Việc làm của người lao động khi công ty được bán lại cho công ty khác

Chủ đề   RSS   
  • #489679 16/04/2018

    Việc làm của người lao động khi công ty được bán lại cho công ty khác

    Kính chào quý vị luật sư. Tôi là một nhân viên của Uber tại Việt Nam. Tháng 1.2018 tôi ki HĐ làm việc với Uber thông qua một công ty dịch vụ nhân sự là Talentnet. Thời hạn HĐ là 1 năm, nhưng ngày 26/3 vừa qua Uber bán lại mảng kinh doanh ở Đông Nam Á cho Grab. Hiện tại tôi đang nghỉ việc hưởng lương và chờ sắp xếp của Talentnet cho công việc tại Grab. Nhưng phần lớn nhân viên Uber chúng tôi không muốn sang Grab làm vì khác biệt văn hoá quá lớn. Có 1 nhân viên Uber sau khi từ chối lời đề nghị offer của Grab, thì công ty talentnet nói nếu không chịu làm thì sẽ không tính lương nữa và yêu cầu viết đơn thôi việc. Nhưng theo tìm hiểu của cá nhân tôi thì việc 2 công ty sáp nhập, phải thỏa thuận với người lao động, đồng ý thì ko bàn nhưng không đồng ý thì phải thanh lý HĐ cho người lao động theo đúng luật. Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của quý vị luật sư về trường hợp của tôi. Xin cám ơn !

     
    2615 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #489766   16/04/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Điều 45 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

    "Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã

    1.Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

    Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    2.Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    3.Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."

    Như vậy, khi công ty này sáp nhập hoặc bán lại cho một công ty khác thì:

    Thứ nhất, công ty mới phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động với người lao động. Nếu không sử dụng hết lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao động.

    Thứ hai, công ty cũ cũng phải lập phương án sử dụng lao động. Theo đó việc hạ cấp bậc của người lao động vì trong công ty dư nhiều vị trí là hoàn toàn hợp pháp người lao động không thể phản đối. Nếu người lao động không đồng ý với việc đó có thể đề nghị với công ty cho thôi việc. Khi đó người lao động sẽ được môt khoản trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49, Bộ luật lao động.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;