Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc thì người lao động được hưởng những chế độ sau:
Người lao động được người sử dụng lao động trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị và được công ty cùng với cơ quan bảo hiểm thanh toán các chi phí điều trị.
Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Theo quy định này, công ty sẽ cùng với tổ chức bảo hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản chi phí trong quá trình điều trị của người lao động không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả.
Ngoài ra, trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị chấn thương người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương châm dứt hợp đồng trong thời gian người lao động đang điều trị.
Do bạn đã tham gia bảo hiểm nên bạn được hưởng quyền lợi theo điều 145 Bộ luật lao động năm 2012: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của người lao động. Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, còn trường hợp của người lao động chỉ bị suy giảm khả năng lao động từ 20% như bạn nêu thì không được trợ cấp hàng tháng này.
Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì áp dụng quy định tại khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012: “ Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.
Nếu trong biên bản ghi nhận tai nạn xảy ra không phải do lỗi của người lao động thì áp dụng khoản 3 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 :
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”
Như vậy, trường hợp tai nạn lao động của người lao động thì họ sẽ được hưởng quyền lợi sau: được công ty cùng với tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả các khoản điều trị do tai nạn lao động; trong thời gian điều trị đó công ty vẫn phải trả lương đầy đủ theo tháng cho bạn; bạn sẽ được tổ chức bảo hiểm trợ cấp hàng tháng với mức hỗ trợ cụ tính theo mức suy giảm sức lao động và mức lương hàng tháng của bạn trước đó. Việc BHXH yêu cầu hoàn trả lại số tiền hưởng chế độ ốm đau thì mới được trợ cấp tai nạn là không đúng với quy định ở trên.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;