Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

129 Trang «<80818283848586>»
  • Xem thêm     

    19/07/2012, 11:27:51 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu việc tặng cho (chuyển quyền sử dụng đất) vào thời điểm trước 01/7/2004 mà chưa thực hiện thủ tục sang tên thì có thể căn cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai và Điều 11 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 để cấp GCN QSD đất cho người được nhận tặng cho.

            Nếu hợp đồng đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập trước ngày 01/7/2004 mà người nhận chuyển nhượng đã xây nhà kiên cố, trồng cây lâu năm mà bên nhận chuyển nhượng không phản đối, chính quyền không xử phạt thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để công nhận hợp đồng và bắt buộc các bên phải tiến hành thủ tục sang tên.

                Còn trường bạn hỏi là hợp tặng cho sau ngày 01/7/2004 và chưa làm thủ tục sang tên thì hợp đồng đó vô hiệu. Nếu có tranh chấp về việc tặng cho QSD đất đó thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và buộc bên nhận tặng cho phải trả lại đất.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 10:16:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu trong đơn khởi kiện không có địa chỉ của bị đơn thì Tòa án sẽ không thụ lý. Về  quyền thừa kế theo pháp luật, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS năm 2005.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 09:17:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
            1. Theo thông tin bạn nêu thì hợp đồng đổi quyền sử dụng đất giữa chồng bạn với gia đình hàng xóm là vô hiệu. Do vậy, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại quyền sử dụng hợp pháp thửa đất tái định cư đó;

           2. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ vào các quy định của pháp luật (Luật đất đai, nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT...). Nếu gia đình bạn đã hút cát, san nền thì khi thu hồi đất, gia đình bạn có thể được hỗ trợ giá trị nền cát đó... Khi thửa đất đã có quyết định thu hồi  thì gia đình bạn không thể đào bới, di chuyển đất, cát tại lô đất đó nữa.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 09:08:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu nhà ở của gia đình bạn thuộc loại nhà ở riêng lẻ ở đô thị thì chính quyền có thể áp dụng quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11, Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/2/2009 nêu trên để xử phạt, mức phạt từ 10 đến 15trđ.

            Nếu gia đình bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thì trong Quyết định xử phạt sẽ nêu rõ hành vi vi phạm và căn cứ pháp lý để xử phạt đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng của gia đình bạn. Ngoài ra, gia đình bạn còn có thể bị áp dụng quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP để buộc tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng.

           Nếu không đồng ý với Quyết định của chính quyền địa phương thì bạn có thể khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/07/2012, 07:29:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Chủ đầu tư trả lời bạn như vậy là không thuyết phục. Giá mua là giá của diện tích sử dụng riêng (phần diện tích được cấp GCN QSH căn hộ chung cư) còn diện tích sử dụng chung thì người mua căn hộ không phải trả tiền. Khi mua diện tích sử dụng riêng thì mặc nhiên sẽ được sử dụng các diện tích sử dụng chung.

  • Xem thêm     

    14/07/2012, 07:19:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

           Vụ việc của gia đình bạn cần làm rõ diện tích đất chuyển nhượng năm 1993 là bao nhiêu m2? Phần diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc và quá trình sử dụng trên thực tế và trong hồ sơ địa chính thể hiện thế nào sẽ là căn cứ giải quyết vụ việc.

            Nếu không giải quyết được thì bạn có thể yêu cầu UBND xã hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải không thành thì một trong các bên có quyền gửi đơn tới Tòa án hoặc UBND huyện để được giải quyết theo quy định tại Điề 136 Luật đất đai.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 09:59:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Trong vụ việc đó cần làm rõ căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của từng gia đình:

    - Nếu gia đình kia được chia đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP sau đó không chuyển nhượng, đổi, tặng cho gia đình bạn thì họ sẽ thắng kiện trong vụ án đó. Việc gia đình bạn sử dụng bao nhiêu năm cũng không được công nhận quyền sử dụng đất nêu trước đó đất đã có chủ.

