Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<13141516171819>»
  • Xem thêm     

    09/04/2020, 06:04:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 38 Luật lao động 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn:.

    Do người lao động là nhân viên kinh doanh của công ty đã thường xuyên không hoàn thành công việc như trong hợp đồng nên việc người sử dụng lao động là Công ty có quyền chấm dứt hợp đồng với nhân viên kinh doanh đó trong trường hợp này là có cơ sở và có căn cứ.

    Tuy nhiên, để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động không hoàn thành công việc (không đạt yêu cầu kinh doanh), Khoản 1 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định.

    “Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”.

    Theo đó công ty không thể tùy tiện nói người lao động không hoàn thành công việc mà phải dựa trên tiêu chí đánh giá cụ thể trong quy chế công ty.

    Trường hợp công ty chứng minh được người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc và đã đảm bảo báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày, công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và không phải bồi thường.

    Trường hợp công ty không chứng minh được người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc nhưng lại lấy đây làm lý do để đơn phương chấm dứt hợp đồng của họ, thì việc đơn phương chấm dứt của công ty được xem xét là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và công ty có nghĩa vụ bồi thường.

  • Xem thêm     

    28/03/2020, 11:03:54 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn cần lưu ý về thời gian tham gia để được hưởng chế độ thai sản như: Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Như thông tin bạn trình bày, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng đi làm công ty B và bắt đầu đóng bảo hiểm tiếp từ tháng 5/2019 - 2/2020 được 8 tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng bạn lại nghỉ sinh vào tháng 11/2019 và đến ngày 15/12/2019 bạn mới sinh. Vậy không biết thời gian từ tháng 5/2019 đến tháng 12/2019 bạn có tham gia bảo hiểm xã hội hay không? Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản là lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh. Do vậy, bạn cần xem xét lại nếu bạn tham gia bảo hiểm được 6 tháng và nghỉ sinh bình thường thì đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản, nếu bạn tham gia bảo hiểm dưới 6 thì không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Nếu bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả tiền trợ cấp thai sản.

    Trong trường hợp vợ bạn muốn hưởng chế độ thai sản tại địa phương khác với nơi bạn đã đóng bảo hiểm xã hội thì hồ sơ làm thủ tục để được hưởng chế độ thai sản cần:

    - Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản ( mẫu đơn xin tại cơ quan BHXH)

    - Sổ bảo hiểm xã hội.

    - Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con

    - Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

    - Đơn xin chuyển trợ cấp thai sản về nơi bạn đang cư trú và sinh sống trường hợp cơ quan BHXH mà bạn đang đóng khác tỉnh với nơi bạn cư trú.

    Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội hiển thị trong sổ bảo hiểm là thời gian thực mà bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội, công ty đóng bảo hiểm cho bạn những tháng nào thì sẽ được liệt kê trong sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 2/2020 trong sổ ghi là nghỉ chế độ thai sản, thời gian này là thời gian bạn nghỉ sinh con theo luật lao động là bạn được nghỉ 06 tháng nên sẽ được ghi và trong sổ bảo hiểm, còn đối với việc bạn có được hưởng trợ cấp thai sản hay không thì bạn phải căn cứ vào điều kiện hưởng trợ cấp thai sản nói trên.

  • Xem thêm     

    25/03/2020, 07:19:25 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn); đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

    Như vậy, để hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần đáp ứng các quy định nêu trên về điều kiện để thực hiện thủ tục nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chỉ cần công ty B thực hiện thủ tục chấm dứt Hợp đồng lao động và chốt sổ BHXH cho bạn.

  • Xem thêm     

    19/03/2020, 10:39:52 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 19 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định:

    “Điều 19. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc

    1. Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

    2. Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng làm việc được ký kết, người trúng tuyển phải đến nhân việc, trừ trường hợp hợp đồng làm việc quy định thời hạn khác. Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

    3. Trường hợp người trúng tuyển không đến ký hợp đồng làm việc trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đến nhận việc sau thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ kết quả trúng tuyển hoặc chấm dứt hợp đồng đã ký kết.”

    Vì vậy, nếu như trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc bạn phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập và chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng làm việc được ký kết bạn phải đến nhân việc. Trường hợp người trúng tuyển đang có thai 5 tháng và cũng chưa thấy công văn khi nào đi dạy vì đang nghỉ dịch có thể xin dời ngày nhận nhiệm sở đến sau khi bạn sinh xong vì có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc và bạn phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng đồng ý.

