Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    01/11/2012, 08:39:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, VPLS Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

     

              Điều 8, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, thì chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở. Đối với cá nhân, hộ gia đình trong nước thì giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở là một trong các loại giấy tờ sau:

    - Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05.07.1994 của Chính phủ ngày 05.07.1994;

    - Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

    - Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26.11.2003 của Quốc hội khóa XI, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02.04.2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

    - Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; Trường hợp mua nhà kể từ ngày 01/07/2006, thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán;

    - Bản án hoặc quyết định của TAND hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

    - Người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong năm trong những giấy tờ quy định ở phần trên, nhưng giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về nhận chuyển nhượng nhà ở trước ngày 01/07/2006 có chữ ký của các bên và phải được UBND cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở nhận chuyển nhượng trước ngày 01/07/2006 mà không có giấy tờ về việc đã nhận chuyển nhượng nhà ở có chữ ký của các bên thì phải được UBND cấp xã xác nhận về chuyển nhượng;

    - Cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định nêu ở phần trên thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01/07/2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01/07/2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch.

              Như vậy, nếu ngôi nhà của gia đình bạn thuộc một trong các điều kiện nêu trên thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật. Nếu nhà ở của gia đình bạn không thuộc một trong các trường hợp trên thì chỉ có thể được công nhận quyền sử dụng đất mà không được công nhận quyền sở hữu nhà ở.

     
  • Xem thêm     

    01/11/2012, 11:44:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, VPLS Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

           1 (2). Theo quy định của pháp luật thì "thừa kế" là việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người chủ sở hữu tài sản sang người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của họ sau khi người chủ sở hữu tài sản qua đời. Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có di sản chết).

    Theo thông tin bạn nêu thì bà nội bạn còn sống nên chưa phát sinh quyền thừa kế, còn ông bạn đã chết từ năm 1999, đến nay (năm 2012) đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản của ông nội bạn nên chú bạn không có cơ sở để đòi chia thừa kế.

          3. Nếu nguồn gốc thửa đất đó là Nhà nước chia cho hai ông bà bạn (không chia cho các con) thì GCN QSD đất phải đứng tên ông bạn và bà bạn mới đúng pháp luật, không phải cấp cho HỘ GIA ĐÌNH như thông tin bạn nêu. Nếu thửa đất đó có nguồn gốc trước đây cấp cho hộ gia đình, trong đó có có chú bạn hoặc có nguồn gốc là đất khai hoang và cấp GCN QSD đất cho hộ gia đình ông bạn trong đó có chú bạn thì chú bạn mới có thể được chia tài sản chung (của hộ gia đình).

          4. Việc chia đất giãn dân là chính sách của nhà nước đối với việc giao đất, chia đất... người được cấp đất giãn dân không làm mất quyền thừa kế di sản. Do vậy, nếu ông bà bạn qua đời không để lại di chúc thì chú đó vẫn được hưởng thừa kế của ông, bà bạn...

  • Xem thêm     

    01/11/2012, 10:59:15 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


     

    Chào bạn!

     

    Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC thì phải tuân thủ quy định tại khoản 3, Điều 103 của Nghị định181/2004/NĐ-CP của Chính phủ: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước.”.

     

    Còn thừa kế QSD đất (bao gồm cả đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước và các loại đất khác thuộc nhóm đất nông nghiệp) được quy định tại Điều , 733, 734 và Điều 735 BLDS năm 2005 (đây là điểm mới so với BLDS năm 1995) .

     

    Tại điểm d, khoản 1, Điều 99, Nghị định181/2004/NĐ-Cp cũng quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;".

    Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trông lúa nước quy định:

    "Đất chuyên trồng lúa nước là đất đang trồng hoặc có đủ điều kiện trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.".

     

     Như vậy, pháp luật chỉ quy định hạn chế việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước (Điều 103 Nghị định 181) chứ không hạn chế quyền thừa kế đối với đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước. Do vậy, pháp luật hiện hành không cấm việc anh bạn nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp.

     Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn của luật sư tại: http://danluat.thuvienphapluat.vn/hoi-ve-van-de-thua-ke-dat-ruong-53920.aspx

  • Xem thêm     

    01/11/2012, 10:36:48 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sự Đặng Văn Cường, Đoàn luật sự Hà Nội trả lời bạn như sau:

          1. Việc cấp lại GCN QSD đất theo mẫu mới chỉ là thay đổi về hình thức của GCN QSD đất chứ không được phép thay đổi về nội dung QSD đất. Việc cấp GCN QSD đất theo mẫu mới làm mất quyền sử dụng đất 146m2 thì đáng lẽ bạn phải khiếu nại để yêu cầu cấp đủ 500m2 đất. Nếu sau khi thực hiện thủ tục khiếu kiện mà UBND huyện giải trình được việc "thu hồi" 146 m2 đất của bạn là đúng pháp luật (do cấp sai diện tích, bạn không đủ điều kiện cấp GCN QSD đất đối với diện tích đất đó) thì bạn phải chấp nhận sử dụng 354m2 đất theo GCN QSD đất mới.

           2. Nếu thời điểm cấp lại GCN QSD đất, phần diện tích 146 m2 đất đó không đủ điều kiện cấp GCN QSD đất cho bạn nhưng nay diện tích đó đủ điều kiện cấp GCN QSD đất cho bạn: Đất phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp và bạn có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 50 luật đất đai thì bạn sẽ được cấp GCN QSD đất.

           3. Như vậy, vụ việc của gia đình bạn là đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Bạn cần phải thu thập giấy tờ về nguồn gốc thửa đất đó qua các thời kỳ để làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Nếu trước đây thửa đất đó đứng tên ông chú của bố bạn trong hồ sơ địa chính, loại đất thổ cư mà chú bạn chưa bị Nhà nước quản lý, chưa thực hiện giao dịch dân sự để chuyển quyền sử dụng thửa đất đó cho bố bạn hoặc cho bạn thì chú bạn vẫn có thể đòi lại thửa đất đó.

            4.Bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã hòa giải  theo quy định của Điều 135 Luật đất đai, nếu hòa giải không thành thì một trong các bên có thể gửi đơn tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai năm 2003.

           Bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung tư vấn khác của Luật sư có liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm tại Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

  • Xem thêm     

    01/11/2012, 10:20:48 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! 
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1 ĐIỀU KIỆN CẤP GCN QSD ĐẤT

            Bạn cần xem lại nguồn gốc, giấy tờ về quyền sử dụng đất của thửa đất đó. Bạn chỉ được cấp GCN QSD đất đối với thửa đất đó nếu bạn có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai hiện hành và thửa đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, cụ thể như sau:

    "Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá  nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.

    7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp."

    2. THỦ TỤC CẤP GCN QDS ĐẤT

     

           Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP và thông tư số 20/2010/TT-BTNMT như sau:

          * Cơ quan tiếp nhận và trả Giấy chứng nhận: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc UBND xã.

            * Hồ sơ:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

    b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

    c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở;

    d) Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;

    đ) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

    e) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại các điểm b, c và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

    Thời hạn nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Không quá năm mươi (50) ngày làm việc

               * Về nghĩa vụ tài chính:

    1.1. Về tiền sử dụng đất: Do đất nhà bạn đã nằm trong sổ địa chính tên mẹ bạn vì vậy căn cứ vào Khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai, gia đình bạn không phải đóng tiền sử dụng đất.

    1.2. Về phí trước bạ: Theo quy định tại Nghị định số 176/1999/NĐ-CP, Nghị định số 80/2008/NĐ-CP, thông tư số 68/2010/TT-BTC, gia đình bạn phải nộp lệ phí trước bạ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phí trước bạ là 0,5% giá trị đất theo khung giá nhà nước do UBND thành phố Hà Nội ban hành.

  • Xem thêm     

    31/10/2012, 10:18:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

     

    Điều 91 Luật nhà ở năm 2005 quy định:

    "Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

    1. Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;

    b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

    c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Trường hợp nhà ở cho thuê ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác.

    3. Trong trường hợp nhà ở thuê mua phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Mục 4 Chương III của Luật này.".

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì phải có GCN QSH nhà ở thì mới thực hiện được việc ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt nhà ở. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều công chứng viên chưa "đọc" đến điều luật này nên vẫn công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt nhà ở khi chưa có GCN QSH.

              2. Đối với vấn đề nhập hộ khẩu, luật cư trú quy định:

     "Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

    Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

    1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

    b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

    c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

    3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

    Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

    1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

    a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

    b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

    b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

    c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

    3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. ".

              Đồng thời khoản 5, Điều 93 Luật nhà ở quy định:

    "Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở".

