Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<19202122232425>»
  • Xem thêm     

    19/07/2019, 05:25:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Bộ luật lao động năm 2012, hiện nay pháp luật lao động chưa có quy định trách nhiệm phải bàn giao công việc của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trường hợp nếu trong nội dung của hợp đồng lao động đã giao kết hoặc nội quy của công ty có quy định về nghĩa vụ phải bàn giao lại công việc trước khi nghỉ việc thì sẽ được áp dụng, giải quyết theo quy định đó.

    Khi bạn nghỉ việc, bạn đã bàn giao công việc nhưng Công ty vẫn chưa hoàn trả phần lương còn lại, đồng thời thông báo là thiếu hàng ở kho và yêu cầu bồi thường.

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn cần phải xem xét trong hợp đồng lao động đã giao kết và nội quy lao động có quy định không. Nếu có quy định về việc bắt buộc phải bàn giao công việc trước khi nghỉ việc thì bạn phải thực hiện. Tuy nhiên, khi công ty không xác định được do lỗi của bạn thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở.

  • Xem thêm     

    19/07/2019, 05:15:28 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 quy định về . Thời giờ làm việc bình thường:

    “1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

    Người lao động làm việc ngoài những thời gian được xác định là thời giờ làm việc bình thường theo quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động được tính là làm thêm giờ. Việc người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 106 BLLĐ:

    “a) Được sự đồng ý của người lao động;

    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

    c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

    Nghị định 45/2013/NĐ_CP quy định:

    - Về số giờ làm thêm:

    + Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

    + Việc tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ một năm được thực hiện trong trường hợp sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước hoặc các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

    - Thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng: Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

    Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.

    Như vậy,  công ty bạn đang vi phạm các quy định về pháp luật lao động. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn và những người lao động khác có quyền yêu cầu công ty giải quyết cũng như yêu cầu công ty thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bạn cũng có quyền nhờ sự giúp đỡ từ phía Công đoàn cơ sở tại đơn vị. Nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được vấn đề bạn có quyền gửi đơn khiếu nại tới Phòng lao động thương binh xã hội hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở công ty để yêu cầu giải quyết.

  • Xem thêm     

    16/07/2019, 04:53:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi thuộc trường hợp công ty bạn thược dạng Công ty cho thuê lại lao động. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 55/2013/NĐ-CP. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động. Do vậy có thể thấy để hợp đồng cho thuê lại lao động có hiệu lực thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động kí hợp đồng phải có điều khoản về đào tạo, đặt cọc và trách nhiệm cho người lao động được thuê lại.

    Trong trường hợp của bạn, Chủ tàu đã kí kết hợp đồng cho thuê lại lao động là bạn. Theo quy định thì hợp đồng cho thuê lại lao động phải thỏa thuận về trách nhiệm của mỗi bên. Trách nhiệm bồi thường dựa vào sự thỏa thuận của doanh nghiệp công ty bạn và chủ tàu.

    Vì vậy, tùy từng trường hợp trách nhiệm này có thể thuộc về bạn, hoặc công ty hoặc cả hai bên chịu trách nhiệm.

    Trong trường hợp của bạn, do không được cung cấp tường tận, cụ thể, chi tiết về vụ việc của bạn, nên qua những thông tin vừa cung cấp, chúng tôi khuyên bạncó thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ban Giám đốc của Công ty hoặc công đoàn cơ sở để giải quyết, nếu vẫn không được thì bạn sẽ kiến nghị lên phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty bạn đặt trụ sở hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở.

  • Xem thêm     

    15/07/2019, 11:45:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Câu hỏi không đầu không đuôi đã được trả lời???

  • Xem thêm     

    14/07/2019, 09:36:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về điều kiện hưởng chế độ thai sản theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: 

    “...2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con....”

    Quy định này được hiểu là để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì lao động nữ phải đóng đủ 6 tháng BHXH (có thể không liên tục) trở lên. Nhưng 6 tháng này phải nằm trong phạm vi 12 tháng trước khi sinh con. Nếu lao động nữ đóng BHXH đủ 6 tháng nhưng nằm ngoài phạm vi 12 tháng trước khi sinh con hoặc trong phạm vi 12 tháng này nhưng không đủ 6 tháng (trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 31) thì cũng không đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản.

    Như vậy, bạn làm việc ở công ty điện tử từ ngày 3/4/2018 đến ngày 5/9/2018 đã đủ 6 tháng đóng BHXH và bạn thôi việc trước ngày thôi việc bạn có bầu được gần 2 tháng và còn khoảng 7 tháng nữa bạn sẽ sinh. Do đó bạn đủ điều kiện đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trước khi sinh và đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản.

