Nộp hồ sơ xuất khẩu lao động

Chủ đề   RSS   
  • #488877 05/04/2018

    duythang16

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nộp hồ sơ xuất khẩu lao động

    Kính chào các liật sư và các anh chị trong diễn đàn.em đang gặp vuớng mắc với một cty xiất khẩu lao động Vào ngày 9/92017 em có thi một đơn hàng bao đỗ kỹ sư đi nhật phía cty thông báo em đã đỗ và phải lộp 3000 đô cộng 1000 phí ăn học, hai bên có ký kết hợp đồng cam kết âu 6 tháng sẽ xuất cảnh nếu sẽ trả lại toàn bộ hồ sơ cũng như tiền cọc. Nhưng đến nay đã hơn 6 tháng em vẫn chưa bay đuợc và lên rút hồ sơ thì phía cty nói là hs của em đã lộp sang bên nhật và ko có bất kỳ 1 cái gì để chứng minh bắt phải đợi thêm 3 tháng nữa, nếu rút phạt 1000đô và 1000 đô phí ăn học thì mới cho rút. Mà theo em đuợc biết hiện tại hồ sơ của em vẫn chưa hề đuợc lộp(lời kể của 1 vhị em quen làm trong cty).rất nhiều anh chị trong cty bị phạt như vậy nhưng ko làm dk gì. Biết cty làm sai cũng định lên báo công an nhưng vì sợ thấp cổ bé họng nên lại thôi Em xin nhờ các luật sư và các anh chị trong diễn đàn tư vấn giúp em, rất mong nhận đuợc sự giúp đỡ của mọi nguời. Em xin chân thành cảm ơn !!!

     
    2306 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488881   05/04/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bạn đã đi thi tay nghề và đã được đỗ, đã đóng đặt cọc cho môi giới 3000 đô tiền cọc.

    Tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

    c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
    Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

    Do đó, nếu bạn không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ cho bạn và bạn sẽ phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục chobạn đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

    Và tại Thông tư này cũng quy định: “Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

    Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới của người lao động sau khi ký hợp đồng lao động… Tuy nhiên, để đảm bảo người lao động thực hiện hợp đồng, bên doanh nghiệp dịch vụ đã yêu cầu người lao động nộp 3000USD tiền đặt cọc. Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 thì:

    Điều 328. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Nếu giữa bạn và công ty có thỏa thuận đặt cọc và lập thành văn bản thì khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động thì khoản tiền bạn đã đặt cọc sẽ thuộc về phía bên công ty dịch vụ.

    Nếu như việc đặt cọc giữa bạn và công ty chỉ có thỏa thuận bằng miệng mà không lập thành văn bản thì thỏa thuận về 3000USD này bị vô hiệu do vi phạm về hình thức và nội dung hợp đồng, 2 bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó, khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động, công ty cũng sẽ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà bạn đã đặt cọc.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    duythang16 (06/04/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;