Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

129 Trang «<93949596979899>»
  • Xem thêm     

    25/04/2012, 12:07:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Theo quy định của pháp luật thì nếu gia đình bạn xây dựng gây ảnh hưởng đến nhà của gia đình hàng xóm thì gia đình bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình đó. Nếu các bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật. Nếu gia đình bạn xây dựng đúng diện tích, đúng giấy phép, đảm bảo các quy định khác của luật xây dựng thì gia đình bạn không phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp với gia đình hàng xóm như vậy thì gia đình bạn sẽ không thể thi công được cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
  • Xem thêm     

    25/04/2012, 11:43:17 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Gia đình bạn có thể gửi đơn kiến nghị tới Thanh tra Tài nguyên môi trường quận Đống Đa để được xem xét giải quyết. Có thể điện tích mua bán, chuyển nhượng của gia đình bạn là 110m2 đất nhưng chỉ có 67m2 đất phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp GCN nên chỉ có 67m2 được cấp GCN QSD đất. Nếu đúng là việc cấp GCN QSD đất của gia đình bạn có sai sót thì sẽ được bổ sung, chỉnh lý theo quy định pháp luật.
              Đối với tiền sử dụng đất và tiền lệ phí trước bạ thì gia đình bạn chỉ được nợ trong thời hạn 5 năm. Gia đình bạn có thể yêu cầu xem xét cả việc nợ tiền sử dụng đất nêu trên.
  • Xem thêm     

    25/04/2012, 11:28:37 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
               1. Pháp luật quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận theo giá thị trường nhưng không được thấp hơn khung giá do Nhà nước quy định. Do vậy, công ty bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận về giá chuyển nhượng (pháp luật quy định mức giá tối thiểu chứ không quy định mức giá tối đa). Việc bên chuyển nhượng trước đây giải thích với công ty bạn về giá chuyển nhượng như vậy là không đúng pháp luật. Nay công ty bạn chuyển nhượng đất với giá cao hơn giá nhận chuyển nhượng trước đây thì công ty bạn phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất là 25% số tiền chênh lệnh đó.
               2. Bên nhận chuyển nhượng QSD đất từ công ty bạn có thể là cá nhân vợ hoặc chồng họ. Nếu họ muốn đứng tên cả hai vợ chồng thì trong biên bản họp  HĐTV và HĐCN QSDĐ phải ghi tên cả hai vợ chồng người nhận chuyển nhượng.
  • Xem thêm     

    25/04/2012, 10:39:35 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
               1. Theo thông tin bạn nêu thì trường hợp của bạn là hợp đồng vay tài sản có biện pháp đảm bảo "có thế chấp 1 sổ đỏ của anh trai cô ta" và có người làm chứng. Tuy nhiên, biện pháp đảm bảo bằng việc thế chấp QSD đất đó có thể bị vô hiệu do: Tài sản thế chấp không phải là của người vay, việc thế chấp tài sản là QSD đất chưa được đăng ký theo quy định của pháp luật (?).
                2. Đối với hợp đồng vay tài sản thì pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên có thể viết tay cũng là hợp pháp. Tuy nhiên bạn phải chứng minh được việc bạn đã giao tiền cho bên vay và bên vay vi phạm nghĩa vụ thì bạn mới có thể khởi kiện để tranh chấp hợp đồng.
                3. Nếu người vay tiền của bạn có hành vi gian dối
    hoặc bỏ trốn
    nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn hoặc sử dụng tiền vay vào mục đích phi pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ thì người đó sẽ bị xử lý hình sự.
  • Xem thêm     

    24/04/2012, 12:50:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              1. Với vụ việc trên thì ông Thành có thể khởi kiện để Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế đối với di sản của cụ Gấm. Còn phần di sản của cụ Hiệu thì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên chỉ có thể yêu cầu chia tài sản chung nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP;
              2. Để xác định hiệu lực của di chúc, thì Tòa án sẽ làm rõ nội dung và hình thức của di chúc thông qua việc xác minh cơ quan chứng thực di chúc và những người biết về việc lập di chúc. Ngoài ra có thể giám định chữ ký của cụ Hiệu và cụ Gấm trong di chúc đó. Pháp luật không bắt buộc khi lập di chúc phải có Giấy chứng nhận sức khỏe. Do vậy, việc hồ sơ lập di chúc của cụ Gấm, cụ Hiệu không có GCN sức khỏe không phải là căn cứ xác định di chúc vô hiệu. Ai cho rằng người lập di chúc không minh mẫn thì người đó phải chứng minh. Việc di chúc ghi sai năm sinh, thiếu dấu giáp lai cũng không phải căn cứ để xác định di chúc vô hiệu...
               Nếu chỉ với thông tin và tình tiết nêu trên thì chưa thể khẳng định chắc chắn được là kết quả vụ việc sẽ đi đến đâu. Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự vẫn cần phải cung cấp thêm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, quan điểm của mình.
  • Xem thêm     