  • Xem thêm     

    13/07/2019, 10:02:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định thì người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng xác định thời hạn (1 năm), hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn 3 tháng. Do đó,  trước năm 2012 vẫn thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật bạn nhé.

  • Xem thêm     

    13/07/2019, 09:55:43 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 52 và khoản 1, 2 điều 53 Luật việc làm 2013 quy định như sau:

    "Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm

    1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

    b) Trường hợp bất khả kháng.

    2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.

    Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

    2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này."

    Và theo quy định tại điều 19, 20 nghị định 28/2015/NĐ-CP:

    "Điều 19. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

    Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Điều 20. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

    Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    2. Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp."

    Do vậy, khi bạn không đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm đúng hẹn hàng tháng mà không có lý do chính đáng quy định tại khoản 1 điều 52 Luật việc làm năm 2013 và điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày bạn không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn. Vì bạn vẫn còn ít tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nên tháng tiếp theo bạn sẽ vẫn được hưởng bình thường nếu thông báo về việc tìm kiếm việc làm đúng quy định theo như quy định tại điều 53 Luật việc làm và điều 20 NĐ 28/2015/NĐ-CP như trên.

  • Xem thêm     

    12/07/2019, 10:15:53 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy đinh tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội quy định: 

    “a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

    Do đó, đối với trường hợp của bạn hỏi nếu các nhân viên đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên.

    Trong trường hợp công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

    Vì vậy, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”. 

    Đối với vi phạm về BHXH, BHTN, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, điều 26, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22.8.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7.10.2015) - sau đây gọi tắt là Nghị định số 95, người sử dụng lao động sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền.

    Với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

    Với mức từ 18% đến 20%, tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.

    Đối với vi phạm về BHYT, theo quy định tại khoản 2, 3, 4, điều 57, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định 176), người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đóng BHYT không đủ số người có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động; hoặc bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đóng BHYT tương ứng cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT của người sử dụng lao động từ dưới 10 người lao động đến từ 1.000 người lao động trở lên; hoặc bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi đóng BHYT không đủ số tiền phải đóng tương ứng từ dưới 5.000.000 đồng đến từ 160.000.000 đồng trở lên.

    Các mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Đối với hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc và BHXH, theo quy định tại điểm a, b, khoản 4, điều 26, Nghị định số 95: Buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc và BHXH chưa đóng, chậm đóng; buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH bắt buộc và BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHXH trong năm.

    Đối với hành vi trốn đóng BHYT, theo quy định tại điểm b, c, khoản 5, điều 57, Nghị định 176: Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

    Ngoài ra, theo quy định tại điều 216, bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp trốn đóng từ 50.000.000 đồng trở lên, hoặc trốn đóng từ 10 người trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

  • Xem thêm     

    11/07/2019, 04:03:59 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bộ luật lao động 2012 có quy định về học nghề tại Điều 61 như sau:

    “Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

    Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

    3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia."

    Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác không có quy định về học việc mà chỉ có quy định về học nghề, vậy nên học việc của người đó ở đơn vị bạn có thể coi là học nghề. Theo quy định của bộ luật lao động thì người học nghề sẽ chỉ được trả lương trong thời gian học nghề nếu trong thời gian học nghề đó trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách. Theo đó, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động học việc để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Việc chia mức lương như vậy có đúng  hay sai thì phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, mức lương mà người học việc được gấp đôi lương người lao động bình thường khác thì cũng có phần không được công bằng cho lắm cho nên bạn và những lao động khác có thể đề nghị xem xét lại trường hợp này để có hướng đề xuất, kiến nghị phù hợp hơn.

  • Xem thêm     

    09/07/2019, 06:31:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định khi Người lao động khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng trợ cấp thấp nghiệp.

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

    “Điều 42. Quản lý đối tượng

    6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

    Như vậy theo quy định trên thì mẹ bạn nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHTN và thời gian này không được tính là thời gian đóng BHTN.

    Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thì căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 được quy định như sau:

    2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng“.

    Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định“.

    Theo đó, trường hợp này, vì mẹ bạn có tổng số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp là 9 năm 10 tháng nên bạn sẽ được hưởng 9 tháng trợ cấp thất nghiệp và 10 tháng lẻ sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    09/07/2019, 06:00:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Cách tính của bạn, tôi thấy chưa phù hợp bởi:

    Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động thì người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    Ngoài thời gian được hưởng 200%, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần thì tiền lương trong ngày chủ nhật sẽ được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2015 như sau:

    Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

    Tiền lương làm thêm giờ  = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 200% x Số giờ làm thêm

    Cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, theo sản phẩm được quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 và Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

    Bạn có thể căn cứ các quy định nêu trên để biết và thực hiện đúng theo quy định.

