Tư Vấn Của Luật Sư: Ngô Thế Thêm - luatsungothethem

9 Trang 12345>»
  • Xem thêm     

    31/10/2018, 04:30:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Theo quy định nếu bạn thuộc trường hợp Bất động sản ở phía trong bị bao bọc bởi bất động sản ở phía ngoài mà không có lối ra thì Bộ luật Dân sự quy định bạn được quyền có lối ra hợp lý và sao cho không ảnh hưởng đến bất động sản phía ngoài. Nếu không thỏa thuận được thì bạn gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết

    Bạn có thể tham khảo các thông tin về trình tự thủ tục tài www.luatdoanhgia.com hoặc www.luatdoanhgia.vn

     

  • Xem thêm     

    31/10/2018, 04:28:24 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Theo bạn trình bày thì cũng khó tư vấn cho bạn, bởi các dữ kiện bạn đưa có thể đang bị lẫn lộn chút. Nhưng về nguyên tắc nếu bố bạn đã cho anh trai bạn thì đương nhiên đấy thuộc quyền của anh trai bạn, chỉ những thửa đất nào bố bạn không cho ai mà khi mất không có di chúc cho ai thì bạn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản này.

     

  • Xem thêm     

    31/10/2018, 04:24:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Việc các đồng thừa kế chuyển cho ai là do các bạn tự quyết định, theo truyền thống ở nước ta thường con trai là người thờ tự.

    Về hồ sơ bạn làm thủ tục khai nhận thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất và làm thủ tục đăng ký trước bạ sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất

    Trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn có thể làm văn bản thừa kế nộp cho UBND phường đồng thời làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn.

     

  • Xem thêm     

    27/04/2018, 02:55:15 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Về thủ tục, nếu tại thời điểm năm 2015 bạn nộp hồ sơ lên tòa án (lúc đó đang cư trú tại Nghệ An) thì Tòa án sẽ giải quyết. Còn hiện tại, tuy bạn có đơn thuận tình ly hôn nhưng người chồng lại đang ở Nga mà bạn lại chưa nộp được hồ sơ xin ly hôn, bây giờ bạn ly hôn thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An (vì năm 2015 cư trú ở đó sau đi Nga), đây là vụ án có đương sự ở nước ngoài. Các thông tin về xét xử, thông tin trong quá trình giải quyết vụ án sẽ được thông qua bằng con đường ngoại giao, chồng bạn sẽ đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở tại Nga để xác định, ghi nhận quan điểm thuận tình ly hôn. Tất nhiên đơn ly hôn năm 2015 sẽ không được áp dụng nữa. 

  • Xem thêm     

    22/02/2018, 03:30:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Thứ nhất phải xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tiếp theo phải xác định công ty có còn tài sản không? nếu tài sản của công ty sau khi trừ đi các nghĩa vụ của công ty nếu còn thì xác định đó là tài sản chung của vợ chồng.

    Thứ hai sau khi xác định là tài sản chung của vợ chồng thì sẽ thực hiện việc chia tài sản vợ chồng, tất nhiên việc chia phải tuân theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, có tính đến công sức đóng góp cũng như phải bảo vệ quyền của một số người liên quan. Các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản và có thể một trong hai bên sẽ nhận giá trị tài sản doanh nghiệp và thanh toán phần tiền cho bên còn lại.

     

     

  • Xem thêm     

    11/03/2017, 06:46:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn chưa kết hôn thì bạn phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để chứng minh lúc này bạn đang không trong mối quan hệ hôn nhân nào và chuẩn bị cho mối quan hệ hôn nhân mới, giấy đó gọi là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay nôm na bạn hiểu là giấy độc thân.

