Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

129 Trang «<76777879808182>»
  • Xem thêm     

    08/09/2012, 10:20:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được Bộ luật dân sự hiện hành quy định như sau:

    "Ðiều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

    1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.

    2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

    Ðiều 269. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa

    Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.

    Ðiều 270. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải

    Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.

    Ðiều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

    Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thỏa thuận khác.

    Ðiều 277. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

    Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại."

  • Xem thêm     

    08/09/2012, 10:10:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng,  thì các công trình xây dựng sau đây không phải xin cấp phép xây dựng, gồm: Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính; công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa; nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt; các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

    Như vậy, trên cơ sở điều luật đã quy định, ngoài các công trình không buộc phải xin phép xây dựng nêu trên, còn lại các công trình khác đều phải xin cấp phép xây dựng.

    Cổng sắt cũng là công trình xây dựng theo quy định của Luật xây dựng nên cũng phải tuân thủ quy định về cấp phép. Gia đình bạn xây dựng, lặp đặt cổng sắt của gia đình bạn trên ngõ đi đang sử dụng chung chưa có GCN QSD đất trong khu vực đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt là vi phạm Luật xây dựng và bị xử lý đình chỉ thi công và buộc tháo dỡ là có căn cứ. Tuy nhiên, nếu thủ tục xử lý không tuân thủ quy định tại Nghị định 180/2007/NQĐ-CP và Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg thì gia đình bạn có thể khiếu kiện theo quy định pháp luật.

    Để giải quyết triệt để sự việc trên, gia đình bạn cần giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất với các gia đình hàng xóm đó theo quy định của luật đất đai.

  • Xem thêm     

    08/09/2012, 09:16:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. TRANH CHẤP NGÕ ĐI CHUNG

    Vụ việc của gia đình bạn là tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn với các gia đình hàng xóm. Để giải quyết vụ việc đó thì gia đình bạn phải gửi đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai (ngõ đi) tới UBND cấp xã nơi có đất để tổ chức hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn tới Tòa án hoặc chủ tịch UBND cấp huyện theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai.

    2. XÂY DỰNG

    Nếu các gia đình trong ngõ tự ý xây tường, cản trở gia đình bạn sử dụng ngõ đi chung thì gia đình bạn có thể gửi đơn tới thanh tra xây dựng xã, huyện để xử lý công trình xây dựng đó theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    07/09/2012, 03:02:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

           Theo quy định tại Điều 159 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011 thì tranh chấp về quyền sử dụng đất không tính thời hiệu khởi kiện. Do vậy, nếu việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa gia đình bạn với gia đình ông bác sĩ kia chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì gia đình bạn có thể khởi kiện gia đình ông bác sỹ kia theo thủ tục tố tụng dân sự.

           Còn việc khởi kiện vụ án hành chính rất khó bởi thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật chỉ có 1 năm kể từ ngày có quyết định hành chính, hành vi hành....

  • Xem thêm     

    07/09/2012, 02:16:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Nếu hợp đồng giữa bố bạn với người mua là hợp đồng đặt cọc (có công chứng) thì có thể là hợp đồng hợp pháp. Nếu là Hợp đồng chuyển nhượng (sau ngày 01/01/2008) mà đất chưa có sổ đỏ (kể cả có công chứng hợp đồng chuyển nhượng) thì Hợp đồng đó sẽ vô hiệu.

            Nếu bên mua vi phạm hợp đồng thì bạn có thể yêu cầu tuyên bố hủy bỏ hợp đồng hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

  • Xem thêm     

    07/09/2012, 10:30:39 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Việc chuyển mục đích sử dụng đất của gia đình bạn thuộc trường hợp phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền (khoản 2, Điều 36 Luật đất đai). Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Nghị định số 42/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, cụ thể như sau:

    "Điều 5. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

    1. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước:

    a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng;

    b) Phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

    c) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

    2. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa khác:

    a) Chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương và không ảnh hưởng tới mục đích trồng lúa sau này;

    b) Chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

    c) Chuyển đất lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này.

    3. Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước: Trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất.

    4. Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa khác:

    a) Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đất lúa khác sang trồng cây hàng năm phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã;

    b) Ngoài trường hợp quy định tại Điểm a, khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất.

    Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

    1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

    2. Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

    3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

    4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.".

    Theo thông tin bạn nêu, gia đình bạn sử dụng đất sai mục đích và đang bị xử lý hành chính nên chính quyền sẽ không cho phép gia đình bạn chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm đang có vi phạm.

