Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    02/12/2011, 09:06:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
              1. Bạn nói rằng "cô 3 em vượt biên sang nước ngoài để lại nhà cho cô 5 đứng tên". Vậy việc "để lại" này là thế nào? Có văn bản không hay chỉ nói miệng? (hợp đồng ủy quyền, tặng cho, chuyển nhượng?....), hiện giờ ngôi nhà đó đang đứng tên ai là chủ sở hữu? Trong quá trình sử dụng gia đình bạn có xây dựng, sửa chữa gì không? Bạn cần cung cấp thêm thông tin để luật sư có thể tư vấn cụ thể, chính xác cho bạn.
              2. Trong vụ việc của gia đình bạn có hai giao dịch dân sự là giữa Cô 3 với Cô 5 và giữa Cô 5 với ba của bạn. Nếu cả hai giao dịch đó đều hợp pháp thì các cô bạn mới không đòi lại được nhà.  Nếu ngôi nhà đó vẫn đứng tên Cô 3, giao dịch giữa Cô 3 với Cô 5 và giữa Cô 5 với ba bạn chỉ bằng lời nói, không có văn bản, ngôi nhà đó cũng không bị Nhà nước quản lý thì Cô 3 bạn được lấy lại ngôi nhà của gia đình bạn.
    Bạn cần cung cấp thông tin để làm rõ tính chất pháp lý của hai giao dịch đó thì sẽ có câu trả lời cho bạn.
              3. Thời điểm Cô 3 bạn "để lại" nhà cho Cô 5 bạn là trước 01/7/1991 do vậy bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị quyết1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia để  biết giá trị pháp lý của giao dịch đó.
  • Xem thêm     

    01/12/2011, 11:16:19 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Khoản 3, Điều 2, Nghị định198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất như sau:
    "Những đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất:
    ...
    3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà đất đó được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất"/.
             Như vậy, nếu gia đình bạn sử dụng đất ở từ sau 15/10/1993 thì phải nộp tiền sử dụng đất khi Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.       
            Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây về thu tiền sử dụng đất để biết thêm chi tiết: Nghị định SỐ44/2008/NĐ-CP ngày 09/04/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử dụng đất. Thông tư số93/2011/TT-BTC ngày29/6/2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ117/2004/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ198/2004/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
             Bạn cũng lưu ý là thời điểm sử dụng đất của gia đình bạn phải diễn ra trước thời điểm có quy hoạch về giao thông đó  được phê duyệt thì mới được cấp GCN. Còn gia đình bạn sử dụng đất sau khi quy hoạch được phê duyệt, việc sử dụng đất là lấn chiếm hành lang an toàn giao thông thì sẽ không đủ điều kiện để cấp GCN QSD đất.
  • Xem thêm     

    30/11/2011, 09:43:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Khoản 2, Điều 29 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

            Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.”.

              Như vậy, nếu đất của gia đình bạn đã có quy hoạch thành nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì  gia đình bạn  vẫn có quyền được cấp GCN QSD đất và thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất nhưng không được phép  tự ý xây dựng. Nếu phòng Tài nguyên và Môi trường đã "duyệt" hồ sơ của bạn thì chứng tỏ gia đình bạn đủ điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất và thủ tục đang được tiến hành thuận lợi.

             Nếu thửa đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 Luật đất đai năm 2003 thì gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    30/11/2011, 09:28:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

             1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì khi phát hiện nội dung ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đính chính đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp.
              Như vậy, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn nếu có phát hiện sai sót ghi trong Giấy chứng nhận.
              2. Không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải tất cả các người có tên trong Giấy chứng nhận phải yêu cầu đính chính GCN quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền mới đính chính Giấy chứng nhận (chỉ cần phát hiện có sai sót là phải đính chính). Do vậy, chỉ cần một mình bạn yêu cầu đính chính giấy chứng nhận đã cấp do có sai sót thì cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp cho gia đình bạn. Việc cán bộ giải quyết vụ việc bắt cả hai vợ chồng bạn phải ủy quyền thực hiện thủ tục là máy móc, không đúng quy định pháp luật. Bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan đó để được giải quyết.
              3. Nguyên tắc đính chính Giấy chứng nhận là đính chính nội dung ghi trong Giấy chứng nhận cho khớp với hồ sơ địa chính. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra, ghi nội dung đính chính trên GCN theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT (3) để cơ quan tài nguyên và môi trường xác nhận.
  • Xem thêm     

