Về vụ việc nhà bạn, luật sư Ngô Thế Thêm trả lời như sau:
1. Các quy định về tách thửa đất:
- Theo quyết định số 97 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội thì sẽ không áp dụng cho việc sang tên nhà đất đối với:
Các trường hợp mua bán, chuyển đổi, tặng cho, chia, thừa kế quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (không nằm trong các khu đô thị mới và dự án phát triển nhà ở) có chia tách thửa đất, mà diện tích các thửa đất sau khi chia tách còn ≤ 20m2 (đối với khu vực đô thi), còn ≤ 50m2 (đối với khu vực nông thôn);
- Theo quyết định số 26 năm 2008 thì:
Điều 3. Kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất ở có diện tích nhỏ hơn mức diện tích tối thiểu ghi tại Điều 1 được quy định như sau:
1. Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa nếu đảm bảo các điều kiện sau thì được cấp Giấy chứng nhận:
a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên;
b) Có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa;
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2008.
2. Với hồ sơ thực tế của Nhà bạn:
Vì bạn chưa trình bày rõ thời gian nên tôi phải đưa ra 02 căn cứ pháp lý trên và không biết 28 m2 của nhà bạn sẽ thuộc thời gian nào? trước ngày 06/08/2008 hay sau ngày này.
3. Về xử lý tình huống:
3.1. Nếu trước ngày 08/06/2008 thì diện tích đáp ứng được và bạn lại phải xem đến các điều kiện như hợp đồng đã được công chứng chứng thực như thế nào? có hợp pháp không? nếu đầy đủ hợp pháp mà chỉ mặc mỗi việc chưa làm thủ tục sang tên thì có thể xem xét để sang tên vì đây chỉ còn là việc vướng mắc về thủ tục, do đó có thể sang tên và được đứng tên một mình trên giấy chứng nhận.
3.2. Nếu sau ngày 08/06/2008 thì sẽ không bao giờ sang tên được vì vi phạm điều kiện diện tích
3.3 Về vấn đề làm sổ đồng sở hữu thì vì là đồng sơ hữu nên sẽ bị ràng buộc lẫn nhau, hơn nữa cũng phải xem lại nguồn gốc nhà đất được hình thành như thế nào thì mới xem được có căn cứ làm đồng sở hữu hay không.
Vụ việc do bạn trình bày còn sơ sai và không có hồ sơn nên tôi chưa thể phân tích kỹ hơn được, lưu ý không phải trường hợp nào cũng làm đồng sở hữu được.