Căn cứ vào Điều 45 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
"Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã
1.Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
2.Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
3.Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."
Như vậy, khi công ty này sáp nhập hoặc bán lại cho một công ty khác thì:
Thứ nhất, công ty mới phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng lao động hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động với người lao động. Nếu không sử dụng hết lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao động.
Thứ hai, công ty cũ cũng phải lập phương án sử dụng lao động. Theo đó việc hạ cấp bậc của người lao động vì trong công ty dư nhiều vị trí là hoàn toàn hợp pháp người lao động không thể phản đối. Nếu người lao động không đồng ý với việc đó có thể đề nghị với công ty cho thôi việc. Khi đó người lao động sẽ được môt khoản trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49, Bộ luật lao động.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;