  • Xem thêm     

    07/09/2012, 10:00:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2009 -2010, cụ thể như sau:

    "Điều 42: Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi

    1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của Luật này.

    2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

    3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

    Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

    4. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.

    5. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ.

    6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.

    Điều 43: Những trường hợp thu hồi đất mà không bồi thường

    1. Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật này;

    b) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

    c) Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;

    d) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;

    đ) Đất thuê của Nhà nước;

    e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 50 của Luật này;

    g) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

    b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;

    c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật này.

    3. Người bị thu hồi đất quy định tại khoản 1 nhưng không thuộc khoản 2 Điều này được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.

    4. Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật này.".

  • Xem thêm     

    07/09/2012, 09:38:28 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nếu cơ quan Nhà nước thu hồi đất không đúng thẩm quyền hoặc không ban hành quyết định thu hồi đất hoặc không giao quyết định thu hồi đất cho người sử dụng đất... hoặc cho rằng các cơ quan quản lý đất đai có vi phạm về việc quản lý đất đai... thì người sử dụng đất có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 138 Luật đất đai hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2011.

  • Xem thêm     

    06/09/2012, 07:37:08 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập cho đến nay đều quy định việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực  và phải được đăng ký, sang tên theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, "dân ta" không biết rõ về quy định đó nên thường "viết tay", thậm chí còn "không viết gì" khi mua bán nhà đất.

            Để khắc phục hậu quả "luật không đi vào đời sống" đó thì Nhà nước có ban hành một số văn bản để công nhận những giao dịch chuyển nhượng, mua bán nhà đất thực sự nhưng chưa làm thủ tục (Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 về giao dịch Nhà ở trước năm 1991; Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 về giao dịch Nhà ở có yếu tố nước ngoài trước năm 1991; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình...). Những văn bản trên mới thừa nhận sự việc đã rồi. Giao dịch của bác bạn có thể áp dụng quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP để giải quyết.

  • Xem thêm     

    06/09/2012, 07:18:41 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Theo quy định tại khoản 2, Điều 136 Luật đất đai hiện hành thì nếu tranh chấp quyền sử dụng đất mà đã có GCN QSD đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về QSD đất quy định tại khoản 1, 2 hoặc khoản 5 Điều 50 luật đất đai hoặc tranh chấp về tài sản trên đất thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án. Nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì thẩm quyền thuộc về UBND.

              Nếu thửa đất tái định cư của gia đình bạn đã có Quyết định giao đất tái định cư và có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất  hoặc Sổ địa chính thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi có đất. Sau này 01/01/2008 mà việc chuyển nhượng QSD đất chưa có GCN QSD đất đều không được pháp luật công nhận - vô hiệu (Điều 66 Nghị định 84/2007/NĐ-CP)

  • Xem thêm     

    06/09/2012, 06:53:55 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    - Một trong những điều kiện để được cấp GCN QSD đất theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật đất đai hiện hành là: "Đất không có tranh chấp". Do vậy, nếu thửa đất gia đình bạn đang sử dụng mà có tranh chấp thì không đủ điều kiện cấp GCN QSD đất. Gia đình bạn phải giải quyết xong tranh chấp thì căn cứ vào biên bản thỏa thuận hoặc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì UBND mới cấp GCN QSD đất cho gia đình bạn.

    - Nếu trước đó trong các hồ sơ, tài liệu của các cơ quan quản lý đất đai không có tên của ông bà bạn mà chỉ có tên của bố bạn. Ngoài ra, các cô, chú, bác của bạn cũng không có văn bản, tài liệu nào chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của ông, bà bạn theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai thì mới có căn cứ để xác định bố bạn là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất đó. Việc bố bạn được công nhận 1 thửa đất hay 3 thửa đất phụ thuộc vào các giấy tờ về quyền sử dụng quy định theo ĐIều 50 Luật đất đai;

    - Nếu ông bà bạn đã chết quá 10 năm và nhà đất đứng tên ông bà thì các cô, chú, bác bạn chỉ được chia nhà đất đó nếu có sự đồng ý của người đang sử dụng (bố bạn);

    - Biên bản thỏa thuận chia thừa kế chỉ có giá trị pháp lý nếu có sự đồng ý của tất cả các thừa kế và có xác nhận của chính quyền địa phương. Nếu trong thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông bà bạn mà gia đình bạn đã có biên bản thỏa thuận về thừa kế (không có xác nhận của chính quyền địa phương) nay đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì bố bạn vẫn có thể được nhận phần di sản đó theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

     

  • Xem thêm     

    04/09/2012, 01:52:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Việc của gia đình bạn trước tiên phải xem lại di chúc có điều kiện của các 'cụ". Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải tuân thủ nội dung của di chúc đó. Khi đó anh họ của bố bạn mới có quyền lợi khi bố bạn bán nhà đất.