    29/11/2011, 10:29:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn duyct090385!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             Bạn chưa nói rõ di sản mà mẹ bạn để lại là gi? (Bất động sản hay động sản); Bố bạn có còn sống không? Tài sản mà bạn nói là tài sản chung của hộ gia đình, tài sản chung của bố mẹ bạn hay là tài sản riêng của mẹ bạn? Thủ tục tặng cho của bạn đã thực hiện đến đâu rồi?...
            Với thông tin bạn cung cấp như vậy thì Luật sư chưa thể có câu trả lời chính xác cho bạn được. Tôi chỉ có thể trả lời bạn một số nội dung mang tính nguyên tắc như sau:

             1. Nếu tài sản đó là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn mới có toàn quyền định đoạt cho bạn; Nếu là tài sản chung với bố bạn thì mẹ bạn chỉ được định đoạt 1/2 tài sản đó; Nếu là tài sản chung của hộ gia đình (nhà đất của hộ gia đình) thì mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt cho bạn phần sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản chung đó;
             2. Nếu tài sản mà bạn đang nói là bất động sản (nhà, đất...) hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu (ô tô, xe máy, tàu thủy...) thì thủ tục tặng cho mới bắt buộc phải công chứng và sang tên sở hữu. Nếu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì chỉ cần ký giấy tặng cho là có hiệu lực rồi (không cần công chứng, sang tên);
             3. Nếu khi còn sống, mẹ bạn đã cho bạn toàn bộ tài sản và thủ tục tặng cho đã hoàn tất thì khi mẹ bạn chết sẽ không còn di sản và không cần nhắc đến thừa kế nữa. Các anh, chị em bạn có muốn tranh chấp cũng không được.
             4. Nếu khi mẹ bạn còn sống mà chưa hoàn tất thủ tục tặng cho hoặc việc tặng cho không hợp pháp thì khi mẹ bạn chết, tài sản đó sẽ là di sản thuộc về các thừa kế. Trong thời hạn 6 tháng, kể từ thời điểm mẹ bạn chết mà các anh chị em bạn không thực hiện thủ tục khước từ di sản thì di sản đó sẽ được chia đều cho các thừa kế (trừ trường hợp mẹ bạn có di chúc hợp pháp).
             Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư tư vấn chính xác cho bạn./.
  • Xem thêm     

    28/11/2011, 11:33:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Nếu theo quy hoạch sử dụng đất hiện nay mà ngôi nhà của bạn đã thuộc hành lang an toàn giao thông thì gia đình bạn không đủ điều kiện để được cấp GCN QSD đất. Tuy nhiên nếu bị thu hồi đất thì vẫn có thể được đền bù nếu đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 Luật đất đai.
           Nếu quy hoạch sử dụng đất của khu vực đó là khu dân cư và thửa đất của gia đình bạn nằm trong quy hoạch khu dân cư đó thì gia đình bạn mới được cấp GCN là đất ở (đất nằm trong khu dân cư).
  • Xem thêm     

    28/11/2011, 11:06:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

                1. Nếu việc bạn giao nhà cho người họ hàng kia bằng một hợp đồng ủy quyền thì cần xem lại xem còn thời hạn ủy quyền không và nếu hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà vẫn còn hiệu lực thì bạn cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để đòi lại nhà. Tuy nhiên bạn phải báo trước cho họ có thời gian chuẩn bị (báo trước 6 tháng hoặc 2 năm tùy từng trường hợp)
                2. Trước đây pháp luật quy định người đòi lại nhà cho thuê, ở nhờ phải bố trí hỗ trợ chỗ ở cho người đi thuê, ở nhờ trong thời hạn 6 tháng, nay không còn quy định đó. Nếu bạn có căn cứ đòi nhà và tòa án chấp nhận yêu cầu của bạn thì bạn có thể lấy lại nhà mà không bắt buộc phải hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời hạn 6 tháng, chỉ cần bạn báo trước thời gian đòi nhà là Tòa án sẽ xem xét yêu cầu của bạn. Giao dịch của bạn là giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt nam định cư ở nước ngoài tham gia nên nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Nghị quyết1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban thường vụ quốc hội để giải quyết, cụ thể như sau:

