Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 09:58:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật thì Tòa án sẽ không thụ lý tranh chấp về thừa kế nhưng có thể Toà án sẽ thụ lý vụ việc tranh chấp về tài sản chung nếu việc phân chia tài sản chung (có nguồn gốc từ di sản thừa kế đó phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, cụ thể như sau:

            "Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

    a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

    a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

    b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.";

              Như vậy, nếu trường hợp không đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung theo quy định nêu trên thì chỉ còn cách là hòa giải để người đang quản lý tài sản chấp nhận chia tài sản chung.

              Nếu người đang quản lý di sản đã được cấp GCN QSD đất nhưng GCN QSD đất được cấp trái pháp luật thì các thừa kế khác có thể khiếu nại để cơ quan cấp GCN QSD đất đó hoặc Tòa án hủy bỏ GCN QSD đất đó... tạo ra "thế" để hòa giải.

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 09:44:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

     

    "Điều 9. Điều kiện kết hôn

    Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

    2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

    3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.." 

                Như vậy, theo quy định tại Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn. Nếu nam, nữ kết hôn trước độ tuổi này là có hành vi tảo hôn.

                 Hành vi mà bạn nêu trên đã vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình và theo quy định thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm  hình sự như sau:

     1. Về xử phạt hành chính (Nghị định số 87/2001/NĐ-CP): Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 nghìn  đồng đến 200 nghìn  đồng đối với một trong các hành vi sau:

     - Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của tòa  án buộc chấm dứt quan hệ đó;

     - Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn.

    2. Xử lý hình sự: Theo điều 148 Bộ luật Hình sự về tội tổ chức tảo  hôn, tội tảo  hôn, người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

     - Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;

     - Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của  tòa  án buộc chấm dứt quan hệ đó.

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 04:40:59 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào ban!

    Luật sư Nguyên đã tư vấn cho bạn.

    - Bạn có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu hủy bỏ hợp đồng vay tài tiền và hợp đồng mua bán nhà trái pháp luật đó để đòi lại Sổ đỏ và tiền lãi suất bạn đã trả cho họ... và giải quyết dứt điểm vụ việc theo pháp luật.

    - Nếu người cho vay tiền dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để đòi nợ thì bạn có thể gửi đơn trình báo sự việc với công an để được can thiệp kịp thời...

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 04:12:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Thửa đất ao của bạn thuộc nhóm đất nông nghiệp. Do vậy, nếu gia đình bạn muốn xây dựng nhà ở thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Bạn phải nộp 50% tiền sử dụng đất chênh lệch giữa đất ở với đất nông nghiệp.

    Để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo 3 điều kiện: loại đất sau khi chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn nơi có đất; phải được Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; phải nộp tiền sử dụng đất.

    Theo quy định tại Điều 134 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân thực hiện như sau:

    - Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất gồm: đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 Luật đất đai năm 2003 (nếu có).

    - Nơi nộp hồ sơ: Người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cho người sử dụng đất về mức tiền và nơi nộp tiền sử dụng đất. 

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 02:53:41 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    "Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư".

    Nếu gia đình bạn có hai hộ khẩu thì có thể được 2 suất tái định cư. Việc gia đình bạn có được 2 suất hay không còn phụ thuộc vào quỹ đất tái định cư và quyết định của UBND cấp tỉnh/.

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 02:48:21 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nếu trên giấy tờ mua bán nhà đứng tên bà Linh thì gia đình bạn phải có chứng cứ chứng minh là ông bạn đưa tiền cho bà Linh mua hộ, có thỏa thuận giửa ông bạn với bà Linh về việc đứng tên giùm đó.

             Nếu hợp đồng mua bán nhà ở với công ty có chức năng kinh doanh bất động sản thì hợp đồng không cần phải công chứng, chứng thực.

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 02:40:08 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Việc thuê đất giữa cá nhân với cá nhân là giao dịch dân sự được điều chỉnh bởi pháp luật đất đai và luật dân sự. Nếu hợp đồng quy định giá thuê ổn định trong suốt thời gian thuê thì bạn không được quyền tăng giá thuê quyền sử dụng đất. Nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì bạn phải bồi thường thiệt hại.

