Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<53545556575859>»
  • Xem thêm     

    19/04/2018, 11:21:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong trường hợp xin thuyên chuyển công tác bạn phải làm việc với đơn vị mà bạn muốn chuyển đến để được tiếp nhận. Sau khi được sự đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới bạn mới nên làm thủ tục thôi công tác ở đơn vị cũ. Bạn cần làm đúng quy trình để không bị đứt quãng trong quá trình xin thuyên chuyển công tác làm ảnh hưởng đến sự ổn định công việc

  • Xem thêm     

    19/04/2018, 11:17:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn là bị đối tượng trên có dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Do vậy bạn cần làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận, Huyện để bảo vệ quyền lợi của mình.

  • Xem thêm     

    19/04/2018, 11:15:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bà của bạn đã làm việc tại trạm y tế xã 50 năm, giờ về già không được hưởng chế độ. Vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

    Theo Quyết định số 58/1994 quy định về một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở:

    - Bà của bạn có thể thuộc một trong các đối tượng sau:

    “Điều 2: Cán bộ y tế cơ sở

    Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, thôn, ấp, bản... sau đây gọi chung là cán bộ y tế cơ sở, ……. bố trí như sau:

    1. Y tế xã, phường, thị trấn:

    a. Khu vực đồng bằng, trung du, thành phố;…..

    b. Khu vực miền núi, tây nguyên:…..

    c. Ngoài số cán bộ y tế quy định ở trên: nếu có nhu cầu xã, phường, có thể sử dụng cán bộ y tế làm việc theo chế độ hợp đồng, do xã, phường trả thù lao theo công việc.

    2. Y tế thôn, làng, ấp, bản, buôn, liên bản buôn:…..”

    - Chế độ sau khi nghỉ việc được áp dụng theo khoản 5 điều 3 quyết định này như sau:

    “5. Chế độ bảo hiểm xã hội:

    a. Cán bộ y tế cơ sở quy định tại phần a, b điểm 1 Điều 2 của Quyết định này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm thì được hưởng mọi quyền lợi và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của Nhà nước.

    b. Số cán bộ y tế xã, phường hiện đang hưởng sinh hoạt phí theo các quy định trước đây nhưng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ nghỉ việc theo quy định tại Nghị quyết số 46/CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, bà bạn không đóng bảo hiểm xã hội khi còn làm việc. bởi vậy sẽ được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ việc theo điểm b khoản này: hưởng chế độ nghỉ việc theo Nghị quyết 46/1993.

    Theo Nghị quyết 46/1993 tại điều 4: “Điều 4. - Từ nay trở đi, cán bộ xã làm công tác ở xã liên tục từ 10 năm trở lên và không vi phạm kỷ luật thì khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp này tính theo số năm công tác, mỗi năm công tác được trợ cấp một tháng, lấy theo mức sinh hoạt phí đang hưởng trước lúc nghỉ việc để tính.Trong trường hợp này, thì khi nghỉ việc chỉ được hưởng trợ cấp một lần với mức tùy vào số năm công tác.

    Như vậy, bà của bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần sau khi nghỉ việc.Để giải quyết vấn đề quyền lợi của bà bạn. Bạn có thể liên hệ phòng lao động thương binh và xã hội nơi trước đây bà bạn công tác để được hướng dẫn về thủ tục.