    - Nếu gia đình đó không được chính quyền giao đất hoặc đã chuyển nhượng, tặng cho gia đình bạn thì gia đình bạn sẽ thắng kiện.

    - Thửa đất đó đã có GCN QSD đất nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nơi có đất.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 01:58:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

            Đối với vụ việc vi phạm hành chính về đất đai thì gia đình bạn và gia đình hàng xóm đó đều bị xử lý theo quy định tại Nghị định 105/2009/NĐ-CP. Nếu xây dựng trái phép trên đất đấu thầu thì còn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP. Nếu không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp xã trong vụ việc đó thì gia đình bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    2. TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

           Gia đình bạn có thể gửi đơn tới UBND xã để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm đó. Nếu hòa giải không thành thì gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau:

             Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết;  Nếu không đồng ý với Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thì người khiếu nại có thể khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính.

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nếu không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 05:51:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Trường hợp bạn hỏi, Luật đất đai năm 2003 quy định như sau:

    "Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.         

    Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

    Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

    Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

     

    Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.".

                Như vậy, thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc về UBND cấp xã, nơi có đất. Bạn cần có đơn đề nghị hòa giải, trình bày rõ nguồn gốc đất, cung cấp thông tin địa chỉ về thửa đất và người chiếm đất của gia đình bạn, gửi kèm theo bản sao CMND, hộ khẩu của gia đình bạn là UBND xã phải thụ lý để hòa giải giữa các bên. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn tới UBND hoặc Tòa án theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    11/07/2012, 10:06:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất của gia đình bạn đang sử dụng là đất do ông bà để lại. Do vậy, có thể xác định nguồn gốc đất là của ông bà bạn. Tuy nhiên, ông bà bạn đã chết quá lâu, đến nay hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế nên các chú, bác bạn không thể khởi kiện tranh chấp thừa kế được nữa.

             2. Nghị định 64 quy định về việc chia đất nông nghiệp. Thửa đất gia đình bạn đang sử dụng làm nhà ở từ đời ông cha để lại nên không được điều chỉnh bởi Nghị định 64/CP.

             3. Hiện nay, GCN QSD đất đang đứng tên bố bạn nên bố bạn có thể bán một phần hoặc toàn bộ thửa đất đó. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp thì bố bạn chưa thể bán được mà phải chờ khi nào giải quyết xong tranh chấp thì bố bạn mới bán đất được.

  • Xem thêm     

    10/07/2012, 06:47:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Nếu chú bạn đã sử dụng đất ổn định, liên tục, công khai không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch từ năm 1994 thì có thể được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, cụ thể như sau:

    "Điều 15. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này, nay Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc chưa có quy hoạch được xét duyệt tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở thực tế ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP;

    b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP; giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại;

    c) Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp nhưng không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch hoặc tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất đó không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất, không cấp Giấy chứng nhận và thu hồi toàn bộ diện tích đất do lấn, chiếm và đất được giao, được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau."

             Nếu thửa đất do chú bạn sử dụng có tranh chấp thì được giải quyết căn cứ vào quy định tại mục 2.4 phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao như sau:

              "2.4 Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất đã được đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã bị giải thể.

    Đối với đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã để sử dụng chung trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp mà sau khi tập đoàn sản xuất, hợp tác xã bị giải thể thì căn cứ vào quy định tại Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 cần phân biệt như sau:
    A. Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất nếu đất đó đã được giao cho người khác sử dụng và họ đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo... Để được giao quyền sử dụng đất.
    B. Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó có quyền đòi lại quyền sử dụng đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
    - Đất không bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    - Chủ cũ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003;
    - Người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 vì lý do người đó sử dụng đất là ở nhờ, mượn, thuê, lấn, chiếm đất hoặc bằng các giao dịch dân sự khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.".
  • Xem thêm     

    10/07/2012, 06:23:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Về nguyên tắc đổi đất là 1m2 đổi 1m2 nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu bạn có căn cứ về việc có quy định khi dồn điền, đổi thửa chính quyền địa phương sẽ đo tăng cho mỗi hộ 100m2 thì bạn có thể viện dẫn để thuyết phục bên kia. Hoặc nếu cả hai gia đình đều đang sử dụng đủ diện tích đất theo được chia khi dồn điền, đổi thửa. Ngoài ra gia đình bạn còn sử dụng phần diện tích đất tăng thêm thì gia đình hàng xóm đó cũng không có căn cứ để đòi đất của gia đình bạn (gia đình họ đang sử dụng đủ đất và gia đình bạn không lấn chiếm đất của họ).