  • Xem thêm     

    18/03/2020, 10:09:08 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tùy thuộc vào tính chất, mức độ lỗi của hành vi vi phạm, người lao động có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật sau: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; Sa thải; hoặc bồi thường thiệt hại vật chất chứ không có hình thức phạt tiền như bạn nói.

    Điều 132 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền của người lao động khi bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Theo đó, người lao động được yêu cầu giải quyết theo 2 cơ chế: khiếu nại (theo thủ tục hành chính) và khởi kiện (theo thủ tục tư pháp).

    Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trước hết, người lao động yêu cầu người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của mình. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định (khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

    Trường hợp không đồng ý hoặc quá 30 ngày mà người sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

    Khởi kiện quyết định xử lý kỷ luật

    Trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, người lao động phải thực hiện hòa giải tại hòa giải viên lao động, trừ trường hợp bị kỷ luật theo hình thức sa thải.

    Trường hợp hoà giải không thành hoặc người sử dụng lao động không thực hiện phương án hòa giải hoặc hết 05 ngày làm việc mà hoà giải viên lao động không hoà giải thì người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.

    Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng, và thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết là 01 năm, kể từ ngày nhận ra quyết định xử lý kỷ luật là không thỏa đáng.

    Theo đó, bạn có quyền đề nghị người chủ sử dụng lao động xem xét hành vi trên của mình và yêu cầu thực hiện đúng quy định của pháp luật hoặc gửi đơn tới Cơ quan có thẩm quyền quản lý về lao động, Tòa án để tiến hành xem xét, giải quyết.

  • Xem thêm     

    17/03/2020, 10:37:37 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

    “1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.”

    Thời giờ làm việc bình thường của một người lao động sẽ không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Về thời giờ làm việc bình thường thì người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần, trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện theo chế độ tuần làm việc 40 giờ. Thời giờ làm việc được quy định không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Người lao động làm việc ngoài những thời gian được xác định là thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động được tính là làm thêm giờ.

    Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động 2012 thì thời giờ làm việc vào ban đêm được quy định như sau: “Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.”

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ca đêm được tính từ 22g- 6g sáng hôm sau. Tuy nhiên thời giờ làm việc này có thể do các bên thỏa thuận, thương lượng sao cho phù hợp với tính chất của công ty nhưng vẫn cần đảm bảo được điều kiện về thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động. Vì vậy công ty có thể quy định thời giờ làm việc ban đêm là từ 19g55 đến 5g sáng hôm sau.

    Như vậy, nếu đơn vị bạn không đảm bảo được thời gian làm việc , thời giờ nghỉ ngơi như đã nêu thì đơn vị bạn đã vi phạm quy định pháp luật về lao động.

  • Xem thêm     

    16/03/2020, 09:13:14 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện của người nghỉ hưu trước độ tuổi lao động được quy định như sau:

    “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

    b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

    Như vậy, theo quy định của luật điều kiện để người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi gồm những điều kiện sau:

    – Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.

    – Bị suy giảm khả năng lao động theo tỷ lệ:

    + 61% trở lên đối với nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi tính từ ngày 01/01/2016, sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi, cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện nghỉ hưu.

    + 81% trở lên đối với nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi. 

    + 61% trở lên có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

    Theo cách tính như vậy, người muốn nghỉ hưu sớm vào năm 2020, độ tuổi đủ điều kiện nghỉ hưu sớm đối với nam là 54 tuổi, với nữ là 49 tuổi; thời điểm người lao động nghỉ hưu càng muộn, thì số tuổi đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi sẽ càng tăng lên cho đến năm 2020 trở đi thì độ tuổi đủ điều kiện nghỉ hưu sớm đối với nam sẽ là đủ 55 tuổi và đối với nữ là đủ 50 tuổi. 

    Khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu sớm thì có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để làm thủ tục hưởng lương hưu cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

  • Xem thêm     

    04/03/2020, 03:13:58 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bị bệnh bạn cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế để khám bệnh, chữa bệnh; và đề nghị họ cấp giấy xác nhận về việc bị bệnh này. Sau đó, bạn mạng giấy xác nhận của cơ sở Y tế nộp cho công ty (thường là bộ phận hành chính, nhân sự của công ty hoặc bộ phận khác theo quy định của công ty) để họ làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

    Nếu bạn thực hiện đúng cách như trên thì khi bị bệnh sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà không phải đi làm như bạn nêu.