    Điều 8. Hợp đồng mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở

    Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở:

    1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

    2. Người đang ở tại nhà ở đó không chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ mua bán, thuê, đổi, tặng cho, thừa kế nhà ở, uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;

    3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền chứng minh được họ cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đó.

    Điều 9. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bên mượn, bên ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam

    1. Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

    2. Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng vẫn còn thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

    3. Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng; trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ nhà ở không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì các bên thoả thuận việc tiếp tục cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất hai mươi bốn tháng.

    Điều 24. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở

    1. Trường hợp nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ giữa cá nhân với cá nhân đã được bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì việc lấy lại nhà ở được giải quyết như sau:

     a) Nếu nhà ở đã được sửa chữa thì bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư sửa chữa còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    b) Nếu nhà ở đã được cải tạo, nâng cấp mà trước khi nhà ở được cải tạo, nâng cấp đã không có sự phản đối của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ thì khi lấy lại nhà ở bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp đã có sự phản đối của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ trước khi tiến hành cải tạo, nâng cấp thì bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    2. Trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà người quản lý, sử dụng đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì bên được nhận nhà phải thanh toán cho bên đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp giá trị đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Điều 25. Làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới

    Trường hợp bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới trong khuôn viên nhà ở thuê, mượn, ở nhờ thì giải quyết như sau:

    1. Nếu bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ đã đồng ý hoặc đến trước ngày 01 tháng 7 năm 1996 không khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới và diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới có thể sử dụng để ở một cách riêng biệt với nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất làm thêm nhà ở hoặc nhà ở mới theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới không thể sử dụng một cách riêng biệt với nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì diện tích làm thêm, nhà ở mới đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    2. Nếu bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ đã  không đồng ý về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì diện tích làm thêm, nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    3. Nếu nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ bị phá dỡ và bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã xây dựng nhà ở mới thay thế thì giải quyết như sau:

    a) Nếu việc phá dỡ đã có sự đồng ý của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở hoặc đến trước ngày 01 tháng 7 năm 1996 mà bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ không khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ không có yêu cầu lấy lại nhà ở thì nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    b) Nếu việc phá dỡ đã không có sự đồng ý của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ thì nhà ở xây dựng mới thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp các bên có thoả thuận nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    4. Trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà người được uỷ quyền quản lý, sử dụng đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới thì giải quyết như sau:

    a) Nếu diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới có thể sử dụng một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của người làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới và họ phải thanh toán cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất làm thêm hoặc nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới không thể sử dụng để ở một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm, nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của bên uỷ quyền quản lý nhà ở nhưng phải thanh toán cho người làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    b) Nếu người được uỷ quyền quản lý, sử dụng đã phá dỡ nhà ở và xây dựng nhà ở mới thay thế thì nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên uỷ quyền nhưng phải thanh toán cho bên được uỷ quyền giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

    c) Nếu vì lý do bất khả kháng mà nhà ở được uỷ quyền quản lý không còn và người đang quản lý, sử dụng đã xây dựng nhà ở mới thay thế thì công nhận quyền sở hữu nhà ở mới cho người đó nhưng họ phải thanh toán cho bên uỷ quyền giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”.

  • Xem thêm     

    28/11/2011, 10:39:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Bạn cần xem lại xem thửa đất thuê 50 năm đó có được phép chuyển nhượng theo quy định pháp luật không rồi hãy tính đến thời hạn sử dụng đất. Nếu thửa đất đó đủ điều kiện chuyển nhượng (đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê) thì bạn có thể nhận chuyển nhượng và sử dụng nốt thời gian còn lại theo hợp đồng thuê.
             Bạn có thể tham khảo một số quy định pháp luật sau đây của Luật đất đai năm 2003:

    Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê

    1. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    b) Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    c) Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    d) Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

    đ) Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này.