             Việc tranh chấp quyền sử dụng đất nếu hai bên không giải quyết được thì gửi đơn tới UBND cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì một trong các bên có thể yêu cầu UBND huyện hoặc Tòa án giải quyết theo quy định thẩm quyền tại Điều 136 Luật đất đai.

  • Xem thêm     

    10/07/2012, 06:12:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Gia đình bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp GCN QSD đất đối với diện tích 200 đất còn lại. Nếu gia đình bạn đã sử dụng ổn định, liên tục, không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì được cấp GCN QSD đất căn cứ vào quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai.  Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây:

                  Khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định:

    "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất."

                 Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định:

    "Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai

    1. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

    a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận;

    b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    2. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào  ngày tháng năm sử dụng và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

    a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

    b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

    c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

    d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất;

    đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

    e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất;

    g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

    h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan (không cần có chứng nhận của cơ quan, tổ chức); 

    i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

    k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

    3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

    4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất."

  • Xem thêm     

    08/07/2012, 07:27:21 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn cần xem lại nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất đó:

    - Nếu đất có nguồn gốc khai hoang của hộ gia đình hoặc được chia trong thời kỳ cải cách ruộng đất hoặc chính quyền giao cho hộ gia đình thì thửa đất đó là tài sản chung của hộ gia đình trong đó có bố bạn. Việc phân chia tài sản chung của hộ gia đình phải có sự thống nhất của tất cả các thành viên trong hộ. Nếu thành viên nào chết thì phần sở hữu của họ thuộc về các thừa kế của họ (vợ, con...)

    - Nếu thửa đất đó có nguồn gốc là do cha ông để lại cho ông bà bạn hoặc do ông bà bạn nhận chuyển nhượng từ người khác hoặc chính quyền giao ông bạn và bà bạn thì đó là tài sản chung vợ chồng của ông bạn và bà bạn. Khi ông bà bạn còn sống thì ông bạn có toàn quyền định đoạt đối với thửa đất đó mà không cần phải có ý kiến của các con. Nếu bà bạn đã qua đời không để lại di chúc thì việc phân chia thửa đất đó bắt buộc phải có sự đồng thuận của ông bạn và tất cả các cô, chú, bác trong gia đình. Bố bạn đã qua đời nên mẹ bạn và các anh em bạn được thay bố bạn quyết định việc phân chia đó.

    - Các văn bản liên quan đến vụ việc của bạn là Bộ luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình; Luật công chứng; Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

  • Xem thêm     

    07/07/2012, 04:46:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu GCN QSD đất của gia đình bạn đứng tên bố bạn, đồng thời bố bạn qua đời không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS (cha, mẹ, vợ và con của người chết). Do vậy muốn định đoạt nhà đất đó (tách thửa, chuyển nhượng...) thì cần phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của bố bạn rồi mới thực hiện được các thủ tục tiếp theo.

             Muốn tách thửa đất đó cho bạn thì cần phải có chữ ký của ông bà nội bạn (nếu còn sống), mẹ bạn và các anh, chị, em bạn. Bà bạn chỉ được bán phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà và phần di sản bà bạn được thừa kế từ bố bạn. Còn phần thừa kế của bố bạn cho mẹ con bạn thì do mẹ con bạn quyết định.