  • Xem thêm     

    17/02/2020, 06:19:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    ...

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

    Như vậy, nếu bạn muốn hưởng chế độ thai sản theo quy định thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trong đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau:

    Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: 

    a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

    b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”. 

    Theo đó, trong trường hợp này bạn đóng bão hiểm 1/2017 đến 31/3/2019 bạn sẽ thôi việc và ngày sinh bé 18/9/2019, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 1/2017 đến 31/3/2019. Trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh này, nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

    Hiện tại bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đến nay thời gian được 18 năm. Bạn không tham gia lao động nữa mà muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014

     Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

    Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này. 

    Nếu bạn không tham gia lao động tại doanh nghiệp bạn có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đóng tiếp vào thời gian đóng bảo hiểm tại doanh nghiệp. Mức đóng áp dụng theo quy định của Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:

    “Điều 10. Mức đóng

    Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

    – Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

    Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

    – Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

  • Xem thêm     

    17/02/2020, 06:06:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 20/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định, "Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại Khoản 2 điều này…", theo đó các đơn vị là đơn vị kế toán theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật Kế toán phải bố trí kế toán trưởng.

    Theo Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, "Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật kế toán không nghiêm cấm".

    Vì vậy, có thể bố trí cán bộ làm kiêm nhiệm kế toán trưởng ở nhiều đơn vị khác nhau, đơn vị nào trả lương và đóng BHXH cho người làm kế toán trưởng thì đơn vị đó phải trả phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV.

    Việc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm công việc kế toán ở nhiều đơn vị khác nhau do cấp nào quyết định phân công công việc kiêm nhiệm thì cấp đó căn cứ quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, tình hình ngân sách của địa phương mình quyết định.

    Trường hợp của bạn, bạn có thể đề xuất kiến nghị với nhà trường, phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT nơi bạn công tác để được giải đáp thỏa đáng về chế độ làm việc cho cả hai trường.

  • Xem thêm     

    17/02/2020, 05:55:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Mục 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 thì:

    “3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).”

    Như vậy, nếu giáo viên sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì có thể được bố trí ngày nghỉ khác hoặc sẽ được thanh toán tiền nghỉ hàng năm. Tuy nhiên quy định trên áp dụng đối với giáo viên, bạn là nhân viên kế toán trường học thì sẽ không được giải quyết chế độ nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè được áp dụng đối với giáo viên theo quy định ở trên.

    Về vấn đề nghỉ thai sản theo Khoản 4 Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

    Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

    Theo quy định nêu trên thì bạn chỉ phải quay lại làm việc khi bạn nghỉ ít nhất 4 tháng thai sản khi có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.

    Về việc hệ số phụ cấp trách nhiệm của nhân viên kế toán bị thay đổi như vậy mà hướng dẫn bằng lời như vậy là không phù hợp vì cơ quan chủ quản muốn giảm hệ số phụ cấp lương trách nhiệm của bạn thì cần phải thông bảo trước để hai bên tiến hành thỏa thuận sửa đổi lại hợp đồng làm việc. Nếu không thỏa thuận được thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết đã giao kết.

  • Xem thêm     

    31/01/2020, 10:51:11 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Câu hỏi đã trả lời.

  • Xem thêm     

    13/01/2020, 11:26:56 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bạn nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải có nghĩa vụ bàn giao lại công việc bạn chịu trách nhiệm cho công ty hoặc hoàn thành trước khi hợp đồng lao động chấm dứt nếu trong hợp đồng có điều khoản này, theo đó, khi hợp đồng chấm dứt, bạn phải có trách nhiệm bàn giao lại sổ sách, giấy tờ và các tài liệu liên quan cho công ty. Nếu không thực hiện việc bàn giao bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty theo thỏa thuận hay theo quy định pháp luật. Trong trường hợp của bạn khi đã chấm dứt hợp đồng lao động được 8 tháng thì có phát sinh xử lý những phần có liên quan đến vấn đề gian lận của nhân viên cũ thì bạn đã làm việc trực tiếp và bàn giao lại cho công ty để xử lý theo quy định. Như vậy, khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, bạn đã thực hiện trách nhiệm bàn giao các công việc, sổ sách cần thiết, theo đó trách nhiệm thực hiện tiếp tục công việc mà bạn đã bàn giao sẽ thuộc về người kế nhiệm, bạn không còn phải chịu trách nhiệm với những công việc phát sinh sau thời điểm bàn giao công việc. Do đó, công ty không thể khởi kiện bạn vì việc bạn không bàn giao công việc, và đưa ra công an trừ trường hợp giữa bạn và công ty có thỏa thuận khác về vấn đề này.