    23/04/2012, 10:21:34 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Để xác định di chúc có hợp pháp hay không trước tiên cần dựa vào quy định của Bộ luật dân sự tại thời điểm lập di chúc. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định "chung chung" còn thực tế thì "muôn hình vạn trạng" do vậy không phải trường hợp nào di chúc cứ phải đúng y như luật thì mới hợp pháp (chỉ có những di chúc do luật sư hoặc công chứng viên soạn thảo thì mới "giống" luật quy định). Còn "dân ta" tự lập di chúc, khi có tranh chấp thì thường là "đánh đổ" trình độ của Thẩm phán trong việc vận dụng, áp dụng pháp luật.
            Thực tiễn giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế, mặc dù di chúc không đảm báo đúng với hoàn toàn với các quy định của pháp luật (không trái luật) nhưng có những tình tiết, chứng cứ khác chứng minh được nội dung định đoạt trong di chúc đúng là ý chí cuối cùng của người lập di chúc khi còn sống thì Tòa án vẫn có thể công nhận hiệu lực của di chúc và chia thừa kế theo di chúc. Di chúc chẳng qua chỉ là hình thức để thể hiện ý chí cuối cùng của người có di sản. Chỉ cần chứng minh được người lập di chúc là chủ sở hữu hợp pháp di sản, người đó có ý chí cuối cùng đó dưới một hình thức nhất định nào đó thì sẽ được pháp luật thừa nhận di chúc đó là hợp pháp (kể cả di chúc miệng trước khi bị cái chết đe dọa). Ý chí của người có tài sản luôn được ưu tiên hàng đầu... Đó là tinh thần của Nhà làm luật!
             Ví dụ: Nếu một người không bị nhược điểm về thể chất và tinh thần thì có thể để lại di chúc miệng; di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc di chúc có công chứng, chứng thực đều hợp pháp. Nếu họ lựa chọn loại di chúc có chứng thực nhưng thủ tục chứng thực không đúng (không ký di chúc trước mặt người chứng thực) nhưng nội dung di chúc tuân thủ quy định pháp luật thì Tòa án vẫn có thể công nhận tính hợp pháp của di chúc đó (coi như không có chứng thực -> Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng)...
             Vụ việc và di chúc mà bạn nêu sẽ là quan điểm gây tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra. Nếu chỉ căn cứ vào di chúc đó thì chưa thể xác định đúng được hiệu lực của di chúc.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 10:28:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Như vậy là gia đình bạn mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Bạn cần xem văn bản mua bán, thanh lý, hóa giá đó xem ghi loại đất là đất gì. Nếu trong các văn bản đó ghi là đất ở thì gia đình bạn được công nhận toàn bộ là đất ở.
               Nếu gia đình bạn nộp tiền để được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì không bị giới hạn bởi số diện tích đất muốn chuyển đổi.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 10:28:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Như vậy là gia đình bạn mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Bạn cần xem văn bản mua bán, thanh lý, hóa giá đó xem ghi loại đất là đất gì. Nếu trong các văn bản đó ghi là đất ở thì gia đình bạn được công nhận toàn bộ là đất ở.
               Nếu gia đình bạn nộp tiền để được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì không bị giới hạn bởi số diện tích đất muốn chuyển đổi.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 10:19:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Việc gia đình bạn có được cấp GCN QSHNƠ không còn phụ thuộc vào quy hoạch xây dựng, kiến trúc... của địa phương. Bạn cứ nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định số90/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 để được xem xét.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 10:12:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau;
               1. GCN QSD đất đó đứng tên bố bạn nhưng có nguồn gốc trước hôn nhân hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân với mẹ bạn không? Nếu thửa đất đó là tài sản có trước hôn nhân, được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì là tài sản riêng của bố bạn. Nếu không sẽ là tài sản chung của bố bạn với mẹ bạn. Xác định nguồn gốc tài sản để xem ngoài quyền thừa kế di sản của bố bạn để lại, mẹ bạn có có quyền sở hữu 1/2 giá trị tài sản đó không.
               2. Bố bạn qua đời không để lại di chúc nên theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS thì hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn là: Ông bà nội bạn, mẹ bạn và các anh chị em ruột của bạn. Những người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng thừa kế như nhau đối với di sản do bố bạn để lại.
               3. Nếu mẹ con bạn đã ký giấy để khai nhận di sản thừa kế đối với di sản đó để bà nội bạn toàn quyền đứng tên sở hữu thì sau này bà bạn có toàn quyền định đoạt tài sản mà không cần phải có ý kiến của mẹ con bạn. Do vậy, mẹ con bạn hãy cân nhắc trước khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của bố bạn.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 09:59:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                 Nếu là đất công, hai gia đình cùng sử dụng thì có thể công nhận quyền sử dụng đất chung cho cả hai gia đình nêu việc sử dụng đó sau này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Bạn cần kiểm tra lại nguồn gốc đất và căn cứ cấp GCN QSD đất của Dì bạn. Nếu không đồng ý với GCN QSD đất đã cấp cho Dì bạn thì gia đình bạn có thể khởi kiện để tranh chấp QSD đất với các con của Dì.
    #ff0000;">(Bạn cần viết nội dung câu hỏi bằng tiếng Việt, có dấu)
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 03:10:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu căn nhà của gia đình bạn không có giấy phép xây dựng thì cần có văn bản của UBND cấp xã xác nhận nguồn gốc và thời điểm xây dựng nhà làm căn cứ xin cấp GCN QSHN nhà ở.
             Bạn tham khảo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 quy định chi tiết, hướng dẫn luật nhà ở sau đây:

