Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

129 Trang «<77787980818283>»
  • Xem thêm     

    30/08/2012, 04:40:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Vụ việc của gia đình bạn là thể hiện sự "lạm quyền" của cơ quan Thi hành án. Thửa đất bạn nhận chuyển nhượng của ông A không phải là thửa đất tranh chấp giữa ông A với bà B. Nếu thửa đất đó trị giá lớn hơn hoặc bằng 930trđ hoặc ông A còn tài sản khác để thi hành án thì không có lý do gì để ngăn chặn hợp đồng chuyển nhượng của bạn với ông A.

               Nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án lạm quyền, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bạn thì bạn có thể khiếu nại Thi hành án và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi ngăn chặn chuyển dịch tài sản gây ra.

  • Xem thêm     

    30/08/2012, 09:49:54 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất (cấp GCN QSD đất lần đầu) theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật đất đai và điều kiện tách sổ (chuyển nhượng) theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai là: Đất không có tranh chấp.

             Do vậy, nếu thửa đất của gia đình bạn đang có tranh chấp thì không thể tách sổ, cũng không thể cấp GCN QSD đất được. Gia đình bạn cần phải hòa giải để giải quyết tranh chấp đó. Nếu hòa giải không thành thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 136 luật đất đai.

  • Xem thêm     

    29/08/2012, 10:41:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


            Chào bạn!

    Vụ việc của bạn được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

    "Ðiều 236.  Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

    1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thỏa thuận khác.

    2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;

    b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.

    3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại.".

                Như vậy, việc giải quyết vụ việc trên như thế nào còn phụ thuộc vào việc gia đình bạn có đồng ý cho người mượn đất xây nhà hay không. Thông thường những vụ việc như của gia đình bạn, nếu các bên không tự thỏa thuận được mức đền bù thì Tòa án sẽ giải quyết và buộc người mượn phải trả lại nhà đất cho gia đình bạn và gia đình bạn có trách nhiệm thanh toán giá trị căn nhà đó theo giá thị trường.

                 Giá trị căn nhà do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ thành lập hội đồng định giá tài sản để xác định giá trị tài sản ngôi nhà đó. Kết quả định giá sẽ là căn cứ để gia đình bạn bồi thường cho người mượn đất. Những thỏa thuận hiện nay giữa hai bên chưa có giá trị pháp lý nếu các bên không đồng ý thực hiện thỏa thuận đó.

  • Xem thêm     

    27/08/2012, 09:52:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Đổi đất:

    Bản chất của việc đổi đất là "đổi tài sản của hai chủ sở hữu". Khi đổi đất với chú bạn thì gia đình bạn mang đất của gia đình mình ra đổi còn chú bạn mang đất của ông bà ra rổi. Do vậy việc đổi đất đó là không hợp pháp, không hợp lý.

    2. Chia đất:

    Thửa đất của gia đình bạn đang sử dụng là đất của ông bà vì vậy nếu sang tên đất cho bố bạn thì bắt buộc phải có sự nhất trí của ông bà hoặc các thừa kế của ông bà (khi ông bà chết) thì mới thực hiện được thủ tục sang tên.

    Theo quy định pháp luật thì nếu ông bà bạn không để lại di chúc thì sau khi ông bà bạn qua đời, nhà đất mà gia đình bạn đang ở thành tài sản chung của tất cả các thừa kế (các con của ông bà bạn).

    Việc sử dụng, định đoạt nhà đất đó phải có sự thỏa thuận của các cô, chú bác bạn và bố bạn. Việc gia đình bạn có để lại đất làm nhà thờ hay không là do thỏa thuận trong gia đình.

    3. Đòi đất:

    Nếu chú bạn không đồng ý sang tên đất của ông bà cho bố bạn hoặc thủ tục sang tên không thể thực hiện được do không có sự đồng thuận của các anh, chị, em trong gia đình thì bố bạn có thể nhận một phần đất của ông bà bạn theo diện thừa kế và khởi kiện đòi nhà đất mà chú bạn đang sử dụng (nếu bố mẹ bạn có căn cứ để xác định nhà đất đó có nguồn gốc là của bố mẹ bạn).

  • Xem thêm     

    27/08/2012, 09:19:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Về mặt lý thuyết thì hai gia đình có thể lập hợp đồng đổi quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế chỉ áp dụng hình thức đổi quyền sử dụng đất với loại đất nông nghiệp... Thông thường hai bên phải ký hai hợp đồng tặng cho (cho lẫn nhau) quyền sử dụng đất để sang tên cho nhau.

             Hai bên có thể đến Phòng/Văn phòng công chứng hoặc Văn phòng luật sư để được hướng dẫn và thực hiện thủ tục cụ thể.