  • Xem thêm     

    13/01/2020, 11:10:22 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về việc bạn là viên chức và muốn chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp kế toán lên bậc đại học thì theo quy định tại Điều 9 về Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của Thông tư 12/2012/TT-BNV:

    “Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

    2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

    3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;

    4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định”.

    Trường hợp bạn hiện đang là viên chức và muốn chuyển ngạch hưởng lương từ trung cấp lên đại học thì bạn cần phải đạt tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của Thông tư 12/2012/TT-BNV đó là có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực. Bạn có bằng trung cấp kế toán và hưởng lương trung cấp nay muốn chuyển hưởng lương ngạch đại học nhưng bạn lại có bằng đại học quản trị kinh doanh thì bằng đại học này không cùng ngành, lĩnh vực bạn đang làm việc. Do đó, việc đơn vị bạn trả lời bằng đại học của bạn không phù hợp là đúng với quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    30/12/2019, 05:12:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “1. Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.”

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

    “Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc”.

    Như vậy, nếu người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị ổn định và tiếp tục làm việc thì công ty có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của họ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp trong thời gian chờ giám định sức khỏe mà bố trí làm công việc khác là trái với các quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    23/12/2019, 05:19:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 tại Điều 39, Khoản 2 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

    “2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

    Như vậy trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì người lao động và không phải đóng BHXH, thời gian này tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

    Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Như vậy, người lao động(vợ bạn) nghỉ thai sảnd được 3 tháng, nếu trong thời gian nghỉ thai sản mà người lao động lại mang thai thì khi sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản do vợ bạn đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con theo quy định ở trên.

  • Xem thêm     

    23/12/2019, 10:37:16 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 38 Bộ luật lao động 2012 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo đó:

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    - Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    - Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Như vậy,đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đang làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi thuộc trong các trường hợp quy định tại Điều 38 nêu trên. Thế nhưng vì không muốn phải bồi thường cho bạn do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà Văn phòng đó đã dùng các chiêu trò nhằm ép bạn chán nản tự bỏ việc. Điều này không chỉ gây tổn thương cho bạn mà còn làm xấu đi hình ảnh Văn phòng đó.

    Trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp trên. Do đó, khi bạn vẫn tiếp tục làm việc ở Văn phòng mà không nộp đơn nghỉ việc theo yêu cầu của văn phòng thì bạn vẫn được hưởng các quyền lợi như trước đó bạn đã được hưởng.

  • Xem thêm     

    21/12/2019, 11:18:08 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi đã được giải đáp cụ thể, nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, bạn hãy liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    21/12/2019, 11:16:57 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Re:

    Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ các điều kiện hưởng theo quy định.

    Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là:

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn chỉ đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2019 cho đến nay là trước khi nghỉ sinh con. Như vậy, theo quy định tại ở trên thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp trong thời kỳ thai sản. Để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh.

  • Xem thêm     

    19/12/2019, 05:24:26 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì quyền và nghĩa vụ của hai bên cũng đồng thời chấm dứt. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, công ty yêu cầu tất cả nhân viên ký bản cam kết bảo mật, và cam kết này không phải là một phần của hợp đồng lao động mà đơn thuần là một cam kết dân sự giữa hai bên.

    Do đó về nguyên tắc, bản cam kết này vẫn có giá trị thực hiện sau khi chấm dứt hợp đồng. Bạn chỉ được quyền được giao kết hợp đồng lao động với công ty khác ngoài các công ty đối thủ của công ty bạn.

    Khoản 2 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”.

    Nếu vị trí bạn đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì thì công ty có quyền thỏa thuận với bạn về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp bạn vi phạm.

    Nếu bạn đã ký vào bản cam kết nhưng sau đó lại đi làm việc ở công ty đối thủ cạnh tranh của công ty bạn thì phải bồi thường thiệt hại cho công ty như đã thỏa thuận.

47 Trang «<13141516171819>»