    Điều 43. Giấy tờ về tạo lập nhà ở làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

    1. Cá nhân trong nước có nhà ở được tạo lập từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có một trong những giấy tờ theo quy định sau:

    a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

    c) Giấy tờ về giao, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

    d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11   ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991";

    đ) Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên; giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp mua nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở đã được hai bên ký kết (không cần phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp);

    e) Các trường hợp tạo lập nhà ở trên đất đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích làm đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai;

    g) Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm e khoản này nhưng không đúng tên trong các giấy tờ đó thì phải có thêm giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở được Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên xác nhận hoặc trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật;

     h) #ff0000;">Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản này thì phải có giấy tờ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về hiện trạng nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và nhà ở được xây dựng trước khi có quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các loại giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    2. Cá nhân trong nước có nhà ở được tạo lập từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có giấy tờ theo quy định sau:

    a) Trường hợp nhà ở do xây dựng mới thì phải có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. Trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có thêm giấy phép xây dựng;

    b) Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc một trong những giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này của bên chuyển nhượng.

    Trường hợp mua nhà ở của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết, một trong những giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước có từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thì phải có hợp đồng thuê mua nhà ở theo quy định Nghị định này.

    3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có giấy tờ theo quy định sau:

    a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai của bên chuyển nhượng.

    4. Tổ chức trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có Giấy tờ theo quy định sau:

    a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có một trong những giấy tờ về dự án nhà ở cho thuê (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    b) Trường hợp tổ chức trong nước mua, nhận  tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai của bên chuyển nhượng.

    5. Các trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, phải có thêm văn bản của chủ sử dụng đất đồng ý cho phép sử dụng đất xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên.

    6. Tổ chức, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi đề nghị cấp lại thì phải có các giấy tờ sau:

    a) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy;

    b) Các trường hợp mất giấy không phải do thiên tai, hoả hoạn thì phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị (mẩu tin trên báo hoặc giấy xác nhận của cơ quan đăng tin) hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với khu vực nông thôn.

    7. Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị hư hỏng, rách nát hoặc đã ghi hết trang xác nhận thay đổi, khi đề nghị cấp đổi phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ.

    8. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trong quá trình sử dụng mà có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính của nhà ở; tách, nhập thửa đất đối với trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật Nhà ở so với những nội dung đã ghi trong giấy chứng nhận, khi đề nghị xác nhận thay đổi phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ và bản kê khai những nội dung thay đổi, trừ trường hợp trong đơn đề nghị xác nhận thay đổi đã có kê khai những nội dung thay đổi đó.