    2. Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

    Điều 114.  Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê

    1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    b) Bán, để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua, người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    c) Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

    d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

    2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 113 của Luật này.

    3. Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

    4. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

  • Xem thêm     

    28/11/2011, 09:37:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định các thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân như sau:

    "1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

    3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

    4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    ..."

             Do vậy, nếu bố bạn chuyển nhượng, tặng cho BĐS cho chú bạn thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân (2% giá trị BĐS). Bạn cũng lưu ý là nếu BĐS là tài sản chung của bố+mẹ bạn thì khi chuyển quyền từ bố mẹ bạn cho chú thím bạn thì chỉ được miễn 1/2 thuế thu nhập cá nhân vì việc chuyển quyền sử dụng đất từ bố bạn cho thím bạn, mẹ bạn cho chú bạn vẫn phải chịu thuế TNCN.
  • Xem thêm     

    28/11/2011, 12:38:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu việc sử dụng nhà đất của gia đình bạn không phù hợp với quy hoạch thì sẽ không được cấp GCN QSD đất.
  • Xem thêm     

    27/11/2011, 10:56:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

               1. Cách thức: Gia đình bạn và chú thím bạn có thể ký hợp đồng tặng cho QSD đất hoặc hợp đồng đổi QSD đất để lấy lại diện tích đất 79m2 đó. Bạn cũng có thể tiến hành thủ tục xin hủy GCN QSD đất của chú thím bạn và xin cấp lại CGN cho gia đình bạn (đất được bồi thường, tái định cư) nhưng thủ tục này rắc rối, phức tạp hơn.

                2. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất: Gia đình bạn và gia đình chú bạn cần mang GCN QSD đất, CMND, Hộ khẩu và đăng ký kết hôn của hai bên, đến phòng công chứng để ký hợp đồng. Sau khi Hợp đồng được ký kết, các bên nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT để đăng ký sang tên theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    27/11/2011, 10:36:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


       Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
                1. "Sổ hồng" mà bạn nói chính là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" được quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của BTN&MT (mẫu thống nhất trong cả nước từ năm 2009). Thủ tục của bạn là xin cấp lại GCN QSD đất theo mẫu mới và công nhận quyền sở hữu nhà ở.
                2. Hồ sơ và thủ tục cấp GCN QSDĐ và QSHN ở của gia đình bạn được quy định tại Điều 16, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009  của Chính phủ quy định về cấp GCN QSD đất và QSH nhà ở, cụ thể như sau:

    "Điều 16. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng

    1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

    b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

    c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở;

    d) Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;

    đ) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);

    e) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại các điểm b, c và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).

    2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

    3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 của Nghị định này."

              Điều 8 nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định:

              "Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

    Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định sau đây:

    1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:

    a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;

    c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

    d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003    của Quốc hội khoá XI "về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991";

    đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở.

    Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);

    e) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

    g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó;

    h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có các giấy tờ sau:

    a) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    b) Một trong các giấy tờ của bên chuyển quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

    3. Tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

    a) Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì phải có một trong những giấy tờ về dự án nhà ở để cho thuê (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);

    b) Trường hợp mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.

    4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải có hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.".

  • Xem thêm     

    27/11/2011, 09:06:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
          1. Trường hợp của Dì bạn không phải thuộc trường hợp khi cấp GCN QSD đất mà diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích đất trong giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 18, Nghị định84/2007/NĐ-CP nên không thể áp dụng quy định pháp luật này để giải quyết. Bởi đến nay Dì bạn đã được cấp GCN QSD đất rồi?
          
