Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:55:01 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Cảm ơn bạn minh25252001!
           Tôi rất vui vì đã nhận được những lời động viên của bạn. Hi vọng những bài viết của tôi trên danluat.thuvienphapluat.vn sẽ làm hài lòng người đọc và giúp ích cho những ai quan tâm.
    Cảm ơn!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:44:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng cảm ơn bạn! Hi vọng những chia sẻ, tư vấn của Luật sư và các thành viên sẽ giúp cho cuộc sống của bạn.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 10:05:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất công cộng, vi phạm các quy định về quản lý đất đai, xây dựng thì bị xử phạt theo quy định pháp luât. Còn nếu các hộ gia đình lấn chiếm đất của nhau thì là tranh chấp đất đai dân sự. Đối với tranh chấp đất đai thì thẩm quyền giải quyết và thủ tục giải quyết trước tiên được quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật đất đai năm 2003. Cụ thể như sau: 

    Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.    

    Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

    Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

    Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

    Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết hoặc khởi kiện một vụ án hành chính theo thủ tục Tố tụng hành chính.

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện một vụ án hành chính theo thủ tục Tố tụng hành chính.

             Do vậy, gia đình bạn cần yêu cầu UBND xã hòa giải theo quy định pháp luật. Nếu UBND xã hòa giải không thành thì gia đình bạn có quyền yêu cầu Tòa án hoặc UBND cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Điều 136 Luật đất đai nêu trên. Bạn lưu ý là trong vụ việc của gia đình bạn cần phải đo vẽ lại toàn bộ thửa đất của gia đình bạn và các thửa đất xung quanh, sau đó đổi chiếu với diện tích ghi trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì sẽ biết được gia đình nào đã lấn đất của gia đình bạn.

            Nếu bạn còn điều gì chưa rõ, có thể đặt tiếp câu hỏi để Luật sư trả lời bạn.

  • Xem thêm     

    08/12/2011, 09:51:00 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư chưa được xem nội dung của bản thông cáo đó nên có thể trả lời bạn trên cơ sở nguyên tắc pháp luật như sau:
    - Thời điểm bắt đầu có hiệu lực: Văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký,  theo thời gian ghi trong văn bản đó hoặc thời gian khác theo quy định pháp luật (sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo...) ; Thời điểm kết thúc hiệu lực: Văn bản kết thúc hiệu lực khi có văn bản khác thay thế, bãi bỏ hoặc hết hiệu lực theo thời gian quy định trong chính văn bản đó;
    - Thông thường "thông cáo" là một dạng của thông báo (về việc trả lời đơn thư khiếu nại của công dân, giải quyết tranh chấp) mang tính chất là một văn bản truyền đạt thông tin chứ không phải là một văn bản áp dụng pháp luật (không giống như Quyết định của UBND) nên không mấy khi được quan tâm đến giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật;
    - Pháp luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm. Do vậy, kể từ khi hòa giải cơ sở không thành thì trong thời hạn 2 năm bạn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự theo quy định pháp luật.
              Bạn cần nêu cụ thể nội dung và hình thức của THÔNG CÁO đó để được Luật sư tư vấn cụ thể và chính xác cho bạn.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 01:07:42 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
             1. Bạn chưa nói rõ là việc chuyển nhượng giữa người chủ cũ và người đang muốn chuyển nhượng cho bạn diễn ra từ khi nào. Nếu trường hợp mua bán đó diễn ra từ trước ngày 15/10/1993 thì người bán cho bạn có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai: "Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993". Khi đó người chủ cũ khó mà gây khó dễ cho thủ tục mua bán của bạn. Người bán cho bạn có thể tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận mới và chuyển nhượng cho bạn mà không cần có ý kiến của chủ cũ.
              2. Nếu việc chuyển nhượng thực hiện sau ngày 15/10/1993 thì các bên làm việc với người chủ đất cũ để họ thực hiện thủ tục sang tên cho chủ mới hoặc sang tên trực tiếp cho bạn. Trong trường hợp này các bên phải có sự thỏa thuận và thông thường phải "cảm ơn" chủ cũ thì họ mới thực hiện thủ tục sang tên cho bạn.
              Chúc bạn thành công! Nếu còn vướng mắc, hãy nêu nội dung và đặt câu hỏi để luật sư giải đáp.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:52:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Không có gì. Chúc bạn thành công!
    Chào bạn!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 11:43:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn Thuhoagiay!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của của bạn như sau:

    Pháp luật không quy định là khi hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở thì phải mời chính quyền hoặc cơ quan chuyên môn đến để xác định mốc giới (trừ trường hợp có tranh chấp). Do vậy, bạn chỉ cần thống nhất với các hộ liền kề về mốc giới và diện tích đất của gia đình bạn là được.

