Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

75 Trang «<10111213141516>»
  • Xem thêm     

    07/09/2020, 04:43:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

    “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. >>> Xem thêm: Văn phòng luật sư tư vấn miễn phí

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

    Như vậy, hành vi ghi lô đề sẽ bị coi là hành vi đánh bạc và nếu phát hiện hành vi đánh bạc có đủ yếu tố cấu thành tội “ đánh bạc” nêu trên bạn có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an cấp xã phường nơi xảy ra hành vi vi phạm. Bạn cũng có thể tố giác bằng miệng và sẽ được cơ quan công an cấp xã tiếp nhận, lập văn bản và bạn phải kí vào đó. Ngoài ra bạn có thể cung cấp cho cơ quan chức năng các bằng chứng vi phạm pháp luật như hình ảnh, video… để cơ quan có thẩm quyền xác mình, điều tra và xử lý theo quy định chứ không phải thuê thám tử tư lấy bằng chứng

  • Xem thêm     

    06/09/2020, 12:38:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

    Tuy nhiên, Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

    Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

    Như vậy, nếu bạn thuộc các trường hợp trên thì bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 hay không.

    Nếu bạn là đảng viên thì trong trường hợp bạn sinh con thứ ba không được pháp luật cho phép thì bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 102-QĐ/TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

    Như vậy, theo thông tin bạn hỏi, thì bạn là Đảng viên và vợ bạn đẻ cháu thứ 3. Khi sinh con thứ 3 thì bạn có thể bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách Đảng.

    Nếu như bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách thì có thể sẽ ảnh hưởng đến thi đua. Do bạn không nói rõ bạn làm trong ngành nào nên bạn tham khảo quy định của pháp luật, cũng như quy chế, nội quy của đơn vị bạn đang công tác để biết chính xác hơn về trường hợp của mình.

  • Xem thêm     

    06/09/2020, 12:28:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Nếu bạn là người thành niên có hành vi sờ, bóp, hôn vào những bộ phận, vùng nhạy cảm, như bộ phận sinh dục, ngực, vùng mặt, đầu, đùi, mông… trên cơ thể người dưới 16 tuổi; là có thể phạm tội dâm ô đối với trẻ em quy định tại điều 146 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 dưới đây.

    Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

    1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Phạm tội có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Đối với 02 người trở lên;

    d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%59;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên60;

    b) Làm nạn nhân tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Hành vi sờ, bóp, hôn, đụng chạm vào các bộ phận, vùng nhạy cảm có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp (như qua lớp quần áo…) người dưới 16 tuổi là phạm tội dâm ô. Tuy nhiên, bạn chưa đủ 18 tuổi (mới đủ 16 tuổi) thì chưa thỏa mãn điều kiện của điều luật trên (phải đủ 18 tuổi) nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    06/09/2020, 12:17:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hiện không có quy định nào của pháp luật lao động liên quan hướng dẫn cụ thể cho cách hiểu của “ngày” và “ngày làm việc” để thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật lao động, có thể hiểu rằng, ngày làm việc phải là những ngày mà người lao động phải làm việc theo nội quy lao động đã đăng ký của từng doanh nghiệp. Cho nên, đối với những ngày nghỉ hằng tuần, hằng năm, ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương vì không phải là ngày mà người lao động phải làm việc nên đương nhiên không được xem là ngày làm việc để tính vào thời hạn thông báo trước theo ngày làm việc. Theo đó, nếu Bộ luật Lao động quy định là “ngày” thì thời hạn báo trước bao gồm cả ngày nghỉ hằng tuần, hằng năm, ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Còn nếu Bộ luật Lao động quy định là “ngày làm việc” thì thời hạn thông báo trước sẽ không bao gồm ngày nghỉ hằng tuần, hằng năm, ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

  • Xem thêm     

    06/09/2020, 12:08:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 1 điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

    1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

    Theo đó thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động và bạn chưa có việc làm thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bạn cần nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.

    Trong trường hợp trên của bạn, sau khi chấm dứt HĐLĐ thì trong thời hạn 3 tháng bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hiện tại đã quá thời hạn trên vậy bạn không thể thực hiện nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Như đã đề cập, cơ quan BHXH chỉ giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Vậy sau thời hạn này, quyền lợi của người lao động sẽ thế nào?

    Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

    Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

    Như vậy, sau 03 tháng, người lao động không nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo chứ không bị mất đi.

  • Xem thêm     

    06/09/2020, 11:57:32 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

    “Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động

    1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

    2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

    3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.”

    Theo quy định trên, với khiếu nại lần đầu thì bạn gửi đơn khiếu nại đến công ty cũ để giải quyết. Trường hợp công ty không giải quyết hoặc có giải quyết những bạn không đồng ý với cách giải quyết đó thì bạn mới cần gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội.

  • Xem thêm     

    06/09/2020, 11:20:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều  trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau:

    – Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)

    – Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực

    – Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuận hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

    Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỉ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    31/08/2020, 01:08:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vụ việc của bạn đã được Toà Phúc Thẩm  -  Toà Án Nhân Dân Tối cao tại Hà Nội (Tòa cấp cao) xét xử phúc thẩm và bản án này đã có hiệu lực ngay từ thời điểm tuyên án. Do đó, đối với bản án, quyết định phúc thẩm bạn sẽ không có quyền kháng cáo bởi đó là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kể từ lúc được tuyên bố.

    Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật có điểm không đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của tòa án, bảo đảm được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì những bản án, quyết định có sai lầm, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Theo quy định tại Điều 373 và Điều 400 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm:

    - Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

    - Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

    Do thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện ra tình tiết mới quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự không biết được khi Tòa án giải quyết vụ án nên để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định và nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ có những người có thẩm quyền mới có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Vì vậy, trong trường hợp này, bạn không có quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao nữa mà chỉ có quyền phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị hoặc những sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án đã giải quyết vụ án sau đó khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để họ xem xét và quyết định có kháng nghị hay không.

  • Xem thêm     

    31/08/2020, 12:45:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ chốt sổ BHXH của người sử dụng lao động đối với người lao động như sau :

    “Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Căn cứ vào quy định này thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ chốt sổ, trả sổ BHXH. Nếu như bạn không chốt sổ BHXH thì khi đi làm ở công ty mới, bạn sẽ không thể đóng mới cũng như đóng nối tiếp BHXH được. Do đó, nếu như bạn muốn đi làm ở công ty mới mà không tiến hành chốt sổ BHXH ở công ty cũ thì bạn phải làm thủ tục hủy sổ BHXH ở công ty cũ trước khi làm thủ tục đóng BHXH ở công ty mới.

    Theo quy định tại Mục 5 Công văn số: 3663/BHXH-THU có quy định về thủ tục hủy sổ BHXH :

    “5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy”.

    Sau khi làm thủ tục hủy sổ BHXH thì bạn mới có thể đóng mới tại công ty mà bạn có dự định xin vào làm việc.

  • Xem thêm     

    31/08/2020, 09:38:58 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ chốt sổ BHXH của người sử dụng lao động đối với người lao động như sau :

    “Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Căn cứ vào quy định này thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ chốt sổ, trả sổ BHXH. Nếu như bạn không chốt sổ BHXH thì khi đi làm ở công ty mới, bạn sẽ không thể đóng mới cũng như đóng nối tiếp BHXH được. Do đó, nếu như bạn muốn đi làm ở công ty mới mà không tiến hành chốt sổ BHXH ở công ty cũ thì bạn phải làm thủ tục hủy sổ BHXH ở công ty cũ trước khi làm thủ tục đóng BHXH ở công ty mới.

    Theo quy định tại Mục 5 Công văn số: 3663/BHXH-THU có quy định về thủ tục hủy sổ BHXH :

    “5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy”.

    Sau khi làm thủ tục hủy sổ BHXH thì bạn mới có thể đóng mới tại công ty mà bạn có dự định xin vào làm việc.

  • Xem thêm     

    30/08/2020, 10:21:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, có quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, cụ thể là:

    “1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc...”

    Và tại Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định về nghỉ trong giờ làm việc:

    “1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

    2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc”.