    Thửa đất có diện tích 710m2 Dì bạn đã được cấp GCN QSD đất từ năm 1996 (đây là một thửa đất riêng trên bản đồ) nên Dì bạn không thắc mắc gì nữa?
           2. Đối với diện tích đất còn lại 1290m2 chưa được cấp GCN QSD đất: Theo thông tin mà bạn nêu thì hồ sơ địa chính của xã thể hiện là thửa đất này không thuộc thửa 730m2, cũng không thể hiện tên chủ sử dụng đất. Do vậy, Dì bạn phải được UBND xã xác nhận là đất khai hoang, sử dụng ổn định trước 15/10/1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì mới đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất (cấp GCN) và không phải nộp tiền sử dụng đất (Khoản 4, Điều 50 Luật đất đai). 
              Khoản 4, Điều 50 Luật đất đai quy định như sau: "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất."
              Việc xác định là đất sử dụng ổn định theo quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai được hướng dẫn chi tiết tại Điều 3, Nghị định84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, cụ thể như sau:

    "Điều 3. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai

    1. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

    a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận;

    b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    2. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào  ngày tháng năm sử dụng và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

    a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

    b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

    c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

    d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất;

    đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

    e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất;

    g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

    h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan (không cần có chứng nhận của cơ quan, tổ chức); 

    i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

    k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

    3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

    4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.".

  • Xem thêm     

    27/11/2011, 05:28:33 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             1. Theo thông tin mà ban nêu ra thì thủ tục chuyển nhượng giữa bạn với bà Tâm đã hoàn tất (bà Tâm đã được cấp GCN QSD đất), đồng thời các bên đã thỏa thuận về việc thanh toán "số tiền đó được cấn trừ cho ông Anh, Ông Anh sẽ là người trả cho tôi số tiền là 600triệu". Như vậy, nghĩa vụ trả tiền của bà Tâm đã được  chuyển cho ông Anh (bạn cũng đồng ý?) do đó bà Tâm không còn nghĩa vụ đối với bạn. Đây là trường hợp chuyển giao nghĩa vụ theo quy định tại Điều 315 BLDS.
             2. Bà Tâm không còn nghĩa vụ với bạn nữa nên bạn không thể yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng với bà Tâm. nếu bạn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng với bà Tâm thì Tòa án sẽ bác yêu cầu của bạn.
            Bây giờ bạn chỉ có thể khởi kiện để đòi tiền (đòi nợ) ông Anh. Bạn cũng không thể can thiệp được vào giao dịch giữa ông Anh với bà Tâm. Bạn không có kinh nghiệm trong việc mua bán, chuyển nhượng BĐS nên đã gặp rủi ro rồi.
  • Xem thêm     

    27/11/2011, 10:02:39 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
              Gia đình bạn chỉ có thể đòi được nhà đất đó nếu ba mẹ bạn có chứng cứ chứng minh được quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo Điều 50 luật đất đai) và đến giờ vẫn chưa định đoạt tài sản đó;
              Bạn nói cho người bà con thuê, vậy có hợp đồng thuê không? Thời gian thuê từ bao giờ? Họ có trả tiền thuê nhà cho gia đình bạn hay không? Người đó đưa tiền cho bác bạn là tiền gì? Nguồn gốc nhà đất đó thế nào? Ba mạ bạn có giấy tờ sở hữu gì không?
              Nếu không có các thông tin trên thì luật sư không thể tư vấn chính xác cho bạn được. Bạn cần cung cấp thêm thông tin để luật sư tư vấn được chính xác.