    Bạn tham khảo quy định tại mục 1, chương XXIX Bộ luật dân sự năm 2005 sau đây:

    "HỢP ÐỒNG THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ÐẤT

    Ðiều 703. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 

    Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    Ðiều 704. Nội dung của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 

    Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:

    1. Tên, địa chỉ của các bên;

    2. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    3. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

    4. Thời hạn thuê;

    5. Giá thuê;

    6. Phương thức, thời hạn thanh toán;

    7. Quyền của người thứ ba đối với đất thuê;

    8. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;

    9. Giải quyết hậu quả khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết hạn.

    Ðiều 705. Nghĩa vụ của bên cho thuê quyền sử dụng đất 

    Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Ðăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất;

    2. Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thỏa thuận;

    3. Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê;

    4. Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

    5. Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    6. Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê.

    Ðiều 706. Quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất 

    Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê;

    2. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại;

    3. Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi thời hạn cho thuê đã hết.

    Ðiều 707. Nghĩa vụ của bên thuê quyền sử dụng đất 

    Bên thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;

    2. Không được huỷ hoại, làm giảm sút giá trị sử dụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;

    3. Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thỏa thuận; nếu việc sử dụng đất không sinh lợi thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    4. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;

    5. Trả lại đất đúng tình trạng như khi nhận sau khi hết thời hạn thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Ðiều 708. Quyền của bên thuê quyền sử dụng đất 

    Bên thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thỏa thuận;

    2. Ðược sử dụng đất thuê ổn định theo thời hạn như đã thỏa thuận;

    3. Ðược hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất;

    4. Ðơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Ðiều 426 của Bộ luật này;

    5. Yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền thuê trong trường hợp do bất khả kháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị giảm sút.

    Ðiều 709. Chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất 

    Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

    Ðiều 710. Bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi 

    1. Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

    2. Trong trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất đang có hiệu lực nhưng do nhu cầu về quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế mà Nhà nước thu hồi đất thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trước thời hạn.

    Trong trường hợp bên thuê đã trả tiền trước thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê khoản tiền còn lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng đất; nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trả tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.

    Bên cho thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại do thu hồi đất theo quy định của pháp luật, còn bên thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất.

    Ðiều 711. Quyền tiếp tục thuê quyền sử dụng đất khi một bên chết 

    1. Trong trường hợp bên cho thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì bên thuê vẫn được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê.

    2. Trong trường hợp bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì thành viên trong hộ gia đình của người đó được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê nhưng phải báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ðiều 712. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất 

    Khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Bên thuê vẫn được tiếp tục thuê cho đến hết thời hạn thuê quyền sử dụng đất theo hợp đồng.

    Ðiều 713. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 

    1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    a) Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê;

    b) Theo thỏa thuận của các bên;

    c) Nhà nước thu hồi đất;

    d) Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

    đ) Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê;

    e) Diện tích đất thuê không còn do thiên tai;

    g) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

    2. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thỏa thuận của các bên."

  • Xem thêm     

    16/10/2012, 08:29:18 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Công an xã có thể thụ lý hồ sơ bạn đầu nhưng nếu có dấu hiệu tội phạm thì công an cấp huyện mới có thẩm quyền khởi tố vụ án và điều tra. Bạn có thể trình báo công an xã hoặc công an huyện đều được.

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 10:43:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Nếu tài sản mà cháu bạn lấy đang thuộc sự quản lý của người khác, việc lấy tài sản là lén lút thì sẽ phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS như nội dung tư vấn của Luật sư Chanh ở trên.

           Nếu tại thời điểm chiếm đoạt tài sản, số tài sản đó đang thuộc sự quản lý của cháu bạn thì cháu bạn sẽ phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Trong những vụ án tương tự thường bị xử lý theo Điều 140 BLHS bởi tại thời điểm lấy hàng, toàn bộ số hàng hóa đó đang nằm trong sự quản lý, kiểm soát của bị can, bị cáo.

            Bạn có thể tham khảo thêm bài viết đăng trên http://tapchikiemsat.org.vn, được trích dẫn sau đây:

          Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Hình sự: Hành vi phạm tội trộm cắplà hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; còn hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Từ quy định và khái niệm trên đây, một số dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội trộm cắp tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện như sau:

    * Dấu hiệu về chủ thể củatội phạm:
     
    - Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
    - Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như chủ thể đối với các tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, ngoài những điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đòi hỏi chủ thể phải là người được chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản tín nhiệm giao cho một tài sản nhất định.
     