  • Xem thêm     

    25/08/2012, 09:50:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    - Trong một thửa đất có thể có nhiều loại đất căn cứ vào nguồn gốc đất, mục đích sử dụng, hiện trạng sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Do vậy việc có nhiều loại đất không phải là lạ, có điều là bạn cần quan tâm đến giá trị và giá trị sử dụng của từng loại đất;

    - Thửa đất đó nằm trong khu quy hoạch dân cư dự kiến xây mới nên cũng không ảnh hưởng gì đến việc chuyển nhượng. Nếu sau này quy hoạch triển khai thì người mua nhà phải xây dựng theo quy hoạch mới trên phần diện tích đất của mình.

     

  • Xem thêm     

    25/08/2012, 09:15:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Theo thông tin bạn nêu thì năm 2008 ông nội bạn đã chuyển nhượng cho ông V nhưng thủ tục chuyển nhượng chưa hoàn tất. Nay nếu gia đình bạn muốn sang tên cho ông V thì phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của ông bạn trước rồi ký lại hợp đồng chuyển nhượng giữa ông V với các thừa kế của ông bạn.

              Nếu việc khai nhận di sản thừa kế của ông bạn mà ông V không có tranh chấp thì không cần hủy hợp đồng chuyển nhượng đã ký. Tuy nhiên, nếu hợp đồng giữa ông bạn với ông V đã được công chứng thì phải hủy hợp đồng đó mới thực hiện được giao dịch tiếp theo.

  • Xem thêm     

    25/08/2012, 06:56:54 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             1. Tòa án thụ lý vụ án như vậy là đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 33-34 BLTTDS: Thẩm quyền giải quyết sơ thẩm thuộc về TAND cấp tỉnh. Hiện nay TAND cấp tỉnh đang giải quyết sơ thẩm chứ không phải là phúc thẩm (TAND tối cao sẽ xử phúc thẩm vụ án của bạn). Ông B đã có người khác thay mặt ông B tham gia vụ án nên Tòa án không cần phải triệu tập ông B nữa. Không cần có mặt của ông B, tòa án vẫn giải quyết vụ án.

           2. Theo quy định của pháp luật thì  tòa án phải thụ lý trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ. Nếu đơn khởi kiện chưa hợp lệ thì Tòa án phải thông báo, yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện... thời gian sửa đổi là 30 ngày. Việc Tòa án chậm thụ lý vụ án của bạn như vậy là không đúng pháp luật. Bạn có thể khiếu nại việc chậm thụ lý vụ án nêu trên. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại Chương XII BLTTDS.

  • Xem thêm     

    23/08/2012, 05:26:42 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nếu nhà đất bị thu hồi thì phải thu hồi cả GCN QSD đất hoặc hủy GCN QSD đất. Tại sao đất đã bị thu hồi rồi mà vẫn còn chuyển nhượng cho bạn? Đất nằm trong quy hoạch của trường mà UBND huyện vẫn sang tên, cấp GCN QSD đất cho bạn? Trong việc này phải làm rõ sai phạm ở đâu thì mới xác định được là bạn có được bồi thường hay không?

             Nếu gia đình bạn bị thu hồi đất và hủy bỏ GCN QSD đất thì không được bồi thường, đền bù bởi không có căn cứ chứng minh là tài sản hợp pháp. Trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện bên bán nhà để yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 10:50:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                 Nội dung bạn hỏi được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

    "Ðiều 480. Hợp đồng thuê tài sản

    Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê

    giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

    Ðiều 482. Thời hạn thuê

    1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.

    2. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê hoặc thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì hợp đồng thuê hết thời hạn khi bên thuê đã đạt được mục đích thuê.

    Ðiều 491. Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản

    Hợp đồng thuê tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Thời hạn thuê đã hết;

    2. Theo thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt trước thời hạn; đối với hợp đồng thuê không xác định thời hạn, khi bên cho thuê muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên thuê biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận về thời hạn báo trước;

    3. Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

    4. Tài sản thuê không còn.

    Ðiều 426. Ðơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

     1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.

    4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.".

                  Như vậy, nếu gia đình bạn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trước thời hạn thì phải bồi thường thiệt hạn cho chú bạn (thiệt hại bao gồm tiền đầu tư vào đất, tài sản trên đất, giá trị thuê đất theo thị trường tăng lên....)

                 Tuy nhiên, gia đình bạn chỉ phải bồi thường thiệt hại nếu hợp đồng có hiệu lực pháp luật (Hợp đồng có công chứng và đăng ký). Nếu hợp đồng thuê đất không có công chứng, chứng thực và không đăng ký thì gia đình bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng và lấy lại toàn bộ diện tích đất đó hoặc yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 09:58:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu khu vực gia đình bạn sinh sống đã có quy hoạch xây dựng chi tiết đã được phê duyệt (việc xây dựng nhà ở bắt buộc phải có giấy phép xây dựng...) thì gia đình bạn phải xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà theo quy định pháp luật thì mới có thể xây thêm 1 phòng trên sân thượng.

