Giải quyết các chế độ tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #514909 04/03/2019

    Giải quyết các chế độ tai nạn lao động

    Kính chào luật sư!

    Công ty chúng tôi có trường hợp sau:

    Người lao động A trên đường đi làm bị tai nạn giao thông, được chẩn đoán lần 1 là "Bong gân tay phải". Công ty đã thực hiện các chế độ cho người lao động như: Chịu các chi phí khám, chữa bệnh; trả lương cho những ngày điều trị....

    Sau hơn 1 tháng điều trị, người lao động báo không khỏi, tự ý thay đổi địa điểm khám chữa bệnh (tổng cộng ông A thay đổi tới 5 địa điểm khám chữa bệnh).

    5 tháng sau khi bị tai nạn, ông A trực tiếp đi khám tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình, được chẩn đoán nứt xương, yêu cầu bó bột và điều trị ngoại trú.

    Đến thời điểm hiện tại đã 10 tháng kể từ khi bị tai nạn, ông A vẫn chưa đi làm được, vẫn bó bột và được hưởng nguyên lương.

    Xin luật sư tư vần giúp trường hợp này giải quyết như théo nào thì đúng với quy định pháp luật? Ông A thường tự ý thay đổi địa điểm khám chữa bệnh, phác đồ điều trị (không thực hiện tập vật lý trị liệu) theo yêu cầu của bệnh viện, khai báo với bác sỹ sai ngày bị tai nạn (để bác sỹ cấp giấy nghỉ ốm)....

    Công ty cần tiến hành những việc gì để chấm dứt tình trạng này?

    Trân trọng cảm ơn!

     
    1807 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515109   10/03/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 144, Điều 145 Bộ luật lao động năm 2012 và Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

    + Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    + Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    – Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    – Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    + Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    + Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    Đối với trường hợp người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng mức bồi thường và trợ cấp do công ty và do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Tuy nhiên, tại Điểm b, khoản 1, Điều 38 Bộ luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn Hợp đồng lao động đối với người làm theo Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Vì vậy, Công ty cần tiến hành việc này để chấm dứt tình trạng này nếu khả năng lao động chưa hồi phục thỏa mãn thời gian được nêu ở trên. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;