Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<22232425262728>»
  • Xem thêm     

    05/04/2019, 09:44:21 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 111 Bộ luật lao động:

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Pháp luật quy định nếu một người làm việc đủ 12 tháng làm việc thì mỗi hàng năm bạn sẽ được nghỉ 12 ngày / năm theo quy định đó.

    Tiền lương trả cho người lao động là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động tức là bao gồm mức lượng, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nghỉ phép hàng năm là quyền lợi cho người lao động. Việc chi trả số tiền trong thời gian nghỉ hàng năm do công ty chi trả. Trường hợp vì các lý do nào đó mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

  • Xem thêm     

    05/04/2019, 09:40:10 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp này bạn xem Nghị định 94/2014/NĐ-CP:

    Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:

    a) Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;

    Như vậy, người lao động tại các Doanh nghiệp thì thường được chia 26 ngày. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    02/04/2019, 10:21:49 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

    “Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

    Như vậy theo quy định trên thì tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn đang thử việc tại ba người từ ngày 22/3 đến ngày 22/4/2019(một tháng thử việc) thì tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Bạn hãy căn cứ vào quy định trên để thực hiện.

  • Xem thêm     

    02/04/2019, 10:11:55 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về nguyên tắc, cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.

    Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.

  • Xem thêm     

    19/03/2019, 07:17:34 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo khoản 3, Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định người lao động làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của bộ luật này (lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo quy định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền).

    Việc bạn nghỉ việc nhưng phải báo trước thời hạn. Tuy nhiên, nếu được giám đốc Công ty đồng ý (với điều kiện bạn phải chứng minh được) thì hai bên thực tế đã thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động theo khoản 3, Điều 36 Bộ luật lao động 2012.

    Nếu Công ty không trả lương cho bạn, trước hết bạn phải khiếu nại đến Công ty để làm cơ sở hòa giải. Nếu Công ty không hòa giải hoặc hòa giải không thành, bạn có thể khiếu nại đến Thanh tra Lao động nơi Công ty đóng trụ sở nhờ giải quyết hoặc khởi kiện Công ty ra tòa. Nếu khởi kiện, bạn có thể khởi kiện tại tòa án cấp huyện nơi Công ty đóng trụ sở hay nơi mình cưu trú theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    17/03/2019, 03:31:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và được hưởng các chính sách về hưu trước tuổi khác quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP như sau

    “Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

    …2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội.”

    Do đó, nếu bạn đủ điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và được về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì được hưởng chính sách sau:

    - Được hưởng lương hưu hàng tháng do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả với mức lương hưu bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    - Được hưởng trợ cấp một lần do cơ quan bảo hiểm chi trả với mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Mức trợ cấp một lần của là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

    - Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu.

    Bác nghỉ hưu trước tuổi là 2 năm nên được trợ cấp 6 tháng tiền lương.

    - Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

    Để được hưởng lương hưu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 108 Luât bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

    - Sổ bảo hiểm xã hội;

    -  Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

    Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    10/03/2019, 11:42:26 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 144, Điều 145 Bộ luật lao động năm 2012 và Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

    + Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    + Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    – Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    – Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    + Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    + Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    Đối với trường hợp người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng mức bồi thường và trợ cấp do công ty và do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Tuy nhiên, tại Điểm b, khoản 1, Điều 38 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn Hợp đồng lao động đối với người làm theo Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Vì vậy, Công ty cần tiến hành việc này để chấm dứt tình trạng này nếu khả năng lao động chưa hồi phục thỏa mãn thời gian được nêu ở trên. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    10/03/2019, 11:29:33 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH quy định hình thức trả lương như sau:

    “Điều 4. Hình thức trả lương

    Hình thức trả lương theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

    1. Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

    a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

    b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

    c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

    d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động”.

    Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

    “Điều 14. Hiệu lực thi hành

    4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:

    a) Sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 4 như sau:

    “c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày””.

    Như vậy, nếu tính tiền lương theo thời gian cho người lao động thì ngoài trả lương tháng có còn hình thức trả tiền lương tuần; tiền lương ngày và tiền lương giờ. Cụ thể như sau:

    +) Tiền lương tuần: được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

    +) Tiền lương ngày: được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.

    +) Tiền lương giờ: được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định.

    Theo quy định tại khoản 1 điều 91 Bộ luật Lao Động 2012 quy định:

    - "Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành” ().