  • Xem thêm     

    03/02/2017, 09:16:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Về việc nuôi con, vấn đề quan trọng nhất là phải xác định quyền lợi mọi mặt của con từ cuộc sống kinh tế đến văn hóa, đời sống hằng ngày, học tập sao cho con tốt nhất. Con chung nên việc giao cho vợ, chồng mỗi người nuôi một cháu là phù hợp, tuy nhiên vẫn cần phải hỏi ý kiến con (từ 7 tuổi trở lên), nếu chồng bạn không trực tiếp nuôi con có thể đời sống của con sẽ không được bảo đảm, khi đó bạn có thể yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Về tài sản nguyên tắc của ai người ấy được nhận do đó nếu con bạn có tài sản thì sẽ được tài sản trừ phí vợ chồng bạn cho, do đó không xác định được là chia 4 hay 3 và cụ thể là tài sản gì bạn cũng không nói nên ls không thể tư vấn sát thực tế vấn đề cho bạn.

  • Xem thêm     

    08/10/2016, 10:25:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Tôi không biết nội dung câu hỏi trước như thế nào nhưng về thừa kế bạn lưu ý 2 điểm

    1. là khai nhận

    2. là thỏa thuận phân chia.

    Nếu khai nhận và không phân chia thì đương nhiên những người khai nhận sẽ là đồng sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản

    Còn nếu phân chia có nghĩa là thỏa thuận với nhau thì theo kết quả đó.

  • Xem thêm     

    21/08/2016, 12:37:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Tất cả vì quyền lợi của cháu bé, xét trên tất cả các mặt, nếu ai có thể có điều kiện tốt nhất về các mặt để bảo đảm quyền lợi mọi mặt của cháu bé thì đều được hội đồng xét xử xem xét chấp thuận. Tuy nhiên, đã là Nguyên tắc, nếu không có gì đặc biệt hoặc cá biệt mà vi phạm nguyên tắc và vi phạm nghiêm trọng pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/08/2016, 03:19:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Đây đều là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc là mua, là do lao động của vợ chồng làm nên do đó là tài sản chung của vợ chồng. Về nguyên tắc chung thì tài sản chung sẽ dùng để chi trả cho nghĩa vụ chung và còn lại sẽ chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của từng bên.

  • Xem thêm     

    11/08/2016, 02:15:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Như bạn nói thì phần đất bà nội bạn để lại là di sản thừa kế, chưa được quyết định sử dụng vào việc gì cũng như chưa được định đoạt cho ai. Do vậy di sản này sẽ được chia thừa kế theo luật và cho những người thuốc hàng thừa kế thứ nhất là tất cả các con của bà nội bạn hay còn gọi là các bác, cô, chú bạn. Mỗi người thừa kế sẽ được hưởng 1 phần như nhau.

  • Xem thêm     

    10/08/2016, 02:23:14 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Vi mục đích và điều kiện tốt nhất phát triển mọi mặt của trẻ, tùy vào vụ án cụ thể, tòa án sẽ quyết định trên cơ sở bảo vệ quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ

  • Xem thêm     

    09/08/2016, 11:24:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Đăng ký khai sinh cho con thì đăng ký ơ nơi có hộ khẩu thường trú của mẹ, tuy nhiên con của bạn là sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên là con chung, do đó phải xuất trình đăng ký kết hôn để ghi tên của cả cha và mẹ. Nếu bố của cháu bé trừ chối con thì có văn bản từ chối đó bạn sẽ đăng ký khai sinh với tư cách là con riêng của bạn, chỉ có bạn đứng tên là mẹ trên khai sinh.

  • Xem thêm     

    01/04/2016, 09:58:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Nói như bạn thì bạn không có đăng ký kết hôn và tự chung sống với nhau không đăng ký và sinh được 2 con chung

    Nếu đúng như vậy thì trước đây có vấn đề hôn nhân thực tế và tùy từng thời điểm có thể công nhận hôn nhân thực tế hoặc cho bạn một khoảng thời gian để thực hiện việc đăng ký, tuy nhiên bây giờ không thực hiện được vấn đề này do đó bạn sẽ không phải làm thủ tục ly hôn. Nếu có tranh chấp với nhau về tài sản thì bạn khởi kiện ra tòa án để chia tài sản chung theo quy định. 