  • Xem thêm     

    19/04/2018, 05:04:47 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn vay tiền nhà cai để đánh bạc và có giấy vay nợ, hiện tại cũng không có bất kì tài sản nào để bảo đảm cho việc trả nợ.
    Hành vi cho vay trong trường hợp này có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự theo điều 322 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Tuy nhiên chúng tôi không đề cập nhiều đến vấn đề hình sự ở đây mà chỉ đề cập đến vấn đề dân sự.
    Về dân sự
    Quan hệ vay tiền được điều chỉnh bởi BLDS 2015 bằng hợp đồng vay tài sản, theo đó, tại điều 117 luật này quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là: “ c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”
    Trong trường hợp này, bạn vay tiền của nhà cái( người tổ chức đánh bạc hoặc người gá bạc) để đánh bạc. Như vậy, mục đích của việc vay và cho vay là vi phạm điều cấm của luật, do đó hợp đồng vay cũng đã vi phạm điều cấm của luật và sẽ bị vô hiệu theo điều 122 BLDS 2015: “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu…”
    Căn cứ điều 131 BLDS 2015:
    “Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu     
    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
    Khi hợp đồng vay bị hiệu các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bạn có nghĩa vụ trả lại tiền cho người cho vay, nếu bạn không tự nguyện trả và người cho vay có yêu cầu thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên tài sản của bạn để thi hành bản bán. Trường hợp bạn không có bất cứ tài sản nào để thực hiện nghĩa vụ thì sẽ bị khấu trừ vào thu nhập cho tới khi hoàn thành nghĩa vụ.
    Như vậy, hợp đồng vay tiền để đánh bạc sẽ bị vô hiệu và hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu bạn không tự nguyện trả nợ và người có quyền yêu cầu thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên tài sản hoặc khấu trừ vào thu nhập cho đến khi bạn hoàn thành nghịa vụ.

  • Xem thêm     

    18/04/2018, 11:20:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vấn đề bạn hỏi nên tham khảo các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực thực vật cây trồng để họ xem xét xem giống cây trồng có chứa chất ma tuý hoặc tiền chất ma tuý không. Còn vấn đề có hay ko chứa thì chúng tôi không thuộc chuyên môn nên bạn phải cố gắng tham khảo các nhà chuyên môn.

    Thân chào!

  • Xem thêm     

    18/04/2018, 11:16:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, đồng nghiệp của bạn là viên chức.

    -     Nếu đồng nghiệp của bạn bị cho thôi việc khi là do chương trình tinh giản biên chế thì việc chấm dứt hợp đồng là đúng pháp luật.

    -     Nếu không có chương trình tinh giản biên chế, phải tuân theo luật viên chức 2010

    Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

    1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

    a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

    b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52( khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc) và khoản 1 Điều 57 của Luật này(Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.);

    c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

    đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với viên chức phải có một trong các căn cứ quy định tại điều 29 nêu trên. Nếu không có căn cứ, người bị chấm dứt hợp đồng  có thể đi khiếu nại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

    b)      Nếu cứ giữ nguyên hợp đồng thế nhưng xin chủ trương lấy nguồn chi chuyên môn tiết kiệm để trả lương cho đồng nghiệp tôi được không?

    Theo điều 9 nghị định 204/2004

    Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương

    1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.

    3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.

    4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.

    5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.

    Như vậy, nguồn chi chuyên môn tiết kiệm không thuộc nguồn nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương nên không thể làm như đề xuất của bạn.

    2. Có căn cư nào để đồng nghiệp tôi được lấy bảo hiểm 1 lần không ?

    Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần là:

    Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

    b) Ra nước ngoài để định cư;

    c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

    d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    Theo đó, các trường hợp tại điểm b,c,d thì không chỉ cần người lao động có yêu cầu thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu không thuộc các trường hợp tại điểm b,c,d  thì phải thuộc điểm a Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; tức là chỉ áp dụng cho đối tượng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. do vậy, nếu không có các căn cứ quy định tại các điểm b,c,d thì đồng nghiệp của bạn không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà phải chờ để hưởng lương hưu.

    3 Hợp đồng bảo vệ

    -   Nếu việc chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan bạn là đúng pháp luật thì việc hỗ trợ đồng nghiệp bạn hợp đồng bảo vệ là đúng. Mức lương cũng là hợp pháp vì công việc bảo vệ là công việc theo hợp đồng lao động nhưng lại áp dụng cách tính lương như công chức, viên chức. Do vậy sẽ áp dụng mức lương cơ sở để tính lương (hiện tại là 1.300.000 đồng).

    Theo phụ lục tại bảng 4 ban hành kèm theo nghị định 204/2004

    Áp dụng bảng lương trên, có thể tính được mức lương thấp nhất được áp dụng đối với bảo vệ là: 1300000 * 1,5 + 1300000*1,5*8%=2106000 đồng.

    Vậy, với mức lương 2.500.000 đồng đã lớn hơn mức lương với hệ số 1,5 nên không trái pháp luật.