    Như vậy, chủ thể của tội trộm cắp tài sản rộng hơn chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội nhận tài sản từ chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản một cách ngay thẳng thông qua giao dịch (hợp đồng). Chỉ sau khi nhận được tài sản, thì người phạm tội mới có hành vi “bội tín” để chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối,bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản đã nhậnvào mục đích bất hợp pháp.

      

     

    * Dấu hiệu về mặt khách quan:

     

    - Đặc trưng của của hành vi phạm tội trộm cắp tài sản là người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút. Việc lén lút ở đây có thể là đối với chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu tài sản và chính thủ đoạn lén lút là yếu tố quyết định chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản. Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt khác, như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội cũng có thể thực hiện thủ đoạn lén lút, nhưng sự lén lút đó không phải là yếu tố quyết định việc chiếm đoạt tài sản mà nhằm che giấu thủ đoạn gian dối và hành vi phạm tội.  

     

    - Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một ph��n tài sản trên cơ sở hợp đồng giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản với người chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người phạm tội đã vi phạm nghĩa vụ cam kết (bội tín), chiếm đoạt tài sản đã nhận bằng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn hoặc sử dụngtài sản đã nhận vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.  

     

    Thủ đoạngian dốitrong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thực tiễn rất đa dạng và phong phú, được biểu hiện như: Đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản, tẩy xoá giấy tờ, giả tạo bị mất tài sản, ...và một dạng biểu hiện thường gặp trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm là người nhận tài sản thông qua hợp đồng (thông thường là hợp đồng gửi giữ tài sản) đã thông đồng với người khác để chiếm đoạt tài sản do mình trông giữ.

     

     

    - Đối tượng tác động củatội phạm:

     

    Đối với tội trộm cắp tài sản, đối tượng tác động là tài sản đang do người khác quản lý. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý. Hành vi lấy tài sảnđang do mình quản lýcũng như lấy tài sản không có người hoặc chưa có người quản lýđều không phải là hành vi trộm cắp tài sản(1)..Còn đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tài sản mà người phạm tội được chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản giao một cách ngay thẳng thông qua hợp đồng để làm một việc cho người giao tài sản.

     

    *Dấu hiệu về mặt chủ quan:

     

    Cũng giống như đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện bởi lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác(2).Ở đây, cần phân biệt khái niệm “mục đích chiếm đoạt” và khái niệm “mục đích hưởng lợi về tài sản”.  

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 10:28:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho một trong các hàng thừa kế quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005 (các con đều có quyền hưởng phần di sản như nhau đối với di sản do cha mẹ để lại, không phân biệt lớn, bé, trai gải, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú hay con ngoài giá thú...).

    Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây của Bộ luật dân sự:

    "Ðiều 674. Thừa kế theo pháp luật

     

    Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

    Ðiều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

     

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 10:21:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Bạn cần nộp đơn xin ly hôn đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự (Buộc chồng bạn phải giao con cho bạn chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa bệnh...), cụ thể như sau:

     

    "Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

    2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

    3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.

    Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

    2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

    3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

    4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

    5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

    6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

    7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

    8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

    9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

    10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

    11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

    12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

    13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

    Điều 115. Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định

    Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.".

                   Nếu Tòa án cố tình không áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời trên để đảm bảo tính mạng, sức khỏe của con bạn và quyền lợi hợp pháp của mẹ con bạn thì bạn có thể yêu cầu Luật sư vào cuộc để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của bà mẹ và trẻ em trong vụ án ly hôn.

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 10:10:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 18, Thông tư số: 14/2009/TT-BTNMT, hướng dẫn Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể như sau:

    "Điều 18.

    Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:

    1. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).

    2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

    3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

    4. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư".

    Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng  01 năm 2010. của UBND tỉnh Yên Bái Ban hành Qui định về chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Qui định về bộ đơn giá bồi thường về nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc và Bộ đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái

                   2. Việc chỉnh quyền phân loại đất, xác định vị trí đất để đề bù là đúng quy định pháp luật. Bạn có thể tham khảo quy định tại Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Yên Bái : Ban hành Quy định về phân loại đường phố, vị trí và Bảng giá các loại đất tại tỉnh Yên Bái năm 2012.