    Do mức lương tối thiểu được xác định theo ngày, tháng, giờ nên nếu như ký kết hợp đồng lao động với người làm việc theo giờ thì người sử dụng lao động cần phải đảm bảo mức lương trả cho người lao động không thấp hơn mức tối thiểu theo giờ của người lương động.

    Trường hợp này người lao động không làm đủ thời gian làm việc bình thường (08 giờ/ngày) nên sẽ không căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng trên tháng quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP. Đối với hợp đồng ký kết lao động theo giờ là hợp đồng được pháp luật thừa nhận nên khi ký kết cần tuân thủ theo những quy định đối với HĐLĐ chung theo quy định tại Điều 23 Bộ luật lao động năm 2012. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    10/03/2019, 11:22:18 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Khoản 3 Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP qui định như sau: “Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối”.

    Quy định trên loại trừ trường hợp “trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài”, không loại trừ trường hợp ký kết hợp đồng lao động với người nước ngoài nên đồng tiền dùng để giao kết hợp đồng lao động được quy định thống nhất là Đồng Việt Nam, không phân biệt đối tượng ký kết hợp đồng.

    Khái niệm về người cư trú, người không cư trú theo quy định tại Điểm 14 điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN về các trường hợp được sử dung ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dung ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 22, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

    Như vậy đối với trường hợp bạn đang thắc mắc thì việc trả lương đối với người lao động bằng ngoại tệ trái quy định của pháp luật. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của mình, trong hợp đồng có thể ghi rõ tỉ lệ quy đổi của đồng Việt Nam với ngoại tệ tương đương là phù hợp. Tuy nhiên, việc trả lương vẫn phải hoàn toàn trả bằng đồng Việt Nam. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    28/02/2019, 06:31:39 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 thì:

    “Điều 49. Điều kiện hưởng

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”

    Do đó, bạn chưa đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động rất khó để được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, bạn vẫn còn thiếu 2 tháng đóng. Tuy nhiên, khi bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị ngắt quãng thời gian đóng trong thời hạn 24 tháng trước khi nghỉ việc mà không phải là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đồng thời nộp hồ sơ trong thời hạn 03 tháng trước khi nghỉ việc thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, việc bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hay không không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp của bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    28/02/2019, 06:25:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2013 thì hiện nay người sử dụng lao động và người lao động có thể ký kết các loại hợp đồng sau: Hợp đồng thử việc, hợp đồng đào tạo nghề và hợp đồng lao động. Các loại hợp đồng lao động bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Theo đó, ngoài hợp đồng thử việc, hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng lao động thì pháp luật lao động không quy định hợp đồng thực tập.

    Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng (từ ngày 1/1/2018 bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng).

    Bởi vậy, Công ty bạn cần phải xác định rõ loại hợp đồng mà Công ty ký với thực tập sinh làm việc tại Công ty theo quy định của Bộ luật Lao động, trường hợp Công ty ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (từ ngày 1/1/2018 là hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng) với sinh viên thực tập để làm việc tại Công ty thì Công ty có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định của Luật BHXH. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    27/02/2019, 05:43:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:

    “Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội“.

    Theo quy định trên, bạn đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm và sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    27/02/2019, 05:38:47 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013:

    “Điều 49. Điều kiện hưởng

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”

    Theo đó, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn là đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    Căn cứ quy định điểm 1.8 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

    “Điều 42. Quản lý đối tượng

    6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”.

    Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (Nghị định 28/2015/NĐ-CP) quy định về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

    “1. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

    Như vậy, theo quy định trên, người lao động nghỉ việc không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 và nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng thì sẽ được xem xét và giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ các quy định nêu trên, theo thông tin bạn đã cung cấp, trường hợp bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp ở địa phương nào thì bạn sẽ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương đó. Tuy nhiên, trường hợp của bạn trong thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng thì người lao động và công ty không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, bạn chưa đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động rất khó để được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    23/02/2019, 04:09:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng thì:

    “2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

    b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”

    Theo đó, tỉ lệ hưởng lương của bạn sẽ được tính như sau:

    +) 15 năm đầu được tính bằng 45%;

    +) 16 năm sau được tính bằng 16 x 2 = 32%;

    +) Tổng 2 tỉ lệ trên bằng 45 + 32 = 77%. Do mức hưởng tối đa không quá 75% nên tỉ lệ hưởng của bạn được tính bằng 75% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và dư 01 năm đóng bảo hiểm xã hội.