  • Xem thêm     

    26/11/2011, 08:30:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             1. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mẹ bạn vẫn chưa "hoàn tất". Điều 66, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP năm 2007 của Chính phủ quy định: Kể từ ngày 01/01/2008 bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế... Do vậy, việc chuyển nhượng của mẹ bạn được thực hiện sau ngày 1/1/2008(?) mà thửa đất chuyển nhượng chưa có GCN nên việc chuyển nhượng đó chưa hợp pháp. Đến nay, mẹ bạn vẫn chưa được cấp GCN QSD đất nên không thể cho là thủ tục chuyển nhượng đã hoàn tất được. Theo thông tin bạn nêu thì chưa có căn cứ để xác định hợp đồng chuyển nhượng của mẹ bạn là hợp pháp.
             2. Ông Phó chủ tịch xã xác nhận hợp đồng chuyển nhượng nhưng xác nhận nội dung thế nào mới là vấn đề! Ông Vân có xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng không hay chỉ xác nhận chữ ký hoặc xác nhận hộ khẩu của hai bên? Bạn cần kiểm tra lại nội dung xác nhận của Phó chủ tịch xã;
             3. Diện tích, vị trí đất chuyển nhượng phải được thể hiện rõ trong hợp đồng và được các bên bàn giao trên thực địa. Phải có sơ đồ kỹ thuật thửa đất chuyển nhượng (đối với việc tách thửa đất) hoặc có trích lục bản đồ nếu chuyển nhượng cả thửa đất. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng của mẹ bạn chưa tuân thủ các nội dung trên nên khó mà xác định được diện tích và vị trí đất chuyển nhượng;
            4. Bạn nói ông Vân ký giấy xác nhận cho bà Sang là Giấy gì? Giấy giao đất  hay giấy tờ chuyển nhượng? Ông Vân ký giấy nhày với nội dung và tư cách gì?
            5. Ông Vân ký các giấy tờ, văn bản không phải nhân danh cá nhân ông Vân mà là nhân danh UBND xã, Ký thay Chủ tịch UBND xã hoặc nhân danh Phó chủ tịch UBND xã. Do vậy, việc ông Vân chết đi không ảnh hưởng đến những chữ ký đó và hậu quả pháp lý do những cơ quan, chức danh đó thực hiện. Ví dụ: Nếu ông Vân ký giấy với tư cách nhân danh UBND xã thì UBND xã phải chịu trách nhiệm với nội dung xác nhận đó; Nếu ông Vân xác nhận với tư cách là Phó chủ tịch thì ông Phó chủ tịch đương nhiệm phải tiếp tục chịu trách nhiệm với những nội dung xác nhận đó (chức danh đó chịu trách nhiệm chứ không phải cá nhân người giữ chức đó chịu trách nhiệm).
            Vì vậy, nếu ông Vân nhân danh chính quyền xác nhận sai, gây thiệt hại đến gia đình bạn thì gia đình bạn có thể khiếu kiện UBND hoặc Phó chủ tịch hoặc Chủ tịch UBDN xã để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để Luật sư tư vấn cụ thể cho bạn.
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 05:16:20 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                 Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố bạn cấp năm 2009 là hợp pháp hoặc ông bà bạn đã chết quá 10 năm thì các cô, chú bạn không thể yêu cầu bố bạn chia tài sản được nữa.

    2.                 Nếu GCN QSD đất cấp năm 2009 không hợp pháp đồng thời ông bà bạn đã chết chưa quá 10 năm thì các cô chú bạn mới có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế của ông bà bạn.

    3.                 Bạn cần kiểm tra lại thủ tục xin cấp GCN của bố bạn: Ông, bà bạn còn sống không? Thủ tục xin cấp GCN của bố bạn là tặng cho hay khai nhận di sản thừa kế? Theo thông tin bạn nêu thì khi xin cấp GCN QSD đất cho bố bạn có đầy đủ chữ ký của các cô chú bạn nên có thể thủ tục đó là khai nhận di sản thừa kế. Nhưng bạn cũng xem lại là các cô chú bạn ký vào văn bản nào, nội dung văn bản đó là gì? Nếu chỉ là văn bản khai nhận thừa kế và chỉ để cho bố bạn đại diện các thừa kế đứng tên thì nay họ vẫn có quyền yêu cầu chia tài sản chung...

                  Tóm lại: Bạn cần thu thập hồ sơ xin cấp GCN của bố bạn tại phòng TN&MT và xem lại nội dung ghi trong GCN QSD Đ của bố bạn (cấp cho cá nhân? hay đại diện thừa kế?) xem giá trị pháp lý đến đâu thì mới biết được các cô, chú bạn có thể được chia tài sản đó hay không.
  • Xem thêm     

    26/11/2011, 02:06:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                   Nếu người đó có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Bạn có có thể trình báo sự việc trên với công an để được giải quyết. Tuy nhiên vụ việc có cấu thành tội phạm hay không phụ thuộc vào thoả thuận cụ thể của hai bên và những chứng cứ do cơ quan Công an thu thập trong quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin. Theo thông tin bạn nêu ra thì chưa đủ căn cứ để xác định có hành vi lừa đảo của bên chuyển nhượng. Do vậy, vụ việc của bạn nếu không giải quyết được thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết hợp đồng chuyển nhượng đó.