  • Xem thêm     

    08/07/2019, 09:28:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

    Căn cứ Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ 1/1/2018). Mức lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Thực hiện theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp và người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng thì doanh nghiệp phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc và người lao động vẫn được hưởng các chế độ, nghỉ phép, chế độ trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng như đối với lao động làm trọn thời gian.

    Trường hợp của bạn nếu đã ký hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên thì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho bạn. Việc đã ký hợp đồng lao động với thời hạn 1 năm từ năm 1999 đến nay mà Bưu điện không đóng BHXH cho bạn, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

    Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”. 

    Khi Bưu điện không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định.

  • Xem thêm     

    08/07/2019, 06:31:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội một lần khi Người lao động có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp

    “b) Ra nước ngoài để định cư;”

    Như vậy, theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn thuộc trường hợp có thể nhận được bảo hiểm xã hội một lần khi có yêu cầu.

    Căn cứ Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 20 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định như sau:

    “3. Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

    b) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

    c) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

    d) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.”

    Vì vậy, trong trường hợp bạn ra nước ngoài định cư mà muốn hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì căn cứ vào những quy định nêu trên của pháp luật phải có Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp chứ không được thông báo cấp visa qua email được.

  • Xem thêm     

    02/07/2019, 10:22:18 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn chưa nêu rõ là thỏa thuận thời hạn lao động của bạn có hay không và thỏa thuận làm việc bao nhiêu tháng. Nhưng theo quy định trên, hợp đồng bằng lời nói hợp pháp khi hợp đồng đó là hợp đồng làm việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, thuộc loại hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (điểm c Khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động). Cũng theo quy định tại Khoản 2 điều 22 Bộ luật lao động:

    "Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng".

    Như vậy, theo quy định trên, sau khi hết hạn hợp đồng bằng lời nói (tối đa là 3 tháng), bạn đã tiếp tục làm việc nên hợp đồng bằng miệng của bạn chuyển thành hợp đồng không  xác định thời hạn. Vậy nên, bạn vẫn đang là nhân viên công ty. Nếu loại hợp đồng của bạn là hợp đồng xác định thời hạn thì để chấm dứt hợp đồng đúng với pháp luật cần có một trong những lý do tại khoản 1 Điều 37 Luật lao động 2012 và phải báo trước theo thời hạn tương ứng với lý do nghỉ việc theo khoản 2 Điều 37.  Tại Khoản 2 Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 có quy định:

    "Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    ...

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày."

    Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì việc người lao động phải thực hiện thủ tục bàn giao công việc lại cho người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động không được pháp luật quy định cụ thể cũng như bắt buộc thực hiện. Theo đó, khi hợp đồng chấm dứt, bạn phải có trách nhiệm bàn giao lại sổ sách, giấy tờ và các tài liệu liên quan cho công ty. Nếu không thực hiện việc bàn giao bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty theo thỏa thuận hay theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    29/06/2019, 09:42:15 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc như sau:

    “1. Việc tuyển dụng viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo chế độ hợp đồng làm việc, bao gồm hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn quy định tại Điều 25 Luật viên chức. Thời gian thực hiện chế độ tập sự được quy định trong hợp đồng làm việc xác định thời hạn”.

    Theo đó, viên chức tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo chế độ hợp đồng làm việc, bao gồm hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo Điều 25 Luật Viên chức 2010. Thời gian thực hiện chế độ tập sự được áp dụng trong hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ, sau khi thực hiện chế độ tập sự sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Sau khi thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn, bạn sẽ ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

    Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự như sau:

    "1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau: 

    a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên; 

    b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. 

    2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự. 

    3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp."

    Nếu trước khi bạn có quyết định trúng tuyển viên chức, bạn có thời gian công tác đảm bảo quy định trên thì bạn được miễn thực hiện chế độ tập sự.

    Đối với trường hợp của bạn, sau khi có quyết định tuyển dụng viên chức, đơn vị ký phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn trước, sau khi thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì đơn vị mới được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

    Còn những người đã làm việc theo Hợp đồng lao động tại đơn vị bạn từ năm 2002 và đã là hợp đồng dài hạn(vì là Hợp đồng lao động). Đến nay được tuyển dụng vào biên chế (viên chức) vẫn phải ký lại cả 2 loại hợp đồng làm việc có thời hạn và không có thời hạn như đã nêu ở trên.