  • Xem thêm     

    22/04/2012, 02:38:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
            1. Bạn cần xem lại văn bản của địa phương quy định về hạn mức tách thửa, công nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Thông thường các địa phương quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất cho mỗi thửa đất chứ không quy định hạn mức đối với mỗi hộ gia đình. Nếu thửa đất của gia đình bạn hình thành trước ngày 18/12/1980 thì toàn bộ thửa đất sẽ được công nhận là đất ở. Trong trường hợp này gia đình bạn cần yêu cầu UBND huyện đính chính lại nội dung GCN đã cấp.
           2. Nếu địa phương có văn bản quy định rõ là mỗi hộ gia đình chỉ được công nhận hạn mức đất ở  là 300m2
    (dù có một hay nhiều thửa đất), đồng thời cả hai thửa đất của gia đình bạn đều hình thành từ sau ngày 18/12/1980 thì bạn mới phải lựa chọn một trong hai phương án như cán bộ UBND nêu trên.
  • Xem thêm     

    22/04/2012, 06:28:07 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             "Trích lục đất" mà bạn nói là "Trích lục bản đồ". Chỉ cần căn cứ vào Sổ mục kê hoặc Sổ dã ngoại.. kết hợp với Bản đồ địa chính là UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện có thể cấp được Trích lục bản đồ cho người sử dụng đất.
             Trích lục bản đồ chỉ thể hiện được diện tích, hình thể thửa đất, loại đất và tên người đang sử dụng đất chứ không chứng minh được ai là chủ sử dụng đất hợp pháp. Nói cách khác "trích lục đất" không phải là căn cứ chứng minh thửa đất đó là của ai, chỉ có thể chứng minh được ai là người đang sử dụng đất.
             Trích lục đất không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 Luật đất đai nên không phải là căn cứ để người có tên được cấp GCN QSD đất.
  • Xem thêm     

    21/04/2012, 10:09:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             1. Bạn cần xem lại nội dung thông tin ghi trong trang thứ 4 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Tiền ghi nợ đó là "nợ tiền sử dụng đất" hoặc "nợ tiền lệ phí trước bạ" chứ không phải là  "nợ tiền thuế sử dụng đất".
             2. Tiền sử dụng đất ghi nợ đó là 50% hoặc 100% phụ thuộc vào nguồn gốc đất. Khi thực hiện việc chuyển nhượng thì phải thực hiện xong việc xóa ghi nợ đó (trả hết tiền nợ) thì mới thực hiện được thủ tục sang tên. Để biết chính xác tiền ghi nợ đó là bao nhiêu thì bạn chỉ cần có xác minh tại Phòng tài nguyên và môi trường là biết thông tin.
             3. Trong việc mua bán này, nếu chưa biết được thông tin về tiền ghi nợ là bao nhiêu thì bạn không nên đặt cọc mà chỉ thanh toán tiền khi ký hợp đồng chuyển nhượng (giá chuyển nhượng phải cân đối với tiền ghi nợ mà bạn phải trả).
  • Xem thêm     

    21/04/2012, 09:15:19 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
              1. Bạn cần xem lại nguồn gốc nhà đất đó thì mới có căn cứ giải quyết vụ việc: Đất đó do cha ông để lại, được chính quyền giao, khai hoang hay nhận tặng cho, chuyển nhượng... Nếu đất do cha ông lâu đời để lại cho ông bà ngoại bạn thì là tài sản chung của ông bà ngoại bạn. Ông ngoại bạn mất, không để lại di chúc thì 1/2 nhà đất thuộc về các thừa kế của ông ngoại bạn (trong đó có bà ngoại và các bác, cậu, dì).
             2. Nếu là tài sản chung của ông bà ngoại bạn mà bà ngoại bạn và mẹ bạn tự ý tiến hành thủ tục xin cấp GCN QSD đất và sang tên cho mẹ bạn (trong khi ông ngoại bạn đã chết, không để lại di chúc) là không đúng pháp luật. GCN QSD đất đó có thể sẽ bị hủy, sửa nếu có tranh chấp, khiếu kiện.
             3. Mặc dù việc cấp GCN và sang tên QSD đất của bà ngoại bạn và mẹ bạn không đúng nhưng thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông ngoại bạn đã hết (thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với trường hợp người có di sản chết trước 10/9/1990 là đến ngày 10/3/2003). Do vậy, tài sản sẽ được trả lại cho bà ngoại bạn 1/2, còn lại 1/2 do mẹ bạn và bà ngoại cùng sử dụng.
             4. Nếu thửa đất đó được chính quyền giao cho hộ gia đình của bà ngoại bạn (trong đó có các anh, em của mẹ bạn) thì nhà đất là tài sản chung của hộ gia đình. Khi đó các bác bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia tài sản chung.
             5. Nếu thửa đất đó được chính quyền giao cho cá nhân bà ngoại bạn hoặc bà ngoại bạn nhận chuyển nhượng sau khi ông ngoại bạn qua đời thì mới là tài sản riêng của bà ngoại bạn và bà ngoại bạn mới có toàn quyền định đoạt về QSD đất cho mẹ bạn. Khi đó cha mẹ bạn mới có thể quyết định được việc chuyển nhượng nhà đất đó.
  • Xem thêm     