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 10:44:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu bạn không có gấy tờ đặt cọc, không có chứng cứ về việc bạn giao tiền đặt cọc cho chủ nhà thì rất khó có căn cứ để bạn đòi lại tiền cọc. Nếu ra pháp luật thì cơ hội thắng kiện của bạn sẽ không cao (chủ yếu dựa vào các chứng cứ gián tiếp - lệ làng). Hơn nữa, số tiền không nhiều nên không đáng để kiện tụng. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên thương lượng với chủ nhà hi vọng lấy lại được số tiền đó và xem như là một bài học cho mình.

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 09:42:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Bạn cần làm rõ tại sao trước đây diện tích 30m2 đó không được công nhận quyền sử dụng đất (do diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích trong giấy tờ về quyền sử dụng đất/ Hay do phần diện tích đất đó không phù hợp với quy hoạch?...).

                Nếu phần diện tích 30m2 đó gia đình bạn đã sử dụng ổn định, liên tục trước 15/10/1993, nay không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  và không phải nộp tiền sử dụng đất (căn cứ vào quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003).

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 09:29:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Việc gia đình bạn có lấn chiếm đất nhà hàng xóm hay không phụ thuộc vào GCN QSD đất của hai gia đình và các giấy tờ về quyền sử dụng đất trước khi cấp GCN QSD đất. Gia đình bạn cần cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án để tòa án xem xét. Trong vụ việc của gia đình bạn, do hai bên đã xây nhà bê tông kiên cố, diện tích tranh chấp nhỏ nên nếu gia đình bạn thua kiện thì Tòa án sẽ buộc gia đình bạn thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho nhà hàng xóm và được quyền sử dụng phần diện tích đất tranh chấp đó theo hiện trạng.

                Theo quy định pháp luật thì thời hạn giải quyết 1 vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm khoảng 5-6 tháng, phúc thẩm khoảng 5-6 tháng. Nếu vụ án phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn... Nếu gia đình hàng xóm thua kiện thì gia đình bạn có thể buộc gia đình đó phải bồi thường thiệt hại cho bạn do cản trở việc xây dựng nêu trên (gia đình bạn cần có đơn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn).

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 10:07:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Do hợp đồng đặt cọc của bạn bằng lời nói nên nếu có tranh chấp sẽ rất khó xác định thỏa thuận cụ thể của các bên, khó xác định được bên vi phạm hợp đồng. Để giải quyết vụ việc đó thì bạn có thể gửi văn bản thông báo về việc vi phạm hợp đồng với người mua và yêu cầu họ thực hiện hợp đồng đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu họ không thực hiện và có chứng cứ chứng minh họ vi phạm hợp đồng đặt cọc làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phạt cọc.

             Bạn cũng có thể gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với việc mua bán trên. Nếu bạn đã có khách và cần bán luôn thì có thể thông báo cho bên đặt cọc về thời hạn thực hiện hợp đồng và cảnh báo về việc vi phạm hợp đồng. Nếu họ cố tình vi phạm thì bạn có thể thông báo chấm dứt hợp đồng và tham gia giao dịch khác.

              Nếu bạn sang tên cho họ xong, chờ họ vay tiền ngân hàng để trả cho bạn thì sẽ rất rủi ro, thông thường không ai chấp nhận một giao dịch như thế.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 08:26:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Muốn tách thửa đất đó ra (chia tài sản chung) thì hai bên có thể đến Phòng/Văn phòng công chứng để lập Văn bản thỏa thuận chia tài sản. Sau khi Văn bản thỏa thuận được công chứng thì nộp hồ sơ vào Phòng tài nguyên và Môi trường để đăng ký sang tên. Tuy nhiên, việc tách thửa chỉ có thể thực hiện được nếu diện tích, kích thước thửa đất đủ điều kiện để tách thửa đất theo quy định của chính quyền địa phương.

            Việc chuyển mục đích sử dụng đất chỉ có thể thực hiện được nếu thửa đất đó đang nằm trong khu dân cư, điểm dân cư nông thôn hoặc khu vực quy hoạch là đất ở đô thị (phù hợp với quy hoạch). Khi chuyển mục đích sử dụng đất gia đình bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá trị chệnh lệch giửa giá đất đang sử dụng với loại đất được chuyển đổi.

129 Trang «<80818283848586>»