     

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 09:54:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Đất nhà bạn là đất Lâm nghiệp nên việc xây dựng chỉ được áp dụng đổi với loại đất lâm nghiệp chứ không thể áp dụng đối với loại đất ở (thổ cư).

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 09:52:34 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn chỉ có KT3 mà không có hộ khẩu? Ba mẹ bạn hộ khẩu ở đâu?

    Nếu bạn chỉ có KT3, chưa từng có hộ khẩu, không có giấy tờ tùy thân nào khác ngoài Giấy khai sinh thì bạn phải làm thủ tục nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu của mẹ bạn, sau đó làm CMND. Nếu không có hộ khẩu thì không thể có được CMND.

    Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Luật cư trú quy định như sau:

     

    Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

    Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

    1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

    b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

    c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

    3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 09:45:55 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật cư trú năm 2006 quy định:

    "Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

    1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

    2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.".

    Điều 20 Luật cư trú và nghị định số 107/2007/NĐ-CP và Nghị định số 56/2010/NĐ-Cp cũng quy định người chuyển nơi cư trú đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải cư trú hợp pháp tại nơi chuyển hộ khẩu đến liên tục 1 năm thì mới được đăng ký thường trú => Vợ bạn không trực tiếp sinh sống tại quận 5  thời gian 1 năm, hiện tại cũng không cư trú tại đó nên không đủ điều kiện nhập hộ khẩu.

             Do vậy, công an quận 5 yêu cầu bạn phải chuyển hộ khẩu về quận Bình Tân là đúng pháp luật. "Về mặt pháp lý" thì bản thân bạn còn chưa đủ điều kiện để tiếp tục có hộ khẩu thường trú tại đó, chưa nói gì đến việc nhập hộp khẩu cho người khác (vào nơi mình không còn cư trú). Nếu bạn vẫn muốn nhất quyết "cố thủ" ở quận 5 thì bạn có thể liên hệ với công an hộ khẩu, hộ tịch quận 5 để được hướng dẫn thêm.

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 09:32:38 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:

     

    Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

    1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.

    2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    a) Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;

    b) Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;

    d) Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá;

    đ) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập;

    e) Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    g) Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;

    h) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

    i) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

    k) Tham gia phiên toà;

    l) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

    m) Tranh luận tại phiên tòa;

    n) Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

    o) Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng;

    p) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;

    q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án;

    r) Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

    s) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

    t) Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    u) Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật;

    v) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    x) Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này;

    y) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.”

    Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

    1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

    2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ."

             Như vậy.  theo quy định của pháp luật thì bị đơn có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập hợp lệ của tòa án. Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt họ.

             Nếu bị đơn cố tình chống đối thì Tòa án chỉ cần triệu tập hợp lệ  khoảng 8 lần (2 lần thông báo về việc thụ lý và lấy lời khai; 2 lần triệu tập tham gia hòa giải; 2 lần triệu tập để đối chất; 2 lần triệu tập để tham gia xét xử) mà bị đơn vẫn không đên tòa án thì Tòa án có quyền xét xử vắng mặt. 

    Bạn tham khảo quy định pháp luật về việc triệu tập đương sự sau đây:

             "Điều 149. Các phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

    Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

    1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền;

    2. Niêm yết công khai;

    3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Điều 150. Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

    1. Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ.

    2. Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

    Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành; trường hợp không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 151. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp

    Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng có liên quan. Người được cấp, tống đạt hoặc thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

    Điều 152. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân

    1. Người được cấp, tống đạt hoặc thông báo là cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ.

    2. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Ngày ký nhận của người thân thích cùng cư trú được coi là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

    Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng thì có thể chuyển giao văn bản đó cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố), Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú và yêu cầu những người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

    3. Trong trường hợp việc cấp, tống đạt hoặc thông báo qua người khác thì người thực hiện phải lập biên bản ghi rõ việc người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt, văn bản tố tụng đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa họ với nhau; cam kết giao lại tận tay ngay văn bản tố tụng cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển văn bản tố tụng và người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo, người chứng kiến.

    4. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải cấp, tống đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ.

    5. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo có chữ ký của người cung cấp thông tin.

    6. Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng.

    Điều 154. Thủ tục niêm yết công khai

    1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực hiện khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp.

    2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Toà án trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

    a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

    b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

    c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

    3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết.

