Thiệt hại sức khỏe nhiều hơn thời gian tuyên án, có xử lại vụ án được không?

Chủ đề   RSS   
  • #556118 29/08/2020

    TAnh78

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Thiệt hại sức khỏe nhiều hơn thời gian tuyên án, có xử lại vụ án được không?

    Kính chào các luật sư,

    Tôi đã bị một kẻ lái xe không có bằng, lái xe với tốc độ rất cao, ở Hà Nội, 12 năm trước. Tỷ lệ sức khỏe bị giảm là 47%, hôn mê sáu ngày, một phần hộp sọ cần bị cắt ra.

    Phán quyết cuối cùng (của Toà Phúc Thẩm  -  Toà Án Nhân Dân Tối cao tại Hà Nội) được đưa ra 1 năm sau vụ tai nạn, khi sức khỏe của tôi dường như đã hoàn toàn bình phục. Vì vậy, các thẩm phán tỏ ra thương xót cho người suýt giết tôi.

    Bản án cuối cùng là 20 tháng tù án treo và bồi thường 50 triệu (mà nó chưa trả gì cả).

    Sau nhiều năm, bây giờ sức khỏe của tôi bị hủy hoại hoàn toàn vì tai nạn này. Một phần lớn của hộp sọ của tôi - hơn 100 cm2, bị mất. Có những lỗ hổng trong não tôi do tai nạn này gây ra. Tôi chưa biết điều này 11 năm trước! Các thẩm phán cũng chưa biết.

    Câu hỏi của tôi là, vì tình hình thay đổi, thiệt hại gây ra cho nạn nhân lớn hơn nhiều so với thời điểm tuyên án,

    Làm thế nào tôi có thể yêu cầu phiên tòa mới đối với tội phạm?

    Làm như thế nào để khám lại tại Viên Pháp Y?

    Xin chân thành cảm ơn,

    Tuấn Anh

     
    2778 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TAnh78 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556657   31/08/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vụ việc của bạn đã được Toà Phúc Thẩm  -  Toà Án Nhân Dân Tối cao tại Hà Nội (Tòa cấp cao) xét xử phúc thẩm và bản án này đã có hiệu lực ngay từ thời điểm tuyên án. Do đó, đối với bản án, quyết định phúc thẩm bạn sẽ không có quyền kháng cáo bởi đó là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kể từ lúc được tuyên bố.

    Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật có điểm không đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của tòa án, bảo đảm được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì những bản án, quyết định có sai lầm, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Theo quy định tại Điều 373 và Điều 400 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm:

    - Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

    - Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

    Do thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện ra tình tiết mới quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự không biết được khi Tòa án giải quyết vụ án nên để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định và nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ có những người có thẩm quyền mới có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    Vì vậy, trong trường hợp này, bạn không có quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao nữa mà chỉ có quyền phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị hoặc những sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án đã giải quyết vụ án sau đó khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để họ xem xét và quyết định có kháng nghị hay không.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/09/2020) TAnh78 (03/09/2020)
  • #557170   03/09/2020

    TAnh78
    TAnh78

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

    Giải thích rất rõ ràng!

    Khi tôi làm điều này, tôi sẽ xin anh là luật sư của tôi.

    Cho mình hỏi, giám định lại ở Viện Pháp y có thể làm như thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TAnh78 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/09/2020)
  • #557358   06/09/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều  trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau:

    – Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)

    – Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực

    – Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuận hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

    Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỉ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/09/2020) TAnh78 (07/10/2020)
  • #560032   07/10/2020

    TAnh78
    TAnh78

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Cảm ơn, luật sư

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TAnh78 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2020)
  • #560434   13/10/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Không vấn đề gì

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;