           Nếu di chúc đó không có hiệu lực pháp luật (không tuân thủ nội dung và hình thức theo pháp luật) thì bố bạn không bị hạn chế bởi quy định trong di chúc đó và anh họ của bố bạn không có quyền lợi gì.

  • Xem thêm     

    04/09/2012, 08:24:45 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Tòa án xử vụ án đó có đúng hay không phụ thuộc vào tài liệu, chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp và phụ thuộc vào cách đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử. Luật sư chưa tiếp xúc với hồ sơ vụ án thì chưa thể khẳng định với bạn được là Tòa xử có đúng hay không!

               Nếu tại Tòa án mà bác của bạn không chứng minh được là có việc mua bán, chuyển nhượng thì bác bạn phải trả lại toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất đó. Bác bạn chỉ có thể được bồi thường một phần giá trị tài sản trên đất hoặc giá trị do làm tăng giá trị quyền sử dụng đất...

               Nếu bác bạn có tài liệu chứng cứ chứng minh là có việc mua bán, chuyển nhượng và đã thanh toán hết tiền thì Tòa án sẽ áp dụng các quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết. Tòa án có thể công nhận một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng chuyển nhượng đó. Theo quy định của pháp luật thì việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người ruột thịt cũng bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực và phải đăng ký. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ về hình thức của hợp đồng nhưng đã trả tiền và nhận, sử dụng đất, đã trồng cây lâu năm, xây nhà kiên cố mà chính quyền không xử phạt, bên chuyển nhượng không phản đối thì có thể công nhận hợp đồng đó...

                Bạn có thể cung cấp thêm thông tin, tài liệu để được luật sư tư vấn cụ thể hơn..

  • Xem thêm     

    01/09/2012, 09:37:35 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn được cấp không đúng pháp luật hoặc có sai sót trong thông tin Giấy chứng nhận thì cơ quan cấp GCN QSD đất có thể thu hồi GCN QSD đất đó để chỉnh lý, đính chính theo quy định pháp luật. Đồng thời, gia đình bạn cũng có quyền khiếu nại về việc thu hồi, đính chính GCN QSD đất đó.

    2. Nếu bạn nộp GCN QSD đất cho cán bộ UBND xã mà không ký giấy giao nhận thì không có căn cứ để đòi GCN QSD đất hoặc khiếu kiện về việc thu hồi GCN QSD đất trái pháp luật;

    3. Nếu GCN QSD đất của gia đình bạn đang thế chấp tại Ngân hàng, việc thế chấp là hợp pháp thì Ngân hàng sẽ là người giữ GCN QSD đất của bạn, chứ tại sao bạn lại được giữ GCN QSD đất(?)

  • Xem thêm     

    01/09/2012, 12:01:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Việc giải phóng mặt bằng đó chỉ được phép thực hiện sau khi phương án được phê duyệt, có quyết định thu hồi đất và đền bù thỏa đáng.

    Nếu chính quyền địa phương thu hồi đất của bạn để sử dụng vào mục đích khác mà không ra quyết định thu hồi đất hoặc không đền bù thỏa đáng thì gia đình bạn có thể khiếu kiện theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/09/2012, 11:43:01 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật đất đai hiện hành thì UBND xã chỉ có thẩm quyền HÒA GIẢI tranh chấp đất đai, chứ không có THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI. Do vậy, UBND xã không thể "phán quyết" là bà B có thể đòi lại được đất nay không.

