Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<17181920212223>»
  • Xem thêm     

    12/09/2019, 09:49:27 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vấn đề bạn hỏi việc thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Thông tư 03/2019/TT-BNV đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về ký kết, thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể, cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc tại Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp được điều chỉnh theo quy định pháp luật về lao động, dân sự, thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    Một số loại công việc theo quy định tại Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP được thực hiện thông qua ký kết một trong các hình thức hợp đồng sau đây: Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật thương mại;

    Đối với bạn đang ký hợp đồng lao động để làm những công việc quy định tại Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP; Mức lương trong hợp đồng mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Việc trừ phụ cấp công vụ hay không hoặc các phụ cấp khác(nếu có) đều do thỏa thuận theo hợp đồng lao động bạn nhé.

  • Xem thêm     

    03/09/2019, 08:45:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Không vấn đề gì bạn nhé!

  • Xem thêm     

    02/09/2019, 09:23:25 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn đã được tư vấn. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, bạn liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    01/09/2019, 11:40:29 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn đã được tu vấn. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    01/09/2019, 10:04:25 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Nếu bạn phát hiện ra mỗi mình bị giữ lương mà bạn vẫn đang làm việc tại công ty, tốt nhất nên giải quyết vấn đề trong nội bộ. Đầu tiên, hãy làm rõ xem có sự nhầm lẫn hay sai sót nào trong quá trình làm việc hay không. Một sai sót như thế này hoàn toàn có thể sửa chữa và khắc phục, dù đôi khi đến mất vài ngày.

    Nếu sự việc là hoàn toàn chính xác, hãy đến gặp cấp trên trực tiếp để hỏi chuyện gì đang xảy ra. Khẳng định rằng việc giữ lương không có sự thoả thuận là vi phạm pháp luật. Dù sếp bạn đã biết hoặc vô tình không nắm được sự việc, vẫn hãy hi vọng và hợp tác để sếp giải quyết vấn đề này cho bạn.

    Trong trường hợp, mọi nỗ lực của sếp đều không mang lại hiệu quả, hãy đưa vấn đề đến phòng nhân sự và sếp của sếp nhằm có lời giải thích và cách xử lý rốt ráo hơn. Tình huống tồi tệ nhất là khi mọi cách đều không trả lại công bằng cho bạn, đã đến lúc gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

  • Xem thêm     

    31/08/2019, 10:51:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đó là đúng theo luật bạn nhé

  • Xem thêm     

    31/08/2019, 08:13:23 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc thời hạn dưới 12 tháng được đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận;

    Do đó, bất cứ ai dù làm công việc gì cũng đảm nhiệm một vị trí, nhiệm vụ riêng trong doanh nghiệp. Do vậy, khi nghỉ việc, để không ảnh hưởng tới công việc của tập thể, người lao động phải báo trước: Ít nhất 03 ngày làm việc với người không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận hoặc Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn; hoặc- Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn;

    Thông báo trước khi nghỉ cùng lá đơn xin nghỉ việc là việc làm đơn giản mà người lao động có thể dễ dàng thực hiện. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình và tránh ảnh hưởng tới những người xung quanh, người lao động nên chấp hành nghiêm túc thời gian báo trước khi nghỉ việc.

    Vì vậy trong trường hợp trên người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động hoặc báo lên Thanh tra lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    31/08/2019, 10:43:47 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn cần thực hiện thỏa thuận hoặc khiếu nại lên lãnh đạo công ty trước, nếu công ty vẫn không thực hiện trả lương thì bạn nên khiếu nại lên cơ quan thanh tra lao động nơi Công ty có trụ sở có thẩm quyền thì thanh tra lao động sẽ tiến hành thanh tra và xử phạt đối với hành vi không trả lương/không trả lương đúng hạn của công ty.

     

  • Xem thêm     

    31/08/2019, 10:38:40 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định như sau:

    “Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

    1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

    b) Người khuyết tật nặng.

    2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

    a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

    b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

    c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.

    Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật như sau:

    “Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật

    3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

    b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;”

    Như vậy; người được xác định là khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. Bạn chưa cho biết bạn và vợ mình được kết luận suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm. Do đó, chưa thể  xác định là người khuyết tật nặng và thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Với hoàn cảnh của mình thì bạn nên đề nghị nhà nước hỗ trợ và miễn giảm các khoản kinh phí theo nhu cầu sinh hoạt của mình.

  • Xem thêm     

    30/08/2019, 09:15:37 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì tiền lương phải được trả đúng thời hạn:

    “Điều 96. Nguyên tắc trả lương

    Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

    Cũng theo Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

    Đồng thời, Nghị định này cũng nêu rõ, người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cụ thể trong tháng.

    Theo đó, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.

    Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Để biết công ty trả lương có vi phạm không thì cần phải xem xét lý do. Nếu không có lý do chính đáng thì việc công ty bạn trả lương chậm 10 ngày là sai quy định của luật. Cũng theo quy định trên thì khi mà công ty trả lương chậm thì có nghĩa vụ trả thêm lương cho người lao động, mặc dù thế không phải trường hợp nào trả chậm lương cũng phải trả thêm: (theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

    Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu không có lí do bất khả kháng, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì Công ty không được chậm trả, giữ lương của người lao động. Công ty không được phép thực hiện hành vi giữ lương, chậm trả lương hay kỷ luật bằng hình thức phạt tiền lương…

    Công ty chậm trả lương cho người lao động còn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP). Cụ thể, khoản 3 Điều 13 Nghị định này quy định, công ty trả lương không đúng hạn sẽ bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm.

    Theo đó thì nếu bạn thực hiện khiếu nại với cơ quan thanh tra lao động có thẩm quyền thì thanh tra lao động sẽ tiến hành thanh tra và xử phạt đối với hành vi không trả lương/không trả lương đúng hạn của công ty, bạn cần thực hiện thỏa thuận hoặc khiếu nại lên lãnh đạo công ty trước, nếu công ty vẫn không thực hiện trả lương thì bạn nên khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 03:52:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn cần xem lại trong hợp đồng làm việc của bạn hoặc quyết định phân công gần đây nhất chức danh công việc của bạn là gì? Nếu chức danh công việc của bạn là phụ trách Công nghệ thông tin và bằng cấp chuyên môn của bạn cũng là công nghệ thông tin thì việc điều bạn làm công việc phân công giữ Thư viện và phụ trách Thông tin dữ liệu là không đúng với chuyên môn của bạn, không đúng với hợp đồng làm việc đã ký kết hay quyết định đã bổ nhiệm bạn làm công tác về Công nghệ thông tin. Việc đơn vị chuyển bạn sang làm công tác Thư viện và phụ trách Thông tin dữ liệu cũng có thể chấp nhận được nếu đó là chuyển tạm thời trong một thời gian nhất định để đơn vị như trường sắp xếp lại công tác và nhân sự trước khi bàn giao lại công việc cho bạn nhưng nếu là điều chuyển luôn không được sự đồng ý của bạn là vi phạm thỏa thuận, hợp đồng và pháp luật nên bạn có quyền kiến nghị đơn vị quản lý cấp trên giải quyết cho bạn hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 03:36:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ tại khoản 4 Điều 28 Luật viên chức 2010 về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau: 

    “4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”.

    Ngoài ra, tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác:

    “1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc. 

    2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản”.

    Với trường hợp bạn muốn là chuyển từ giáo viên Tiểu học sang giáo viên THCS tức là xin thuyên chuyển công tác về đơn vị mới tức thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị mà bạn đang công tác(trường tiểu học cũ). Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. 

    Trường hợp của bạn bắt buộc phải có văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Nội vụ hoặc phòng nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nơi mà bạn chuyển đến.

    Xét trong trường hợp của bạn, do bạn chưa mô tả chi tiết về trường hợp của mình nên bạn có thể tham khảo những điều kiện mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn chi tiết theo từng địa phương để có thể biết mình có phù hợp với những điều kiện đó không để có thể làm hồ sơ xét duyệt về việc chuyển từ giáo viên Tiểu học sang giáo viên THCS.

  • Xem thêm     

    27/08/2019, 09:42:11 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, trong một số trường hợp, người lao động khi làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên chấm dứt hợp đồng thì được hưởng trở cấp thôi việc.

    Tuy nhiên, quy định này lại không có trường hợp người lao động bị sa thải (khoản 8 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012). Tương tư như vậy, theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2012, chỉ người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, lý do kinh tế hoặc chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp mới được hưởng trợ cấp mất việc làm.

    Do vậy, người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện:

    - Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

    - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên;

    - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

    - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

    Trên cơ sở các quy định này có thể thấy, người lao động bị sa thải nếu không thuộc các trường hợp trên mà đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    25/08/2019, 08:03:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì thông báo kết quả thử việc được quy định như sau:

    “1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

    2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.“

    Theo như quy định trên, hết thời hạn thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc đã làm thử, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ngay với người lao động. Không quy định chuyển giao từ hợp đồng thử việc sang hợp đồng chính thức như bạn của bạn đã nói. Do đó, khi hết hạn hợp đồng thử việc trước 3 ngày thì bên công ty của bạn phải có trách nhiệm thông báo cho bạn biết kết quả thử việc và nếu bạn đạt thì phải tiến hành ký kết hợp đồng chính thức ngay. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận". Như vậy nếu trong thời gian thử việc thì cả hai bên: người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, đồng thời cũng không đặt ra nghĩa vụ bồi thường với mỗi bên.