              Như vậy, nếu bạn có hợp đồng mua bán nhà ở có công chứng hoặc có biên bản bàn giao nhà của tổ chức kinh doanh nhà ở là có thể xác định quyền sở hữu nhà ở của bạn đối với căn nhà đó và làm căn cứ để nhập hộ khẩu theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật cư trú nêu trên.

  • Xem thêm     

    31/10/2012, 10:04:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Nếu phần diện tích đất nhà hàng xóm mà nhà bạn xây lấn sang là đất ở thì bạn mới mua thêm và làm thủ tục tách thửa và hợp thửa. Nếu là đất vườn thì ngoài thủ tục tách thửa và hợp thửa đối với phần diện tích xây lấn đất đó gia đình bạn phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng dất và phải nộp tiền sử dụng đất.

           Trong vụ việc của gia đình bạn, nếu các gia đình hàng xóm không có tranh chấp thì thực tiễn vẫn có thể tách được thửa đất của gia đình bạn thành hai thửa đất (tách trên GCN QSD đất) còn thực tế phần xây lấn giải quyết sau...

  • Xem thêm     

    31/10/2012, 09:38:53 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp trả lời bạn như sau:

    1. Trách nhiệm hình sự:

    Nếu người đó có lỗi gây tai nạn làm thiệt hại đến tính mạng của mẹ bạn  thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS và hình phạt cụ thể như sau:

     

    Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 

              2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

            Như vậy, nếu sự việc đúng như thông tin bạn nêu thì người đó sẽ phạm tội thuộc khoản 2, Điều 202 và hình phạt từ 3 đến 10 năm. Cụ thể hình phạt thế nào còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 45 BLHS).

     

            Bị cáo chỉ được hưởng án treo nếu hình phạt không quá 3 năm tù; Có nhiều tình tiết giảm nhẹ (ít nhất là 2 tình tiết theo quy định tại Điều 46 BLHS); Nhân thân tốt, chưa phạm tội lần nào; Có nơi cư trú rõ ràng; Việc áp dụng hình thức án treo cũng đủ răn đe và không ảnh hưởng đến đấu tranh, phòng ngừa chung... (Điều 60 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP)

             

    2. Trách nhiệm dân sự

    Người đó phải bồi thường cho gia đình bạn theo quy định tại Điều 610, Điều 623 của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể mức bồi thường được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao, cụ thể như sau:

    "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

                a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

                b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

                c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường."

     

  • Xem thêm     

    31/10/2012, 09:22:49 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bộ luật dân sự quy định:

    "Ðiều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

    1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Ðiều 471. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.".

    Như vậy, theo quy định pháp luật thì Hợp đồng vay tài sản (tiền) không bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản. Do vậy, giả sử không có giấy vay tiền thì pháp luật vẫn thừa nhận hợp đồng vay tiền nếu bên cho vay chứng minh được là mình đã giao tiền cho bên vay. Giấy vay tiền của bạn vay chỉ là hình thức ghi nhận việc vay nợ tiền.

    Dù giấy vay nợ đó có bị tẩy, sửa cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của việc vay nợ. Nếu hai bên có tranh chấp về số tiền cho vay thì Bên cho vay phải chứng minh được việc giao nhận tiền như số tiền ghi trong giấy vay. Nếu không chứng minh được việc giao nhận tiền thì việc giấy vay tiền ghi như thế nào cũng không quan trọng, không có giá trị.

     

  • Xem thêm     

    31/10/2012, 09:10:58 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Với hình thức kinh doanh đa cấp thì hàng nghìn người đã thất bại... những người còn lại hầu hết là đang tự lừa dối mình và dối người thân, quen. Bạn nên dừng lại ngay tại thời điểm này và hãy coi đó là học phí của một khóa học. Nếu bạn có được số tiền 12 triệu kia thì bạn phải làm cho vài chục người thân, quen của bạn phải rơi vào hoàn cảnh như bạn hiện nay...

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 10:22:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Mai đã tư vấn về trách nhiệm hình sự cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm quy định về trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại ) tại: http://danluat.thuvienphapluat.vn/xu-phat-ve-tai-nan-giao-thong-79887.aspx

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 09:47:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Hiện nay GCN QSD đất vẫn đứng tên bố mẹ bạn nên việc định đoạt (bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, đặt cọc, thừa kế...) nhà đất đó do bố bạn và mẹ bạn quyết định. Việc cha mẹ bạn ly hôn nhưng chưa giải quyết về tài sản thì tài sản đó vẫn là tài sản chung. Việc cha mẹ bạn chuyển hộ khẩu khỏi căn nhà đó không làm mất quyền sở hữu tài sản của người chuyển hộ khẩu đi...