    2. Thông tin mà bạn nêu trên chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ việc. Luật sư gợi ý bạn như sau:

    - Bạn xem lại nguồn gốc đất trước năm 1954 như thế nào? Căn cứ sử dụng đất của ông A, bà B năm 1954 như thế nào? Nếu năm 1954 chính quyền giao đất cho hộ gia đình ông A sử dụng hoặc Hộ gia đình ông A khai hoang thửa đất đó, khi đó Hộ gia đình ông A gồm có ông A bà B và 4 người con thì nhà đất đó là tài sản chung của cả Hộ gia đình. Nếu có tranh chấp thì sẽ chia đều cho các thành viên trong gia đình;

    - Nếu thửa đất đó do ông cha ông để lại hoặc do ông A bà B mua hoặc chính quyền giao cho ông A, bà B sử dụng... thì là tài sản chung của ông A, bà B. Khi ông A chết thì 1/2 thửa đất đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông A trong đó có các con. Nếu việc chia đất được các thành viên trong gia đình không hợp pháp thì phần diện tích đất của mỗi người sử dụng có 1/2 của ông A, 1/2 của bà B. Trong trường hợp này, bà B có thể đòi lại 1/2 diện tích đất mà ông I đang sử dụng.

    - Nếu trong hồ sơ quản lý đất đai của chính quyền các cấp không thể hiện tên của ông A, bà B mà chỉ thể hiện từ năm 1986 ông i có tên trên Sổ quản sách về quản lý đất đai, ông i không thừa nhận quyền sử dụng đất của ông A, bà B và trường hợp sử dụng đất của ông i đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại ĐIều 50 luật đất đai thì bà B sẽ không đòi lại được phần đất đó (tình ngay, lý gian).

    Trong vụ việc trên, thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND huyện hoặc Tòa án theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai. Việc bên nào thắng kiện sẽ phụ thuộc vào khả năng cung cấp chứng cứ của mỗi bên.

  • Xem thêm     

    01/09/2012, 10:08:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Gia đình bạn sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Ngài ra, gia đình bạn thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp thì sẽ được hưởng chính sách tái định cư. Bạn có thể tham khảo thêm một số quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT; Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, cụ thể:

    - Trường hợp đã thu hồi và được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ trước thời điểm ngày 01/10/2009 (thời điểm Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành):

    Theo quy định tại Điều 40 Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000đ/m2 và được mua nhà ở căn hộ trong quỹ nhà tái định cư. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu nhận nhà ở thì được bồi thường bằng tiền (việc bồi thường bằng tiền thực hiện theo quy định tại điểm đ, khoản 3 Điều 40 Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND).

    -  Trường hợp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ sau thời điểm ngày 01/10/2009 (thời điểm Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành):

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND thì hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường,  ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng quy định tại bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành hàng năm còn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trung bình của khu vực; diện tích được hỗ trợ theo diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở mới tại địa phương (không hỗ trợ nhà).

    -  Đối tượng được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề:

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND thì người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định  có nhu cầu được học nghề thì được hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề (không chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/thẻ (sáu triệu đồng).

  • Xem thêm     

    01/09/2012, 09:54:35 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Quyền sử dụng đất hợp pháp đang thuộc về gia đình bạn. Do vậy, nếu tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng diện tích đất đó thì phải được sự đồng ý của gia đình bạn. Nếu Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng đất thì phải thu hồi, bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Nếu có cơ quan, tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng đất nông nghiệp của gia đình bạn thì gia đình bạn có thể khiếu kiện theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    31/08/2012, 05:11:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chúc bạn may mắn!

             Nếu phát sinh vướng mắc hoặc còn nội dung nào chưa rõ thì bạn có thể gửi tiếp câu hỏi cho Luật sư tại đây hoặc gửi câu hỏi tới Luật sư qua Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn/vi/faqs/

    để được giải đáp.

  • Xem thêm     

    30/08/2012, 04:52:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Theo thông tin bạn cung cấp bổ sung thì đến thời điểm chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình bạn, chủ đất cũ chưa bị thu hồi đất và chưa được bồi thường. Tại thời điểm chuyển nhượng, dự án xây trường chưa được triển khai nên UBND huyện vẫn sang tên thửa đất đó cho gia đình bạn. Do vậy, đến nay gia đình bạn đang là chủ sở hữu hợp pháp thửa đất đó theo quy định pháp luật. Khị triển khai dự án đó và thu hồi đất thì gia đình bạn được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định pháp luật.

           Theo nội dung bạn nêu thì nhà trường chỉ có dự án được phê duyệt và quyết định giao đất, thu hồi đất tổng thể chứ chưa thể cấp GCN QSD đất cho trường được. Việc UBND tỉnh cấp GCN QSD đất cho trường trong khi chưa ra Quyết định thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân là không đúng pháp luật.

129 Trang «<76777879808182>»