Vi Phạm Hợp Đồng Lao Động

Chủ đề   RSS   
  • #222802 29/10/2012

    Vi Phạm Hợp Đồng Lao Động

    Kính gửi: Các anh chị trong ban tư vấn!

    Hiện tôi đang có một vấn đề bức xúc trong việc tranh chấp lao động với công ty nơi tôi đang công tác như sau:

    Ngày 18/07/2011 tôi bắt đầu vào làm việc tại Cty Acumen với chức danh nhân viên văn phòng, thời gian thử việc theo thỏa thuận là 2 tháng. Qua hết 2 tháng thử việc nhưng cty vẫn không thấy nhắc tới vấn đề ký kết hợp đồng lao động với tôi đến tháng 3/2012 cty mới chình thức ký hết hợp đồng lao động 1 năm với tôi. 

    Tới cuối tháng 07/2012 tôi có xin nghỉ phép 6 ngày từ ngày 25/07/2012 -31/07/2012 để về quê có việc gia đình và đã được sự đồng ý của cty. Nhưng trong thời gian nghĩ phép tôi bị bệnh vì vậy tôi đã phải nghĩ thêm 2 ngày là ngày 01-02/08/2012.

    03/08/2012 tôi có mang giấy nghỉ ốm của bệnh viện vào ký phép bệnh nhưng cty không chịu ký phép cho tôi và ra thông báo xử lý kỷ luật tôi với lý do: 

                                                             - sau khi nghĩ phép 06 ngày liên tiếp đã nghĩ thêm 02 ngày không phép.

                                                             - 40 ngày không nhập báo biểu bảo dưỡng máy móc.

    Sau khi tôi chứng minh được việc 40 ngày không có dữ liệu báo biểu trên không phải lỗi của tôi như công ty đã nói và 02 ngày nghĩ của tôi là nghĩ có lý do chính đáng, thì cty cho rằng theo điều 34 của bộ luật lao động cty có quyền điều chuyễn công tác của tôi và  đã quyết định chuyễn tôi xuống làm cn đóng gói trong 60 ngày kể từ ngày 03/08/2012.

    Nhưng qua hết 2 tháng điều chuyễn cty vẫn không chịu sắp xếp công việc lại cho tôi, khi tôi hỏi thì cty trả lời rằng văn phòng  đã đủ người không có chỗ nào cho tôi nếu tôi không làm cn thì có thể nghĩ việc. 

    Xin nhờ các anh chị trong ban tư vấn giúp tôi trong trường hợp trên tôi có thể khởi kiện Cty Acumen vì đã không thực hiện theo đúng hợp đồng lao động được không và tôi có thể đòi được những quyền lợi gì nếu cty không chịu sắp xếp lại công việc cho tôi mà cũng không chịu thanh lý hợp đồng cho tôi nghĩ việc vì muốn ép tôi tự nghĩ.

     

     
    21265 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #222908   29/10/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần


    Chào bạn,

    Bạn có thể khởi kiện công ty trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện. Bạn hãy làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động TBXH nơi công ty có trụ sở để được hòa giải.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #222976   29/10/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu việc bố trí công việc không đúng với Hợp đồng lao động thì bạn có  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động hoặc khởi kiện công ty để buộc công ty phải thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết. 

    Thủ tục hòa giải, khởi kiện được Bộ luật lao động sửa đổi năm 2006 quy định như sau:

    "Điều 165

    Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

    1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

    2. Toà án nhân dân.

    Điều 165a

    Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây:

    1. Thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải;

    2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hoà giải.

    Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

    Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

    Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động.

    Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản;

    3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

    Điều 166

    1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.

    2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:

    a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

    đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

    5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 của Bộ luật này và khoản 4 Điều này.

    Điều 167

    Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

    1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác."

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #223267   31/10/2012

    Trong thời gian xảy ra tranh chấp 6/8 tôi có gửi đơn khiếu nại lên ban quan lý KCN Singapore và Công Đoàn khu CN. Theo biên bản hòa giải tại Ban quan lý KCN công ty được quyền điều chuyễn công tác của tôi trong vòng 60 ngày. Ngoài ra Công Đoàn khu CN Singapore có gửi công văn vào yêu cầu công ty thu hồi "Thông Báo Xử Lý Kỷ Luật" đối với tôi vì:            

    - Xử lí kỷ luật không có lí do chính đáng.

     - Xư lí kỷ luật không đúng quy định của pháp luật lao đông: không chứng minh                                                                                                                  được lỗi của người lao động, không có sự tham gia của đại diện tập thể tại cơ sở, không có mặt người lao động hoặc đại diện.

    - Xử lí kỷ luật trong trường hợp người lao động đang ốm đau

     

    Nhưng công ty vấn không thực hiện đến ngày 3/10 đã hết thời hạn 60 ngày mà công ty không chịu sắp xếp lại công việc cho tôi và cty cũng không chịu thừa nhận hợp đồng lao động đã ký với tôi đang được bộ phận nhận sự lưu tại công ty vì lí do đã bị tẩy xóa nên tôi đã nghĩ việc tại công ty được gần 1 tháng, vậy nay  tôi có thể khởi kiện công ty để yêu cầu những điều sau không:  

    1. công ty phải công khai xin lỗi tôi trước toàn công ty

    2. truy đóng các khoản bảo hiểm trong thời gian hết 2 tháng thử việc mà công ty chưa ký hợp đồng với tôi.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896