    - Theo luật BHXH 2014, đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động  có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đã là đối tượng đống bảo hiểm xã hội và không có ngoại lệ. Bởi vậy, không có cách nào không đóng bảo hiểm mà hợp pháp.

  • Xem thêm     

    18/04/2018, 11:11:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự  sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

    Khoản 1 Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

    Trong trường hợp của bạn, nếu người cho bạn số tài khoản để bạn chuyển khoản ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt số tiền mà bạn gửi và không giao hàng thì hành vi đó cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì có hành vi gian dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt. Nếu, sau khi bạn chuyển khoản, người đó mới có ý định không giao hàng cho bạn mà chiếm đoạt luôn số tiền mà bạn đã chuyển thì hành vi đó có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Theo Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    “Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

    Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

    1. Tố giác của cá nhân;

    2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

    5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

    6. Người phạm tội tự thú.”

    Trường hợp của bạn là bị đối tượng trên có dấu hiệu lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Do vậy bạn cần làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận, Huyện nơi người đó đó đang hoạt động, bạn cần kèm theo các chứng từ đã chuyển khoản cũng như các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và tài khoản đó trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền.

    Nếu sự việc trên là đúng sự thật bạn cũng có thể cảnh báo sự việc để mọi người cùng biết và Bạn có thể lan truyền trên mạng xã hội nhưng nên ở hình thức tường thuật lại vụ việc, không được kết tội họ là lừa đảo ngay.

  • Xem thêm     

    18/04/2018, 01:33:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn bị hai người xông vào tận nhà đánh dẫn đến hậu quả gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình thì bạn nên đến cơ quan y tế để giám định thương tật. Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

    4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm……”

    Còn nếu tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11% hoặc không thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 134 BLHS đã nêu trên thì những người này chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Theo điểm e khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì đối với hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe người khác thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng. Bạn nên trình báo hoặc tố cáo với cơ quan công an để xử lý theo quy định.

  • Xem thêm     

    16/04/2018, 10:42:03 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Điều 45 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

    "Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã

    1.Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    2.Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    3.Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."

    Như vậy, khi công ty này sáp nhập hoặc bán lại cho một công ty khác thì:

    Thứ nhất, công ty mới phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động với người lao động. Nếu không sử dụng hết lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao động.

    Thứ hai, công ty cũ cũng phải lập phương án sử dụng lao động. Theo đó việc hạ cấp bậc của người lao động vì trong công ty dư nhiều vị trí là hoàn toàn hợp pháp người lao động không thể phản đối. Nếu người lao động không đồng ý với việc đó có thể đề nghị với công ty cho thôi việc. Khi đó người lao động sẽ được môt khoản trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49, Bộ luật lao động.

  • Xem thêm     

    16/04/2018, 10:39:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của chị thì khichuyển ngạch và xếp lương đối với công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo quy định tại Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV như sau: Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên. Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.

  • Xem thêm     

    16/04/2018, 10:23:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bản cam kết trên là một loại hành vi pháp lý đơn phương vì nó thể hiện ý chí tự ràng buộc với bản cam kết đó của người viết cam kết. Do đó, người có quyền có quyền yêu cầu người cam kết thực hiện nghĩa vụ phát sinh. Nếu phát sinh thiệt hại hoặc vi phạm cho phía người có quyền do người cam kết không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết thì người cam kết chịu trách nhiệm pháp luật. Thực tế hiện nay Cam kết tồn tại dưới muôn hình vạn trạng, pháp luật không thể quy định chi tiết tất cả các loại trong các văn bản pháp lý được mà chúng ta có thể dựa vào những quy định chung nhất để xác định nó thuộc loại nào mà thôi.

  • Xem thêm     

    11/04/2018, 04:01:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể về vấn đề bạn đang hỏi. Tuy nhiên trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định tội danh này  tại điều 247 vơi tiêu đề cụ thể hơn là: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.’’ Cụ thể:

    Điều 247: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chưa chất ma túy.

    1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây......