    Ngoài ra, do bạn có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% nên khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thì:

    “2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

    Như vậy, với số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ bình quân hưởng lương hưu 75% (30 năm) thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

    Thứ hai, về cách tính bình quân tiền lương 05 năm cuối

    Do bạn làm việc từ trước năm 1995 nên bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn sẽ được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng cuối trước khi nghỉ việc chia cho 60. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo Nghị định Số: 47/2017/NĐ-CP thì mức lương cơ sở tại thời điểm hiện tại là 1.300.000 đồng. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    23/02/2019, 03:55:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.

    Căn cứ Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

    Mức lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

    Hợp đồng lao động mà con bạn  đã ký với nhà trường có thời hạn là 01 năm nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, nhà trường có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho con bạn. Việc nhà trường không đóng bảo hiểm xã hội, nghĩa là đã thực hiện trái với quy định của pháp luật lao động.

    Cụ thể, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

    Thứ hai, về mức xử phạt đối với đơn vị không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

    Khi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội, Công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”.

    Như vậy, khi Nhà trường không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    “2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Nếu đối chiếu với quy định viện dẫn trên, bạn thấy nhà trường vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội và để bảo vệ quyền lợi của mình, con gái bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ban giám hiệu, Hiệu trưởng, tổ chức Công đoàn để yêu cầu người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội; Hoặc là bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết, hoặc giải quyết của nhà trường mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi nhà trơngf đóng trụ sở, yêu cầu giải quyết theo quy định. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    23/02/2019, 03:41:50 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

    “1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

    Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.”

    Khoản 1 Điều 39 Luật này quy định như sau:

    “Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”

    Căn cứ vào các quy định nêu trên ở trường hợp của bạn, thời gian bạn nghỉ việc được hưởng chế độ sinh con do Bảo hiểm chi trả mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Do thời gian nghỉ sinh con bạn không làm việc nên cơ quan, đơn vị không phải trả lương cho bạn nên bạn cũng không được truy lĩnh chênh lệch tiền lương và phụ cấp (nếu có) giữa bậc lương mới và bậc lương cũ, vì trong thời gian nghỉ sinh con bạn không làm việc ở bậc lương mới. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    14/02/2019, 10:42:49 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012  tại khoản 2 Điều 22 quy định về loại hợp đồng lao động bao gồm 03 loại hợp đồng: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Theo đó, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Do đó, Hợp đồng lao động của bạn đã trở thành Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động với bạn mà không có lý do chính đáng theo quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012 thì trở thành đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    14/02/2019, 10:19:14 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Về 12 tháng trước khi sinh được xác định theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

    1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

    a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.

    Theo quy định trên, 12 tháng trước khi sinh được xác định như sau:

    +) Nếu tháng sinh đóng bảo hiểm thì 12 tháng trước khi sinh bao gồm cả tháng sinh con;

    +) Nếu tháng sinh không đóng bảo hiểm thì 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng trước liền kề tháng sinh trở về trước.

    Vợ bạn sinh vào tháng 6 năm 2019 và vợ bạn không đóng bảo hiểm từ tháng 4/2018 tới lúc sinh. Trong thời gian này, vợ bạn không đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, vợ bạn không đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản cho dù có tiếp tục đóng BHXH ở thời điểm này. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    11/02/2019, 11:56:47 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, bạn có thể được hưởng các chế độ như: trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật lao động.

    Đối với trợ cấp thôi việc, theo Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định:

    “1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước ....”

    Từ quy định này nếu bạn có thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định trên thì được hưởng, còn nếu có thời gian công tác của viên chức từ tháng 1/2009 thì không được hưởng .

    Trợ cấp thất nghiệp: Nếu bạn thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013:

    “1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

    b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

    Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

    Theo đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013:

    “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật này;

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

    ....”

    Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên, khi nghỉ việc và đã có quyết định thôi việc thì trong thời hạn 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng làm việc, bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Việc Bộ A không thực hiện việc trả trợ cấp cho bạn vì Bộ A giải thích là bạn đã được tuyển dụng lại vào đơn vị Y là không đúng với quy định ở trên(đối với trợ cấp thôi việc). Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

  • Xem thêm     

    08/02/2019, 02:53:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Không vấn đề gì

47 Trang «<22232425262728>»