           Nay nếu mẹ bạn không đồng ý cho anh em bạn nhà đất đó thì anh em bạn không được sở hữu. Nếu sau này mẹ bạn qua đời mà nhà đất đó vẫn đứng tên mẹ bạn và mẹ bạn không để lại di chúc thì anh em bạn mới được thừa kế theo quy định pháp luật.

          Nếu cha mẹ bạn không thống nhất được việc phân chia thửa đất đó (chia làm 2 phần, cha mẹ bạn mỗi người một phần) thì một trong hai người có quyền khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn. Tòa án sẽ thụ lý và chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn theo quy định pháp luật....

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 09:30:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. XEM LẠI NGUỒN GỐC ĐẤT ĐỂ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT:

    Bạn cần xem lại nguồn gốc đất nông nghiệp đó như thế nào? Thông thường đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP (gọi là Đất 64) cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Bạn kiểm tra lại xem thời điểm giao đất nông nghiệp, HỘ NÔNG NGHIỆP của ông bà bạn có bao nhiêu HỘ KHẨU. Nếu thời điểm đó trong HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP của ông bà bạn có 6 hộ khẩu (2 ông bà và 4 con) thì 18.000m2 đất nông nghiệp đó là tài sản chung của 6 người. Nếu thời điểm chia đất nông nghiệp (1993) hai người con của ông bạn đã đi nước ngoài thì 18.000m2 đất nông nghiệp đó sẽ được chia cho hộ sản xuất nông nghiệp gồm 4 người (ông bà bạn + 2 người con)...

    2. ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRỒNG CÂY HÀNG NĂM CHIA CHO HỘ GIA ĐÌNH KHÔNG PHẢI LÀ DI SẢN THỪA KẾ (THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 1995)

    Theo thông tin bạn nêu thì ông nội bạn mất năm 1996 (thời điểm có hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 1995) nên phần đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (lúa nước) của ông bạn thuộc về các thành viên khác của hộ gia đình (không phải là di sản thừa kế - khác với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005). Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự năm 1995:

    "Điều 744. Quyền tiếp tục sử dụng đất của các thành viên trong hộ gia đình

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu trong hộ có thành viên chết, thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng đất do Nhà nước giao cho hộ đó; nếu trong hộ gia đình không còn thành viên nào, thì Nhà nước thu hồi đất đó.".

    Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 (hiệu lực từ 1996-2006) thì chỉ có đất nông nghiệp chia cho cá nhân thì khi người đó chết, các thừa kế của họ mới được thừa kế quyền sử dụng đất, còn đất nông nghiệp chia cho hộ gia đình thì không được thừa kế (Điều 739-744)

    3. XEM LẠI GIA TRỊ PHÁP LÝ CỦA HAI GCN QSD ĐẤT (CỦA BÁC BẠN VÀ BỐ BẠN)

    Nếu đất nông nghiệp chia cho 4 người, ông bạn qua đời thì toàn bộ diện tích đất đó thuộc về hộ gia đình ba người do bà nội bạn làm chủ hộ. Sau khi bà nội bạn đại diện hộ gia đình đứng tên mà bà nội bạn và bố bạn + bác bạn đã lập hợp đồng để sang tên cho CÁ NHÂN bố bạn và CÁ NHÂN bác bạn toàn bộ diện tích đất của hộ gia đình. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đó có chữ ký của bà bạn, bác bạn và bố bạn, đồng thời bố bạn và bác bạn đã được cấp GCN QSD đất với tư cách là CÁ NHÂN thì bà nội bạn không thể "chia lại" đất được nữa (ai đứng tên cá nhân trên GCN QSD đất thì người đó mới có toàn quyền quyết định - nếu việc đứng tên đó là hợp pháp).

    Bà bạn chỉ chia lại quyền sử dụng đất đối với thửa đất do bố bạn đứng tên nếu bố bạn đứng tên với tư cách là đại diện HỘ GIA ĐÌNH bao trong đó có bà nội bạn hoặc GCN QSD đất cấp cho bố bạn là trái pháp luật (người sang tên cho bố bạn không có toàn quyền sang tên hoặc bố bạn không đủ điều kiện nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp).

