    b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

    c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;

    d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;

    đ) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.”

    Thời hiệu khiếu nại tại Điều 502 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    “Điều 502. Thời hiệu khiếu nại

    Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

    Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại”.

    Hình thức khiếu nại theo Điều 503 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    “Điều 503. Hình thức khiếu nại

    Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.”

    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng theo Điều 504 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    “Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng

    1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.

    Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

    2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.

    Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.

    3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.”

    Như vậy, bạn căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét, đối chiếu cụ thể vụ việc của mình. Nếu bạn cho rằng thẩm phán vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử thì bạn gửi đơn khiếu nại đến Chánh án TAND (nơi đang thụ lý vụ án) để được xem xét, giải quyết.

47 Trang «<9101112131415>»