Thắc mắc về chế độ thai sản và đóng bảo hiểm tự nguyện

Chủ đề   RSS   
  • #538554 09/02/2020

    Thieny180919

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/02/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc về chế độ thai sản và đóng bảo hiểm tự nguyện

    Cho em hỏi: em đóng bão hiểm 1/2017 đến 31/3/2019 mà công ty cho e nghĩ nhưng e đang mang thai và e đã về quê sống vì không có điều kiện khả năng để tiếp tục đóng bão hiểm cho tới bây giờ. E sinh bé 18/9/2019 cho đến nay e đã ngưng đóng bảo hiễm.

    Cho e hỏi thì e được nhận chế độ thai sãn không và e muốn tiếp tục đóng tiếp bảo hiểm tự nguyện của mình ạh

     
    2938 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thieny180919 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538925   17/02/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    ...

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

    Như vậy, nếu bạn muốn hưởng chế độ thai sản theo quy định thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trong đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau:

    Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

    “1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: 

    a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

    b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”. 

    Theo đó, trong trường hợp này bạn đóng bão hiểm 1/2017 đến 31/3/2019 bạn sẽ thôi việc và ngày sinh bé 18/9/2019, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 1/2017 đến 31/3/2019. Trong khoảng thời gian 12 tháng trước sinh này, nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

    Hiện tại bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đến nay thời gian được 18 năm. Bạn không tham gia lao động nữa mà muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014

     Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

    Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này. 

    Nếu bạn không tham gia lao động tại doanh nghiệp bạn có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đóng tiếp vào thời gian đóng bảo hiểm tại doanh nghiệp. Mức đóng áp dụng theo quy định của Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:

    “Điều 10. Mức đóng

    Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

    – Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

    Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

    – Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/02/2020)
  • #538959   18/02/2020

    PED20
    PED20

    Sơ sinh


    Tham gia:18/02/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin chào Luật sư: theo công văn số 4640/LĐTBXH-BHXH có đoạn viết "Như vậy, trường hợp người lao động trong cùng một ngày vừa có thời gian đi làm, vừa có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động; thời gian người lao động thực sự làm việc, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật" Như vậy, mình có thể hiều là người lao động cho dù nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nhưng vẫn đi làm thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cho người lao động cho dù NLĐ đã được nhận chế độ ốm đau từ BHXH phải không ?

    Trường hợp tôi có chỉ định điều trị tại bệnh viện bệnh Viêm xoang, buổi sáng và buổi tối tôi đến chích, và đi làm việc bình thường trong 6 ngày điều trị tại bệnh viện. Như vậy, tôi có thể vừa được BHXH chi trả chế độ ốm đau và nhận lương các ngày đi làm tại công ty hay không? khi tôi làm thủ tục để nhận từ BHXH thì doanh nghiệp không phải trả lương cho tôi, cho dù tôi có đi làm? xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PED20 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/02/2020)
  • #540482   04/03/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bị bệnh bạn cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế để khám bệnh, chữa bệnh; và đề nghị họ cấp giấy xác nhận về việc bị bệnh này. Sau đó, bạn mạng giấy xác nhận của cơ sở Y tế nộp cho công ty (thường là bộ phận hành chính, nhân sự của công ty hoặc bộ phận khác theo quy định của công ty) để họ làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau.

    Nếu bạn thực hiện đúng cách như trên thì khi bị bệnh sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà không phải đi làm như bạn nêu.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;