  • Xem thêm     

    25/02/2016, 08:35:07 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Trong tình huống bạn nếu có khá nhiều vấn đề cần làm rõ như: Việc kết hôn có hợp pháp hay không? việc khai sinh cho con bên nước ngoài đã được đăng ký chưa? Việc chưa nhập quốc tịch, hộ khẩu tại nước ngoài… việc này chị bạn nên đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước đó để được tư vấn và giải quyết vì đấy thuộc quan hệ pháp luật của nước sở tại.

    Nếu nhận con về Việt Nam thì cũng tùy từng tình huống và tính chất pháp lý khác nhau mà xem xét việc có thể được đăng ký khai sinh tại Việt Nam, nhưng vấn đề này thì cũng rất phức tạp vì trẻ em không sinh ra ở Việt Nam ….

    Bạn có thể tham khảo Nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hộ tịch

    Điều 17. Đăng ký khai sinh

    1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

    Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam

    1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.

    Về việc nhập hộ khẩu, nếu chưa cắt khẩu ở Việt Nam thì vẫn có thể được nhập lại hộ khẩu ở Việt Nam vì có thể chưa cắt, thôi quốc tịch Việt Nam

  • Xem thêm     

    15/02/2016, 03:44:33 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Cơ sở của bạn đưa ra chưa thật sự rõ ràng, pháp luật có quy định về những vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có thể chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể:

    Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

    1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Tuy nhiên vấn đề quan trọng là bạn nên có biện pháp tốt nhất để giúp chồng bạn và xây dựng gia đình âm no, hạnh phúc

    Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui. 

  • Xem thêm     

    11/02/2016, 04:47:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Trường hợp bạn nói là Hủy bỏ văn bản công chứng, nếu hủy bỏ văn bản công chứng thì bạn căn cứ Điều 51 Luật Công chứng 2014 như sau:

    Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

    1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

    2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

    3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.

    Do vậy, nếu bạn muốn hủy bỏ thì phải tuân thủ quy định này. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có quy định về việc đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền và bạn có thể hủy bỏ hợp đồng ủy quyền theo cách này:

    Điều 588. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

    1. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

    Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

    2. Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.

  • Xem thêm     

    28/11/2015, 05:42:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Khi xem xét vấn đề di chúc có hiệu lực pháp luật hay không thì phải căn cứ vào 2 vấn đề cơ bản là:

    Về hình thức có hợp pháp hay không?

    Về nội dung có hợp pháp hay không?

    Về hình thức: Di chúc có thể được thể hiện qua 4 hình thức sau:

    - Do tự tay viết;

    - Di chúc có người làm chứng và phải là 2 người làm chứng

    - DI chúc có công chứng;

    - Di chúc có chứng thực.

    Nếu người lập di chúc không tự tay viết được di chúc thì có thể nhờ người khác đánh máy, viết hộ nhưng phải có người làm chứng.

    Về nội dung: Phải là chủ sở hữu di sản có thể là một phần hoặc toàn bộ và không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    Để xem một Di chúc cụ thể thì bạn phải gửi Di chúc các luật sư mới xem được.

     

  • Xem thêm     

    28/11/2015, 05:33:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn lập văn bản thỏa thuận đó là tài sản riêng của bạn hoặc lập hợp đồng tặng cho phần tài sản của bạn, tùy vào loại tài sản mà văn bản cần phải được công chứng hoặc không, có đăng ký hoặc không. 

  • Xem thêm     

    18/11/2015, 09:19:17 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Như bạn trình bày thì Hàng thừa kế thứ nhất của anh trai bạn sẽ là: Vợ, con, và bố đẻ, mẹ đẻ.

    Khi thực hiện việc khai nhận thừa kế các đồng thừa kế có quyền tặng cho nhau. Quyền nhận tài sản tặng cho không bị hạn chế nên cháu nhỏ 3 tuổi hoàn toàn được nhận, việc đại diện thực hiện các giao dịch về nhận tặng cho do mẹ cháu là người đại diện theo pháp luật của cháu thực hiện.

9 Trang 12345>»