    Bạn có thể nêu tiếp thông tin và những câu hỏi còn chưa rõ để luật sư tư vấn miễn phí.

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 09:02:26 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

           Nếu người đòi tiền em bạn bị công an triệu tập thì họ sẽ không dám đòi tiền nữa. Em bạn nên trình báo sự việc trên với công an cấp huyện nơi công ty đó có trụ sở để được giải quyết. Sinh viên và những thanh niên thất nghiệp là "nguồn hàng" cho những đối tượng lừa đảo theo dạng kinh doanh đa cấp hoạt động, lợi dụng nhiều năm nay...

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 08:57:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

           "Chuyển nhượng quyền sử dụng đất" là "mua bán" quyền sử dụng đất. Anh bạn giao tiền cho cha bạn và cha bạn giao quyền sử dụng đất cho anh bạn toàn quyền sử dụng. Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất, cha bạn đã nhận tiền và giao đất cho anh bạn, thủ tục chuyển nhượng đã hoàn tất - Anh bạn được cấp GCN QSD đất thì anh bạn có toàn quyền định đoạt thửa đất đó.

           Nếu hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận là anh bạn "chỉ đứng tên" khu đất đó thì không phải là "chuyển nhượng". Cần xem lại giá trị pháp lý của Hợp đồng đó.

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 08:46:56 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn của bạn không có lỗi trong vụ tai nạn đó thì bạn đó không phạm tội theo Điều 202 BLHS nhưng phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NĐ-CP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, cụ thể như sau:

     

    -        Bộ luật dân sự quy định:
    "Ðiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

     Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.".

    -        Mục 2, Phần 2, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định:

     

    "Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

                2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

                2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

               2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

                 a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

                Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

                 b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

                 - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

                - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

                - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

                - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

                 2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

                 a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

                 b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

                 c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

                 d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.
  • Xem thêm     

    30/10/2012, 09:03:05 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định số88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể như sau:

     

     

  • Xem thêm     

    30/10/2012, 08:52:36 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu anh cả bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cha mẹ bạn và việc chuyển quyền sử dụng đất đó đã hoàn tất (anh bạn được cấp GCN QSD đất) thì anh bạn có toàn quyền định đoạt thửa đất đó theo quy định của luật đất đai.

    Đối với phần diện tích đất vẫn đứng tên cha mẹ bạn mà cha mẹ bạn qua đời không để lại di chúc thì nhà đất đó thuộc về các thừa kế của cha mẹ bạn (anh chị em bạn..) theo quy định tại Điều 676 BLDS. Theo quy định pháp luật hiện hành thì chỉ có người được cấp GCN QSD đất (chủ sử dụng đất hơp pháp ) hoặc người được người người sử dụng đất hợp pháp ủy quyền thì mới có quyền định đoạt quyền sử dụng đất theo pháp luật: bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh, góp vốn...

    Về quyền của người sử dụng đất, bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Luật đất đai năm 2003:

    "Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất

    Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

    1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

    5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

    6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

     

    Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật này.

    Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê

    Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác; 

    3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ;

    4. Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

    5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

    6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này;

    7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

    8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh."

  • Xem thêm     

    29/10/2012, 10:25:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu việc bố trí công việc không đúng với Hợp đồng lao động thì bạn có  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động hoặc khởi kiện công ty để buộc công ty phải thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết. 

    Thủ tục hòa giải, khởi kiện được Bộ luật lao động sửa đổi năm 2006 quy định như sau:

    "Điều 165

    Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

    1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

    2. Toà án nhân dân.

    Điều 165a

    Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây:

    1. Thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải;

    2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hoà giải.

    Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

    Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

    Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động.

    Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản;

    3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

    Điều 166

    1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.

    2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:

    a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

    đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

    5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 của Bộ luật này và khoản 4 Điều này.

    Điều 167

    Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

    1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác."

  • Xem thêm     

    29/10/2012, 10:13:00 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 111 Luật đất đai năm 2003 và một số điều luật có liên quan, cụ thể như sau:

     

               "Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê

    1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    b) Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    c) Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    d) Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    đ) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này.

    2. Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

     

    Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất

    Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

    1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

    5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

    6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

     

    Điều 107. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

    Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:

    1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;

    2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

    3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

    4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

    5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

    6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

    7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

     

    Điều 110. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

    1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này.

    2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;

    b) Cho thuê quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;   

    c) Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

    d) Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật;

    đ) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

    3. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 của Luật này.".