    Nếu trọng hợp đồng thử việc không có bất cứ điều khoản nào về việc nếu không hoàn thành tốt công việc trong quá trình thử việc thì sẽ không được thanh toán  lương thì hành vi của công ty là trái pháp luật cụ thể ở đây là không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trọng hợp đồng. Vì vậy, khi bạn nộp đơn yêu cầu công ty trả lương mà công ty không giải quyết thì bạn làm đơn lên phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu hòa giải không thành hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc hòa giải viên lao động không kết thúc việc hòa giải thì bạn làm đơn (kèm theo biên bản hòa giải không thành trong trường hợp hòa giải không thành) yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết theo quy định.

  • Xem thêm     

    23/08/2019, 09:51:33 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong thời gian đi đào tạo bạn được đơn vị hỗ trợ và bạn phải tự nộp học phí. Khi hoàn trả chi phí đào tạo thì bạn chỉ phải trả những khoản do đơn vị hỗ trợ phục vụ cho khóa học (không bao gồm lương và các khoản phụ cấp) theo quy định tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:18:45 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 35 Luật viên chức năm 2010 quy định về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng:

    “1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

    2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.

    3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.”

    Như vậy, khi bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị đã cử mình đi học thì phải đền bù chi phí đào tạo vì trước đó đơn vị này đã thanh toán chi phí để bạn đi học và bạn chưa đáp ứng được thời gian cam kết làm việc sau khi được đào tạo tại đơn vị đó.

    Khoản 3 Điều 34 Luật viên chức năm 2010 quy định về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức:

    “ 3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.”

    Và Điều 35 Nghị định 29/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật viên chức năm 2010 quy định:

    “Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời gian đi đào tạo bạn được đơn vị hỗ trợ 700 000 đồng/tháng và bạn phải tự nộp học phí. Khi hoàn trả chi phí đào tạo thì bạn chỉ phải trả những khoản do đơn vị hỗ trợ phục vụ cho khóa học (không bao gồm lương và các khoản phụ cấp) theo quy định tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:09:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

    Vì vậy, việc trả tiền hoa hồng hoàn toàn có hiệu lực về pháp lý không nhất thiết phải bằng văn bản. Việc trả hoa hồng có thể bằng lời nói, hành vi vẫn được coi như giao dịch được xác lập. Thế nhưng, nếu xảy ra tranh chấp, khi tòa án thụ lý, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” vẫn được ưu tiên.

    Bởi vậy, người bạn phải bằng mọi cách chứng minh được việc trả hoa hồng cho bạn như ghi âm lại lời nói hay có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:06:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động - Bộ luật lao động 2012 quy định:

    1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

    2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

    Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

    Theo quy định trên, khi các bên muốn thay đổi mức lương trên HĐLĐ hoặc các vấn đề khác trong hợp đồng thì có thể ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung nội dung đó. Trong trường hợp này, không nên ký lại hợp đồng lao động mới vì có thể sẽ làm thay đổi loại HĐLĐ và các quyền, nghĩa vụ của các bên.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 06:03:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức quy định như sau:

    1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

    a. Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

    b. Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự.

    3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp”.

    Với quy định trên, đối tượng được miễn chế độ tập sự khi trúng tuyển viên chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

    + Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên.

    + Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

    Xét trường hợp trên của bạn, nếu bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong 3 năm có đóng BHXH bắt buộc đồng thời với thời gian này bạn đã làm những công việc chuyên môn, nghiệp cụ phù hợp với vị trí việc làm được tuyển. Bạn đã đáp ứng đẩy đủ các điều kiện về miễn chế độ tập sự. Như vậy, bạn được miễn chế độ tập sự trong trường hợp này. Nếu trong trường hợp bạn được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định nêu trên thì phải thực hiện chế độ tập sự.

    Thời gian nâng lương lần đầu được tính bắt đầu từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch. Tuy nhiên, pháp luật có sự ưu tiên cho những người đã từng làm việc, có đóng bảo hiểm tại cong việc được bố trí đúng ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 nghị định 24/2010/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức quy định về trường hợp đặc biêt trong tuyển dụng:
    2. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng dồn.

    Như vậy, thời gian công tác có đóng bảo hiểm tại công việc phù hợp với vị trí được tuyển dụng sẽ được tính làm căn cứ để xếp ngạch, bậc lương phù hợp khi bạn được tuyển dụng.

  • Xem thêm     

    11/08/2019, 04:31:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

    c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Như vậy, ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ từ 05 đến 10 ngày và được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Do đó, cần lưu ý, khoản tiền dưỡng sức này chỉ được cấp cho người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức nối liền với thời gian nghỉ thai sản.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (Danh sách 01B-HSB).

    Dù pháp luật không quy định cụ thể các giấy tờ người lao động cần chuẩn bị, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên cung cấp đầy đủ, kịp thời các giấy tờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động khi lập danh sách này.

    Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH). Có thể thấy, pháp luật hiện hành hết sức tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ dưỡng sức và nhận tiền dưỡng sức sau sinh. Chính vì vậy, bạn là người lao động nên biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

47 Trang «<17181920212223>»