    21/04/2012, 08:24:10 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                1. Trước tiên cần làm rõ nội dung ghi trong giấy ủy quyền "được ĐỨNG TÊN CĂN NHÀ ĐỀ HỢP THỨC HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH" là thế nào? Ba bạn đứng tên với tư cách đồng thừa kế hay là nhường toàn bộ quyền thừa kế cho Ba bạn? (Nếu có tranh chấp, Tòa án cần lấy lời khai của bà nội bạn và các cô, chú, bác của bạn để làm rõ mục đích của giấy ủy quyền trên).
                2. Bản chất của "ủy quyền" chỉ là thay mặt người có quyền để thực hiện một công việc nào đó chứ không phải là một hình thức định đoạt (tặng, cho, bán...) nên cũng phải làm rõ thực chất "tờ ủy quyền" đó là loại văn bản gì? Nếu đúng là ủy quyền theo quy định pháp luật thì Ba bạn chỉ đứng tên đại diện đồng sở hữu đứng tên trên giấy tờ chứ không thể đứng tên với tư cách là cá nhân được.
                3. Nếu bà nội và các cô, chú bác của bạn biết việc ba mẹ bạn đứng tên nhưng không phản đối thì tính chất vụ việc có thể thay đổi. Muốn giữ lại ngôi nhà đó bạn cũng phải chứng minh được việc mẹ bạn có tên trong GCN QSD đất cùng với ba bạn mà bên nội không biết.
                4. Cần sao chụp bộ hồ sơ gốc về việc cấp GCN QSH nhà và QSD đất của ba mẹ bạn xem căn cứ cấp GCN là những văn bản, tài liệu nào, có chữ ký của những ai và khai nguồn gốc trong tờ khai đăng ký như thế nào?
                5. Nếu có căn cứ chứng minh ba bạn được thừa kế căn nhà đó và nhập vào tài sản chung vợ chồng thì ngôi nhà đó mới là tài sản chung của ba mẹ bạn và yêu cầu nhận 60% của mẹ bạn mới có căn cứ.
                6. Vụ việc của gia đình bạn nên xác minh thêm thông tin để làm rõ tính chất vụ việc. Nếu với những chứng cứ, tình tiết này mà khởi kiện, tranh chấp thì chưa thể khẳng định được kết quả. Đồng thời, gia đình bạn cũng nên thỏa thuận, thương lượng, trung gian, hòa giải để giải quyết sự việc cho êm đẹp. Việc mẹ bạn tìm hạnh phúc mới là quyền chính đáng nên các bạn hãy thông cảm và tôn trọng quyền cá nhân của mẹ bạn để tránh phát sinh những mâu thuẫn, rắc rối khác.
  • Xem thêm     

    20/04/2012, 12:38:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
             Trước tiên bạn cần kiểm tra xem tại thời điểm ký Hợp đồng góp vốn, Công ty X có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng như vậy không? Hợp đồng đó có đáp ứng điều kiện huy động vốn theo quy định tại Nghị định 71 và Thông tư 16 không? Nếu Hợp đồng góp vốn có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc công ty X phải thực hiện hợp đồng. Nếu tại thời điểm ký hợp đồng góp vốn, Công ty X chưa có quyền đứng ra ký kết hợp đồng với bạn thì người đại diện theo pháp luật của công ty X có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, công ty Y mới có thể bán lô đất mà bạn đã đặt chỗ cho người khác.
             Tóm lại: Trong vụ việc của bạn phải làm rõ thẩm quyền, tư cách pháp lý của công ty X khi ký kết hợp đồng góp vốn với bạn và những thỏa thuận giữa công ty X với công ty Y để làm căn cứ giải quyết.
  • Xem thêm     

    19/04/2012, 08:45:31 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Theo quy định pháp luật thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm (như bạn đã biết). Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì có khởi kiện tranh chấp về thừa kế, Tòa án cũng không thụ lý.
               Nếu mẹ bạn và các bác thỏa thuận được việc phân chia tài sản thì thửa đất đó mới đủ điều kiện cấp GCN QSD đất. Nếu không thỏa thuận được về việc phân chia nhà đất đó thì bác bạn sẽ tiếp tục sử dụng, không được cấp GCN QSD đất, đồng thời mẹ bạn và bác còn lại cũng không được sử dụng nhà đất đó.
               Trong vụ việc này, giải pháp duy nhất là thỏa thuận giữa 3 anh em để phân chia nhà đất đó, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

  • Xem thêm     

    19/04/2012, 04:08:28 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!
129 Trang «<93949596979899>»