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 09:55:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nội dung bạn hỏi được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

    "Ðiều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản

    1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

    Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    Ðối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Ðối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

    Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.".

            Như vậy, nếu tường nhà bạn và tường nhà hàng xóm là riêng biệt thì bạn có thể đục cửa sổ, lỗ thông hơi mà không cần phải xin phép hàng xóm. Nếu tường chung thì mới phải xin phép gia đình hàng xóm.

          Việc đục cửa của gia đình bạn không phải xin phép xây dựng. Trừ trường hợp bạn đục cửa lớn làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực của công trình thì mới phải xin cấp phép xây dựng, sửa chữa theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 09:46:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                    1. Nội dung bạn hỏi về việc sử dụng đất, tôn trọng ranh giới Bất động sản, được BLDS năm 2005 quy định như sau:

    "Ðiều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

    1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.

    2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.

    Ðiều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản

    1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.

    Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    Ðối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Ðối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

    Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.".

                 2. Đối với việc xác định ranh giới khi cấp GCN QSD đất, bạn tham khảo quy định sau đây:

            Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc xác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính quy định:

          "Ranh giới thửa đất được xác định khi đo vẽ bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận theo quy định như sau: Trường hợp thửa đất xin cấp Giấy chứng nhận có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thước từng cạnh thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đường ranh giới thửa đất được xác định theo giấy tờ đó; trường hợp thửa đất xin cấp Giấy chứng nhận không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện như sau:

    - Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này;

    - Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó;

    Các cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính và giải quyết thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận không được buộc người làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận lấy xác nhận của người sử dụng đất liền kề. Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho UBND cấp xã để gửi cho người sử dụng đất liền kề; trường hợp đến khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất liên quan đến đường ranh giới đó mà chưa gửi được bản mô tả cho người sử dụng đất liền kề thì UBND cấp xã ghi xác nhận vào đơn xin cấp Giấy chứng nhận “Chưa gửi được bản mô tả thửa đất cho... (ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất liền kề vắng mặt)”. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi thông báo ba lần trong thời gian không quá 10 ngày trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương về việc xác định ranh giới chung của các thửa đất; chi phí cho việc thông báo được tính chung trong chi phí cấp Giấy chứng nhận và được lấy từ nguồn ngân sách. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không có đơn tranh chấp của người sử dụng đất liền kề thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó;

    Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì Đơn vị đo đạc có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã để giải quyết theo quy định của pháp luật đất đai và ranh giới thửa đất được đo đạc theo kết quả giải quyết tranh chấp đó.

    Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành 2 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi UBND cấp xã để giải quyết.".

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 09:35:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được pháp luật quy định như sau;

    1. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

    "Điều 164. Quyền sở hữu

    Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

    Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

    Ðiều 193. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

    Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Ðiều 197. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

    Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

    Ðiều 214. Sở hữu chung

    Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

    Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

    Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

    Ðiều 222. Sử dụng tài sản chung

    1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu không có thỏa thuận khác.

    Ðiều 223. Ðịnh đoạt tài sản chung

    1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

    Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

    4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.".

                 Luật đất đai năm 2003 quy định:

    "Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất

    Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

    1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

    5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

    6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

    Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật này.".

             Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn chỉ có quyền sử dụng, định đoạt nhà đất đó nếu bạn là chủ sử dụng đất hợp pháp (Chủ sở hữu tài sản). Nếu nhà đất đó vẫn đứng tên ông, bà bạn thì quyền quyết định đối với nhà đất đó thuộc về ông, bà bạn. Nếu nhà đất đó đã sang tên cho chú bạn thì chú bạn có toàn quyền quyết định việc sử dụng, định đoạt nhà đất đó.

  • Xem thêm     

    21/08/2012, 01:55:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!

           Nếu nhà đất có nguồn gốc là chính quyền giao cho hộ gia đình hoặc Nhà nước công nhận cho hộ gia đình hoặc hộ gia đình cùng nhận chuyển nhượng... thì mới là tài sản của hộ gia đình. Việc cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở cho hộ gia đình còn nhiều sai sót và "hộ gia đình" là gì cũng còn là vấn đề nhiều tranh luận...

          Còn nhà đất theo bác trình bày thì có nguồn gốc do cha mẹ bác mua nên là tài sản chung của cha mẹ bác. Nếu cha hoặc mẹ bác qua đời và làm thủ tục cấp lại GCNQ SD đất thì mới là tài sản chung của hộ gia đình (theo thừa kế). Các con của bác không phải là đồng sở hữu khối tài sản trên. Trừ trường hợp nhà đất do khai hoang hoặc được chính quyền chia, phân, giao cho gia đình bác hoặc các con bác có công sức đóng góp vào việc phát triển khối tài sản đó...