    Điều 155. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

    1. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt hoặc thông báo.

    Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của các đương sự khác. Lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo phải chịu.

    2. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng phải được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp.".

              Đối với những vụ án đòi nợ. Nếu bên vay tiền trốn khỏi địa phương thì càng dễ giải quyết (hình sự). Nếu Tòa án dân sự chưa thụ lý thì có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý về hình sự. Còn nếu Tòa án dân sự đã thụ lý thì có thể triệu tập vài lần rồi xét xử vắng mặt theo các quy định pháp luật trên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên cho vay tài sản.

            Tóm lại, đối với các vụ việc vay nợ: Nếu người vay bỏ trốn thì bị xử lý hình sự (vừa bị xử lý hình sự, vừa vẫn phải trả nợ); Nếu người vay không bỏ trốn nhưng cố tình không đến Tòa án để giải quyết vụ án đòi nợ thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn. Khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì nguyên đơn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản của người vay nợ để trả nợ...

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 08:57:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Khoản 2, Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định:

    "Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền ".

    Như vậy giá trị quyền sử dụng đất bồi thường được tính theo thời điểm có quyết định thu hồi đất. Do vậy, nếu gia đình bạn bị thu hồi đất năm 2009 thì chính quyền tính giá đền bù căn cứ vào khung giá đất năm 2009 là đúng pháp luật.

    2. Hiện nay, chưa có chính sách quy định về thu hồi đất hoặc chia lại nông nghiệp khi hết thời hạn sử dụng đất. Do vậy, khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp thì người dân sẽ được gia hạn thời hạn sử dụng đất. Đối với thửa đất của gia đình bạn đã có quyết định thu hồi đất thì gia đình bạn không còn quyền sử dụng hợp pháp thửa đất đó nữa. 

    Bạn tham khảo bài viết sau đây đăng trên báo Thutuong.chinhphu.vn:

    "Trình Quốc hội ra Nghị quyết về việc sử dụng đất nông nghiệp khi hết thời hạn sử dụng

    (Chinhphu.vn) – Hôm nay (8/6), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết thời hạn sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2003.

     

    Ảnh minh họa

     

    Nghị quyết trên có nội dung như sau: Khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai 2003.

    Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã được giao mà không phải làm bất kỳ thủ tục gì cho đến khi Luật Đất đai 2003 sửa đổi có hiệu lực pháp luật, thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2003 sửa đổi.

    Trước đó, tại Nghị quyết 08/NQ-CP phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã quyết nghị việc thống nhất chủ trương: Việc sử dụng đất nông nghiệp được tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, bảo đảm ổn định xã hội.

    Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội, cho phép kéo dài thời hạn giao đất, cho thuê đất theo đúng tinh thần của Luật Đất đai hiện hành: Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

    Trong thời gian kéo dài đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, người sử dụng đất có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định.".

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 10:00:19 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Nếu anh, chị em bạn ký vào văn bản đăng ký thế chấp với lý do tài sản thế chấp là của hộ gia đình thì bạn chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản thế chấp đó nếu người vay tiền không trả được nợ. Khi tài sản bị kê biên, phát mại thì những người đồng sở hữu đã ký vào văn bản thế chấp phải chịu mất tài sản.

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 09:55:51 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu mẹ chồng của người đó ký vào giấy nhận nợ với cam kết sẽ trả nợ thay thì bà đó mới phải trả tiền cho bạn. Còn họ chỉ ký vào với tư cách là người làm chứng thì họ không có nghịa vụ phải trả tiền cho bạn.

             Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây của Bộ luật dân sự:

    "Ðiều 293. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba

    Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

    Ðiều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

    1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.".

    2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

    Ðiều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự

    1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.".

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 09:47:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


     Chào bạn!

          Bạn có thể gửi đơn phản tố để Tòa án xem xét giải quyết. Tuy nhiên, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí cho yêu cầu phản tố của bạn.

          Trong trường hợp này nếu gia đình bạn đã được cấp GCN QSD đất đối với phần đất tranh chấp và việc cấp GCNQSD đất là đúng pháp luật thì bạn không cần phải phản tố, Tòa án sẽ bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

    Bạn tham khảo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 sau đây:

    "“Điều 176. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn

    1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

    2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

    b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

    c) Giữ yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

    3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”"