    Cây anh túc(Cây thuốc phiện) thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng cây này,

    Nhằm cụ thể hóa, tránh nhầm lẫn giữa các loại cây có chứa chất ma túy, tiền chất ma tuý… thì bạn phải tìm hiểu kỹ giống cây giống hoa "Anh túc California" có chứa hay không? Nếu cây có chứa chất ma tuý thì là loại cây cấm trồng, còn nếu cây không chứa thì bạn sẽ được chồng.

  • Xem thêm     

    11/04/2018, 01:16:16 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với trường hợp về bạn hỏi là Phó bí thư Đoàn xã là người hoạt động không chuyên trách cấp xã; tôi xin tư vấn như sau:

    Về người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định 31/2013/QĐ-UBND:

    “Điều 1. Quy định về số lượng, chức danh; mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

    1. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có 18 chức danh:
    Trưởng ban Tổ chức Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng; Trưởng ban Tuyên giáo; Văn phòng Đảng ủy; Trưởng Đài truyền thanh; Nhân viên Đài truyền thanh; Quản lý nhà văn hóa; Kế hoạch – Giao thông thủy lợi – Công nghiệp – Nông lâm nghiệp (ở xã) hoặc Dịch vụ – Du lịch – Thương mại – Đô thị (ở phường, thị trấn); Phó Trưởng Công an xã (nơi chưa có lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng quân sự;

    Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, phường, thị trấn; Công an viên thường trực tại trụ sở xã, thị trấn.

    c) Mức phụ cấp của mỗi chức danh người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại biểu số 01/PCKCT kèm theo.”

    Như vậy, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, phường, thị trấn là cán bộ không chuyên trách cấp xã. Trong trường hợp của bạn: bạn là Phó bí thư đoàn xã. Do đó bạn là cán bộ không chuyên trách cấp xã. Phụ cấp theo chức danh của bạn là 0,9 mức lương cơ bản,theo biểu số 01/PCKCT.

  • Xem thêm     

    10/04/2018, 10:17:26 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Chi phí lương phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Không cố định là bao nhiêu phần trăm. Bạn lấy chi phí trong dự toán sau khi đã nhân với các hệ số theo quy định chia lại cho tổng dự toán thì sẽ biết chiếm bao nhiêu (%). Hợp đồng thời vụ thì dưới 3 tháng, nếu ký HĐ trên 3 tháng thì phải đóng bảo hiểm xã hội...Bạn hãy xem Luật Lao Động 2012.

  • Xem thêm     

    10/04/2018, 10:09:39 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Mời bạn tham khảo hai thông tư:

    Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

    Thông tư 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

  • Xem thêm     

    09/04/2018, 02:08:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã cho vay bạn số tiền là 40 triệu đồng để giải quyết việc gia đình. Hiện nay người làm công đó đã chuyển chỗ ở, chặn mọi hình thức liên lạc với bạn; như vậy đã có dấu hiệu bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và chiếm đoạt số tiền đã vay. Vì vậy với số tiền bạn đã cho vay và những hành vi của người đó, bạn có thể tố giác tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi nổ sung 2017.

    Điều 174 BLHS quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

    Theo đó, trước tiên bạn cần làm đơn tố cáo đến cơ quan công an nơi bạn cư trú. Sau khi xem xét và xác định cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển quyền điều tra vụ án cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nội dung đơn tố cáo bao gồm : họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, chức vụ, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những yêu cầu liên quan của người tố cáo. Dựa theo đơn tố cáo của bạn, vụ việc sẽ được xem xét có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hay không theo quy định.

  • Xem thêm     

    06/04/2018, 09:59:45 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo từ điển tiếng Việt thì khái niệm “giao cấu” được hiểu:“Giao cấu là việc giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái, ở động vật, để thụ tinh”

    Ngoài ra, năm 1967 Tòa án nhân dân tối cao có một văn bản tổng kết về tình trạng tội phạm hiếp dâm có nhắc đến khái niệm “giao cấu”. Cụ thể  “giao cấu là hành động chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không là tội Hiếp dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp”

    Ông Đỗ Văn Đương, viện phó viện khoa học kiểm sát thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao, định nghĩa hành vi giao cấu như sau:

    Hành vi giao cấu trong Pháp lệnh Phòng chống mại dâm không chỉ hiểu là giữa nam với nữ, mà diễn ra cả giữa những người đồng giới. Giao cấu được hiểu là việc đưa bộ phận sinh dục của người này chủ động tác động vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người kia, không phân biệt là đồng giới hay khác giới. Như vậy, nếu một người chủ động sử dụng bộ phận sinh dục của mình để “quan hệ” với người khác (không nhất thiết phải là hai bộ phận sinh dục với nhau) thì là giao cấu. Còn nếu chỉ sử dụng tay, chân… tác động vào bộ phận sinh dục của người khác thì coi là dâm ô…

    Giao cấu, theo cách ông Đỗ Văn Đương định nghĩa, thực chất là quan hệ tình dục. Có điều ông không đủ can đảm để thay đổi từ ngữ trong luật (không thay giao cấu bằng quan hệ tình dục) trong khi vẫn định nghĩa ỡm ờ hành vi giao cấu bằng cách dùng từ quan hệ trong dấu nháy nháy.

  • Xem thêm     

    05/04/2018, 10:31:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bạn đã đi thi tay nghề và đã được đỗ, đã đóng đặt cọc cho môi giới 3000 đô tiền cọc.

    Tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

    c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
    Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

    Do đó, nếu bạn không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ cho bạn và bạn sẽ phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục chobạn đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

    Và tại Thông tư này cũng quy định: “Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

    Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới của người lao động sau khi ký hợp đồng lao động… Tuy nhiên, để đảm bảo người lao động thực hiện hợp đồng, bên doanh nghiệp dịch vụ đã yêu cầu người lao động nộp 3000USD tiền đặt cọc. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 thì:

    Điều 328. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Nếu giữa bạn và công ty có thỏa thuận đặt cọc và lập thành văn bản thì khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động thì khoản tiền bạn đã đặt cọc sẽ thuộc về phía bên công ty dịch vụ.

    Nếu như việc đặt cọc giữa bạn và công ty chỉ có thỏa thuận bằng miệng mà không lập thành văn bản thì thỏa thuận về 3000USD này bị vô hiệu do vi phạm về hình thức và nội dung hợp đồng, 2 bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó, khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động, công ty cũng sẽ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà bạn đã đặt cọc.

  • Xem thêm     

    05/04/2018, 04:00:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp này vì hai bạn quan hệ tự nguyện và bạn gái đã 14 tuổi nên sẽ thuộc trường hợp tội giao cấu với người vị thành niên, Điều 145 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi

    1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm….

    Cũng tại Điều 90 Bộ luật hình sự hiện hành thì Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

    “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

    Dựa vào các quy định trên, người chưa thành niên phạm tội là người phạm tội trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi”.

    Đối với tội giao cấu với trẻ em thì chủ thể của tội phạm phải là người đã thành niên, bạn đã 19 tuổi, là người đã thành niên nên sẽ phải là chủ thể của tội giao cấu với với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

  • Xem thêm     

    05/04/2018, 10:30:07 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, có thể thấy người đó đã nhận tiền và hứa sẽ chạy xin việc. Tuy nhiên sau một thời gian nhất định mà người đó vẫn chưa thực hiện được cam kết của mình. Bạn đã đòi lại tiền nhưng vẫn còn 10 triệu. Với những hành vi này, người đó có thể chịu trách nhiệm:

    Về Trách nhiệm hình sự:

    Căn cứ Điều 139 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản(Thời điểm bộ luật vẫn còn hiệu lực)

    "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"

    Về trách nhiệm dân sự:

    Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 "Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác"

    Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    "1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."

    Hai giao dịch dân sự giữa người nhà bạn với người nhờ xin việc và người trên danh nghĩa chạy việc có mục đích là dùng tiền bằng cách nào xin việc. Xét về khía cạnh chuẩn mực đạo đức xã hội pháp luật không đảm bảo về giao dịch dân sự, tức không đủ điều kiện tại Điểm c Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó giao dịch dân sự vô hiệu.

    Căn cứ vào quy định theo Điều 122 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như trên thì giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận khôi phục tình trạng ban đầu. Trường hợp của bạn vì bên danh nghĩa chạy việc không trả người nhà bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự để  đòi lại khoản tiền.

75 Trang «<53545556575859>»