  • Xem thêm     

    26/06/2019, 05:36:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

    Theo đó, tại thời điểm vợ sinh con mà lao động nam đang tham gia BHXH bắt buộc tại công ty thì lao động nam cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    Về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con được căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định :

    “2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

    a) 05 ngày làm việc;

    b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

    c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

    d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

    Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là từ 5 ngày đến 14 ngày làm việc tùy từng trường hợp theo quy định nêu trên.Thời gian nghỉ chế độ thai sản không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần. Tuy nhiên người lao động là nam giới nghỉ hưởng chế độ trong 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương do cơ quan BHXH chi trả và người lao động nam cũng vẫn được nghỉ việc riêng có hưởng lương 05 ngày trong trường hợp vợ sinh vì được thể hiện trong Thỏa ước lao động tập thể của Công ty thì sẽ do Công ty chi trả.

  • Xem thêm     

    24/06/2019, 04:34:32 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 :

    “Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

    1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.

    Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:

    “1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.

    Theo đó:

    Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ cho công ty và công ty phải nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày tiếp theo. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định:

    1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

    2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội“.

    Khi quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng so với thời gian quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động phải có văn bản giải trình về lý do chậm nộp kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, thai sản gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý.

    Như vậy, khi đáp ứng đủ điều kiện trên thì người lao động vẫn được hưởng chế độ ốm đau. Theo thông tin bạn cung cấp, người lao động công ty bạn nghỉ việc chấm dứt hợp đồng từ 18/5/2019 nếu có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, do đó khi nghỉ việc do ốm đau thì vẫn đang là người lao động nên đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Việc đến thời điểm cuối tháng 6/2019(vẫn trong thời hạn 45 ngày) bạn mới gửi được chứng từ ốm tháng 5 của họ thì vẫn được duyệt trợ cấp ốm đau vì thời gian đó họ đang là người lao động nên đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

  • Xem thêm     

    22/06/2019, 06:43:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, người khởi kiện phải chứng minh việc khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Khi khởi kiện về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì ít nhất, người lao động phải chứng minh là họ đã bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động không ra văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động mà không cho người lao động vào nơi làm việc, do đó, khi khởi kiện, người lao động không chứng minh được là họ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Một số vụ án, Tòa án chỉ nhận định: Vì người lao động không chứng minh được người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nên xử bác yêu cầu khởi kiện của người lao động. Ngoài ra bạn còn yêu cầu Công ty phải:

    – Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày mà bạn không được làm việc.

    – Bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ (lương theo HĐLĐ bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác). Do bạn chỉ đề cập đến mức lương đóng BHXH nên bạn vui lòng căn cứ vào mức lương trong hợp đồng).

    – Chi trả trợ cấp thôi việc: Bạn làm được 01 năm 8 tháng thì tính tròn là 02 năm nên mức trợ cấp thôi việc của bạn là 01 tháng tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    – Hợp đồng của bạn là loại hợp đồng không xác định thời hạn, vì vậy khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ công ty phải báo trước ít nhất là 45 ngày làm việc theo Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012. Nếu công ty không báo trước cho bạn thì công ty phải bồi thường tiền lương tương ứng với thời gian không báo trước cho bạn.

    - Hợp đồng lao động. 

    - Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc; 

    - Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;

     - Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có); 

    - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). 

    Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn cụ thể nhất nhé.

  • Xem thêm     

    20/06/2019, 11:11:52 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010 thì Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

    Căn cứ Điều 15 Bộ luật lao động 2012 thì Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

    Như vậy, Viên chức là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    Do đó, bạn cần phân biệt giữa hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động được nêu ở trên và Thời gian bạn nêu ở trên là cả quá trình công tác từ khi có quyết định là viên chức ký hợp đồng làm việc chứ không tính thời gian ký hợp đồng lao động bạn nhé.

  • Xem thêm     

    19/06/2019, 10:17:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp thì sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, bạn muốn nghỉ việc tức là đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động(HĐLĐ). Căn cứ quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

    “1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

    Như thông tin bạn trình bày, hợp đồng lao động giữa bạn với công ty là hợp đồng không xác định thời hạn cho nên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho bên công ty ít nhất 45 ngày. Do bạn đang nghỉ chế độ thai sản nên có thể báo xin nghỉ việc từ thời điểm này và sau 45 ngày thì bên công ty sẽ ra quyết định thôi việc. Khi đã thông báo trước 45 ngày trước khi nghỉ việc thì bạn sẽ không bị bồi thường hợp đồng lao động. Như vậy, nếu như bạn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 nêu trên thì chị không phải bồi thường cho công ty. Trường hợp bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại Điều 37 thì chị đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, khi đó chị có trách nhiệm bồi thường theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012. Về chế độ thai sản mà chị được hưởng là chế độ do BHXH chi trả, chị không phải hoàn trả lại kể cả khi chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật hay trái pháp luật.

47 Trang «<19202122232425>»