Người sử dụng cố tình tạo khó khăn để ép buộc người lao động thôi việc

Chủ đề   RSS   
  • #535455 23/12/2019

    Tuytam2019

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Người sử dụng cố tình tạo khó khăn để ép buộc người lao động thôi việc

    Hiện em đang làm việc tại một Văn phòng công chứng tư nhân và đã có ký hợp đồng không xác định thời hạn với Văn phòng. Nay văn phòng yêu cầu em tự viết đơn xin nghỉ việc. Em không đồng ý vì sắp đến cuối năm. Sau khi em đi làm lại sau khi được cho nghỉ 5 ngày đám cưới, lúc đi làm lại bên phía văn phòng đã tháo máy tính em làm việc (công việc chủ yếu của em là soạn thảo hợp đồng văn bản trên máy tính).

    Vậy Luật sư cho em hỏi trường hợp của em có được giải quyết như thế nào không.

     
    2725 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tuytam2019 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535465   23/12/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 38 Bộ luật lao động 2012 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo đó:

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    - Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    - Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Như vậy,đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đang làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi thuộc trong các trường hợp quy định tại Điều 38 nêu trên. Thế nhưng vì không muốn phải bồi thường cho bạn do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mà Văn phòng đó đã dùng các chiêu trò nhằm ép bạn chán nản tự bỏ việc. Điều này không chỉ gây tổn thương cho bạn mà còn làm xấu đi hình ảnh Văn phòng đó.

    Trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp trên. Do đó, khi bạn vẫn tiếp tục làm việc ở Văn phòng mà không nộp đơn nghỉ việc theo yêu cầu của văn phòng thì bạn vẫn được hưởng các quyền lợi như trước đó bạn đã được hưởng.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;