    2.                  Bạn chỉ có thể "hợp lý hoá" thửa đất đó nếu thửa đất đó đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định pháp luật (có giấy chứng nhận), bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng, việc chuyển nhượng là tự nguyện và các bên ký kết, công chứng hợp đồng chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Nếu thửa đất đó không đủ điều kiện chuyển nhượng thì bạn không thể thực hiện được việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao để biết thêm về cách giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Toà án.

    3.            Đất 5% mà bạn nói là quỹ đất công ích do UBND xã quản lý và cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng hay là đất % từ "thời cụ Hồ"? Tại sao bạn lại biết đó là đất 5% và không được chuyển nhượng? Việc chuyển nhượng diễn ra khi nào? Thửa đất đó có GCN QSD đất chưa? Bạn có nhắc đến "dự án" là dự án nào? Thửa đất đó do ai quản lý? Chủ đất đã giao đất cho bạn chưa?... Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư tư vấn cụ thể, chính xác cho bạn.

  • Xem thêm     

    26/11/2011, 01:44:05 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào chị Hiền!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của chị như sau:

    1.                  Nếu mặt bằng đó thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của gia đình chị (được cấp GCN QSDĐ) thì gia đình chị có quyền khởi kiện một vụ án dân sự để đòi lại đất.

    2.                  Nếu mặt bằng đó không thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của gia đình chị mà là đất do BQL chợ quản lý thì họ có quyền cho chị Xuân thuê.

    3.        Nếu đất đó không thuộc đất của gia đình chị, cũng không thuộc sự quản lý của BQL chợ, mà là đất công cộng, hành lang an toàn giao thông... việc sử dụng đất của chị xuân là chiếm dụng đất công cộng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của gia đình chị thì chị có thể gửi đơn thư đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật (UBND thị trấn và UBND huyện).
                Do vậy chị hãy kiểm tra lại tính chất pháp lý của vụ việc và chọn cách giải quyết sao cho phù hợp.

  • Xem thêm     

    26/11/2011, 07:00:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Nếu bạn đã được cấp GCN QSD đất đối với phần diện tích đất cho mượn đó thì bạn hoàn toàn có quyền đòi lại phần đất đó. Nếu các bên không hòa giải được tại địa phương thì bạn có thể khởi kiện đòi QSD đất để Tòa án giải quyết.
           2. Nếu trong GCN QSD đất của gia đình bạn không được công nhận đối với diện tích đất tranh chấp đó, đồng thời trong bản đồ qua các thời kỳ đều thể hiện diện tích đất đó nằm trong thửa đất của gia đình cô Vân thì gia đình bạn không thể đòi lại;
           3. Nếu trong GCN QSD đất của gia đình bạn không có diện tích đất đang tranh chấp nhưng trong bản đồ trước đây có thời kỳ thể hiện phần diện tích đất đó nằm trong thửa đất của gia đình bạn thì gia đình bạn cũng có thể đòi lại được diện tích đất đó;
           4. Nếu có đủ căn cứ pháp lý diện tích đất đang tranh chấp là của gia đình bạn nhưng gia đình cô Vân không còn lối đi nào khác thì gia đình bạn chỉ có thể được gia đình cô Vân bồi thường một khoản tiền chứ không được lấy lại phần đất đó. Bạn có thể tham khảo quy định này tại Điều 275 BLDS năm 2005.
           Trước mắt bạn cần xem lại hồ sơ địa chính (lưu tại Phường, quận) xem trong hồ sơ thể hiện về  chủ sử dụng diện tích đất tranh chấp đó thế nào qua các thời kỳ? Khi có thêm thông tin thì bạn sẽ trả lời được câu hỏi là bạn có đòi được đất hay không.