  • Xem thêm     

    20/08/2012, 10:40:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              1. Theo thông tin bạn nêu thì bạn đã mua nhà của ông Sự và mọi thủ tục mua bán đã hoàn tất. Số tiền 900trđ chưa trả đã chuyển thành khoản nợ của bạn với ông Sự (Hợp đồng vay tài sản). Do vậy, ông Sự chỉ có quyền đòi bạn số tiền trên chứ không có quyền đòi nhà nữa;

             2. Bạn chỉ có nghĩa vụ với ông Sự chứ không có nghĩa vụ với ông Hiền, do vậy Giấy nhận nợ với ông Hiền là không đúng pháp luật. Ông Hiền chỉ là người đại diện của ông Sự.

            3. Việc bạn bán nhà cho ông Nam là một quan hệ dân sự khác. Ông Nam phải có nghĩa vụ trả tiền mua nhà đất cho bạn. Còn số tiền bạn nợ ông Sự thì bạn có nghĩa vụ trả trừ trường hợp các bên có văn bản thỏa thuận bù trừ, đối trừ nghĩa vụ với nhau.

             4. Nay nếu ông Nam không trả tiền cho bạn thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng và đòi lại nhà. Nếu ông Sự muốn đòi tiền bạn thì phải khởi kiện một vụ án khác. Nếu bạn không nhận tiền của ông Hiền thì không có nghĩa vụ gì với ông Hiền.

     

     

  • Xem thêm     

    20/08/2012, 09:54:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Nều nhà ở của gia đình bạn nằm trong khu vực đã có quy hoạch xây dựng (việc xây nhà bắt buộc phải xin phép xây dựng...) thì mọi việc bạn sửa chữa làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực của ngôi nhà đều phải xin cấp phép sửa chữa.

  • Xem thêm     

    19/08/2012, 03:27:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Việc cấp GCN QSD đất của gia đình bạn là không đúng pháp luật. Một thửa đất không thể có hai GCN QSD đất hợp pháp. Nếu diện tích đất gia đình bạn đang sử dụng đã có quyết định giao đất và GCN QSD đất của UBND tỉnh cấp cho nhà trường thì nhà trường có thể đòi lại thửa đất đó của gia đình bạn bất cứ khi nào.

             Bạn chưa nói rõ là gia đình bạn sử dụng thửa đất đó từ khi nào? Cơ quan, tổ chức nào giao đất đó cho gia đình bạn sử dụng? UBND huyện cấp GCN QSD đất cho gia đình bạn căn cứ vào văn bản nào? Do vậy, chưa thể xác định được chính xác là gia đình bạn có thể được bồi thường khi bị thu hồi đất  hay không.

  • Xem thêm     

    19/08/2012, 03:07:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của gia đình bạn là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy, để xác định diện tích đất của gia đình bạn thì trước tiên căn cứ vào diện tích đất ghi trên Hợp đồng chuyển nhượng. Ngoài ra, còn có biên bản họp gia đình cũng xác định lại diện tích mua bán, chuyển nhượng là 400m2, trong khi đó bố bạn không có chứng cứ gì chứng minh là mình bị ép buộc, lừa dối để ký vào biên bản đó... Nên chính quyền xác định diện tích đất của gia đình bạn là 400m2 là có căn cứ.

           Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có biên bản bàn giao diện tích, mốc giới đất hoặc có chứng cứ chứng minh diện tích mua bán thực tế lớn hơn diện tích mua bán ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng hoặc trong bản đồ địa chính đo đạc lại sau năm 1994 của địa phương thể hiện diện tích đất đang sử dụng của gia đình bạn là một thửa đất riêng biệt theo hiện trạng thì gia đình bạn mới có cơ hội được cấp GCN QSD đất đối vói phần diện tích đất vượt quá 400m2.

           Trường hợp chuyển nhượng đất của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai nên chỉ cần căn cứ vào Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có thể xin cấp GCN QSD đất mà không phải tiến hành chủ tục tách thửa đất (nếu chủ cũ cũng chưa có GCN QSD đất).

  • Xem thêm     

    19/08/2012, 09:29:50 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trước tiên phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Bạn chỉ mô tả hiện trạng mà không có thông tin về hồ sơ địa chính và quy hoạch thì luật sư không thể trả lời cụ thể cho bạn được.

               Việc công nhận là đất ở, bồi thường diện tích bao nhiêu m2 đất ở phụ thuộc vào các giấy tờ, tài liệu chứng minh thời điểm sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất. Do vậy, bạn cần xin trích lục bản đồ thửa đất của gia đình bạn thì sẽ xác định được nguồn gốc đất, làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ.

129 Trang «<77787980818283>»