    Như vậy, việc công ty không tính thời gian nghỉ ngơi mà bạn nêu trên vào thời gian làm việc để trả lương cho người lao động là không đúng quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    30/08/2020, 09:40:39 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp này 4 người có hành vi đánh bạc nhưng nếu chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt theo nội dung tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

    Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

    a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

    b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

    c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

    d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

    b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

    a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

    b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

    c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

    d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

    5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

    a) Làm chủ lô, đề;

    b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

    c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

    d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

    Đối chiếu theo quy định trên thì hành vi đánh bạc sẽ bị xử phạt với mức 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tổ chức chức đánh bạc 5.000..000 đồng đến 10.000..000 đồng. Bạn có thể tham khảo để xác định mức phạt, theo đó nếu như trong trường hợp này vì không thu lợi nhuận khi mọi người tham gia đánh bạc nhưng đã tạo điều kiện cho họ đánh bạc nên có thể bị xử lý về hành vi tổ chức đánh bạc và chứa chấp cờ bạc và khung hình phạt có thể tham ở trên.

  • Xem thêm     

    30/08/2020, 09:31:53 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, có 06 nhóm đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn lao động, cụ thể Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong đó có:

    “4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.”

    Như vậy, đối tượng tham dự tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong đó có người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. Trong khi đó, bên bạn là bên dạy lái xe để thi lấy Giấy phép lái xe chưa chắc đã phải là dạy nghề và họ học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động chứ không làm việc cho bên bạn nên bên bạn không thể cho người học lái xe học thêm chương trình an toàn lao động cho người đang học lái xe.

  • Xem thêm     

    30/08/2020, 09:11:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bạn muốn khởi kiện ra toà về việc công ty sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì hồ sơ cần thiết bao gồm Hợp đồng lao động và Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ. Do giữa bạn và công ty đã ký hợp đồng lao động, có quyết định nghỉ việc và công ty không giao hợp đồng lao động cho bạn nên trong trường hợp này bạn cần chứng minh được việc bạn có đi làm thực tế ở công ty và hai bên có phát sinh quan hệ lao động. Việc chứng minh sẽ thông qua các tin nhắn, email trao đổi của bạn với công ty, tiền lương hàng tháng, việc bạn chấm công khi làm việc, người làm chứng...

    Dựa theo các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời gian giải quyết tranh chấp lao động sẽ tương tự như giải quyết một vụ án dân sự. Cụ thể:

    - Tòa án nhận đơn:

    + Nộp đơn trực tiếp, trực tuyến: Cấp/thông báo xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

    + Nộp đơn qua dịch vụ bưu chính: Gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

    - Tòa án xử lý đơn:

    + Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

    + Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét ra một trong các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện.

    - Tòa án thụ lý vụ án:

    + Trong 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.

    Xem thêm: 8 trường hợp người lao động kiện mà không mất án phí

    + Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức có liên quan được thông báo về việc Tòa đã thụ lý vụ án.

    - Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết:

    Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

    - Đương sự gửi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn:

    Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

    - Chuẩn bị xét xử vụ án:

    Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì gia hạn không quá 01 tháng.

    - Xét xử sơ thẩm vụ án:

    Trong 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

    - Giao, gửi bản án:

    Trong 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    - Bản án có hiệu lực:

    Bản án và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

    Như vậy, với vụ tranh chấp lao động thông thường (cấp sơ thẩm, không tạm hoãn, tạm ngừng, không bị kháng cáo, kháng nghị) thì mất khoảng 06 tháng để được giải quyết.

    Căn cứ những phân tích nêu trên, bạn là 1 bên tranh chấp trong quan hệ lao động nên cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết hợp lý, hiệu quả.

  • Xem thêm     

    29/08/2020, 10:31:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Như vậy, theo quy định trên thì để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Nếu bạn vào công ty được 8 tháng và trong suốt 8 tháng đó là bạn mang thai có đóng BHXH nhưng nếu có thông báo không được hưởng chế độ thai sản vì chưa làm việc trong công ty được một năm là không đúng quy định.

    Trường hợp của bạn vẫn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản vì đã đóng BHXH được 8 tháng trong quãng thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Thời gian sự việc đang được cơ quan bảo hiểm thanh tra phụ thuộc vào tình tiết của sự việc nên bạn phải kiên nhân chờ đợi. Nếu thời gian quá lâu bạn có thể liên hệ với cơ quan thanh tra BHXH để biết thêm chi tiết sự việc của mình như thế nào để có hướng giải quyết cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    25/08/2020, 08:51:47 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BLĐTBXH nhằm đảm bảo có đầy đủ căn cứ pháp lý thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định; đồng thời đảm bảo cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được xếp vào đúng vị trí theo năng lực.

    Theo đó, tại Điều 4 Thông tư quy định Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập danh sách viên chức được chuyển xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm sách viên chức được chuyển xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền được phân cấp hoặc được ủy quyền.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 02:31:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    Một là, không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

    Hai là, không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    Ba là, khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

    Bốn là, không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động.

    Năm là, sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.

    Sáu là, không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

    Mức phạt này được áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt gấp 2 lần. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị phạt tối đa đến 10 triệu đồng nếu thay đổi hình thức trả lương mà không thông báo trước ít nhất 10 ngày thực hiện cũng như vi phạm các hành vi nêu trên.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 02:25:15 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp thì người lao động có Hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, phải có nghĩa vụ báo trước theo quy định.

    Nếu người giáo viên đã có đơn xin nghỉ việc gửi đơn vị và báo trước 45 ngày sẽ nghỉ việc. Trường hợp này, đơn vị có quyền nhận đơn, duyệt đơn của người giáo viên đó nhưng phải chờ hết thời gian báo trước 45 ngày mới được chấm dứt hợp đồng với họ.

    Trường hợp đơn vị nhà trường duyệt đơn và cho người giáo viên đó nghỉ việc luôn mà người giáo viên đó đồng ý thì sẽ được coi hai bên đạt được sự thỏa thuận và nhà trường không phải bồi thường và người giáo viên đó có đầy đủ điều kiện được chi trả trợ cấp thôi việc.

    Nếu nhà trường cho nghỉ trước như vậy mà người giáo viên không đồng ý và họ vẫn có nguyện vọng làm việc hết 45 ngày đã báo trước thì nhà trường phải để họ làm việc hết 45 ngày này. Nếu nhà trường cho nghỉ luôn thì hành vi của đơn vị nhà trường sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi đó,nhà trường sẽ phải bồi thường cho người giáo viên.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 12:09:34 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    …”

    Như vậy, nếu tỷ lệ thương tích của bạn trong trường hợp này từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng bên gây thiệt hại thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 ĐIều 134 đã nêu trên thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

    Nếu tỷ lệ thương tích của bạn dưới 11% và không thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 đã nêu trên thì hành vi này của đồng nghiệp bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

    Điểm e Khoản 3 ĐIều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về trật tự công cộng như sau:

    “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; 

    …”

    Như vậy, nếu hành vi của người chú bạn không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

    Do đó, Hành vi đánh bạn của người chú làm tổn hại đến sức khỏe của người khác là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ thiệt hại gây ra, người thực hiện hành vi này có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tổn hại về sức khỏe do hành vi đó gây ra

    Để xác định cụ thể trách nhiệm pháp lý của người gây thương tích, bạn cần trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan điều tra công an cấp xã và cấp huyện tại xảy ra hành vi phạm tội. Nội dung của đơn trình báo, tố giác bao gồm các nội dung cơ bản như: Họ và tên người trình báo, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, nội dung chi tiết vụ việc. Ngoài ra có thể gửi kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó cơ quan công an có cơ sở để áp dụng các thủ tục pháp lý cần thiết như điều tra để xác minh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật; trưng cầu giám định tư pháp để xác định mức độ thiệt hại đối với cơ thể do hành vi gây thương tích gây ra. Kết luận giám định là căn cứ quan trọng để đánh giá hành vi cố ý gây thương tích có đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không; đông thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

  • Xem thêm     

    24/08/2020, 12:01:21 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 111. Nghỉ hằng năm - Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    ...”

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm - Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định như sau:

    “1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

    3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

    4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

    5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

    6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

    7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

    9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

    10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

    11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”

    Căn cứ theo các quy định trên, thì thời gian thử việc sau đó ký HĐLĐ sẽ được tính là thời gian làm việc để tính hưởng phép năm. Trong trường hợp của các bạn thời gian làm việc để tính hưởng phép năm được tính từ khi các bạn bắt đầu thử việc.

    Căn cứ Điều 97. Bộ luật Lao động quy định Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

    a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Như vậy, trong trường hợp bạn hỏi, thời gian làm việc ngoài  thời giờ làm việc bình thường được quy định trong hợp đồng lao động thì bạn được tính thời gian làm thêm giờ, giờ làm thêm nằm trong khung giờ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau thì được trả lương làm thêm giờ vào ban đêm.

75 Trang «<10111213141516>»