    Trong trường hợp họ có tranh chấp về mốc giới, diện tích thì bạn có thể nhờ một người trung gian đứng ra đo đạc và xác định mốc giới cho khách quan hoặc mời cán bộ địa chính xã phường đến đo đạc cụ thể hoặc mời công ty đo đạc về đo diện tích và xác định vị trí trên thực địa cho các bên. Thực tế có nhiều trường hợp diện tích đất thì đủ nhưng tọa độ thì không đúng, đến khi đo vẽ bằng phương tiện kỹ thuật chuyên môn thì mới phát hiện ra là các gia đình đó sử dụng đất đúng diên tích nhưng sai vị trí (nhà này lấn nhà khác, nhà thừa đất và nhà thiếu đất có thể không cạnh nhau). Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp diện tích đất trong GCN QSD đất và trên thực địa vênh nhau, thậm chí hình thể thửa đất giữa giấy tờ và thực tế cũng khác nhau (do có sai sót trong quá trình cấp GCN mà không được chỉnh lý kịp thời)…

    Do vậy cách tốt nhất là các bên phải tự thỏa thuận với nhau để xác định mốc giới và điện tích đất (pháp luật cũng khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự). Trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh  thì các bên mới phải nhờ đến trung gian, hòa giải hoặc chính quyền can thiệp.

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:18:00 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Tôi rất hiểu và thông cảm với những bức xúc của gia đình bạn, tôi xin trả lời bạn như sau:
            1. Việc Thông cáo đề ngày 29/11/2011 nhưng đến ngày 05/12/2011 mới đến tay gia đình bạn là do có sự chậm trễ trong việc chuyển giao văn bản của cán bộ Ủy ban. Tuy nhiên, lỗi đó cũng là nhỏ, có thể bỏ qua được. Văn bản đó chỉ có giá trị pháp lý đối với gia đình bạn kể từ thời điểm gia đình bạn nhận được văn bản;
            2. Có thể có nhiều nguồn thông tin về một sự việc nhưng thông tin bằng văn bản theo đúng thủ tục hành chính mới có giá trị pháp lý, còn trả lời bằng miệng thì khó mà "tin" được. Thực tế pháp luật không quy định tranh chấp đất đai phải hòa giải bao nhiêu lần thì mới được khởi kiện (Điều 135 Luật đất đai) do vậy, chỉ cần hòa giải một lần không thành hoặc các bên không đến hòa giải theo giấy triệu tập của UBND cấp xã là vụ việc có thể chuyển đến Tòa án để giải quyết theo thẩm quyền (Điều 136 Luật đất đai). Trong vụ việc của bạn mới chỉ giải quyết theo thủ tục hành chính. Do vậy, nếu thấy việc giải quyết, hướng dẫn, hòa giải của UBND các cấp không thỏa đáng thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự để Tòa án giải quyết mà không cần phải chờ thêm một buổi hòa giải nào khác.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:04:15 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
           1. Cả hai cách mà bạn nêu trên (chuyển nhượng, tặng cho) đều là định đoạt tài sản và sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho bạn và chứa đựng mầm mống mâu thuẫn. Sau khi thủ tục hoàn tất thì bạn mất quyền sở hữu tài sản đó. Nếu mẹ vợ bạn chết thì 1/2 tài sản đó sẽ thuộc về các thừa kế của mẹ vợ bạn chứ bạn cũng không có quyền thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp mẹ bạn viết di chúc cho bạn);
          2. Tôi cũng rất thông cảm với bạn là các cụ già thường hay "lo xa" và "cả nghĩ." Tuy nhiên, trong tình huống của bạn thì bạn chỉ nên chọn một trong hai cách là viết giấy nhận nợ hoặc lập biên bản thỏa thuận về tài sản để "cụ già" giữ làm tin (kèm theo Sổ đỏ đưa cho "cụ"). Còn việc sang tên thì bạn phải cân nhắc cho kỹ kẻo lại làm sự việc thêm phức tạp và càng tăng thêm mâu thuẫn. Tôi cũng đã gặp những tình huống như của gia đình bạn và tôi luôn hướng dẫn khách hàng chọn một trong hai cách xử lý đó.
          Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 11:53:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn vantcqt!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1.  Đối với tài sản:

    * Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc chia tài sản khi ly hôn như sau: "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

           Như vậy, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc phân chia tài sản. Nếu các bên không thể thỏa thuận được với nhau và có yêu cầu thì Tòa án mới giải quyết theo quy định tại Khoản 2, Điều 95 LHN&GĐ.

      * Về phương thức phân chia tài sản thì vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền tự thỏa thuận bằng nhiều cách:

    -                      Một bên nhận toàn bộ tài sản là hiện vật và thanh toán giá trị bằng tiền cho bên kia;

    -                      Mỗi bên nhận một số lượng hiện vật nhất định, hiện vật bên nào giá trị nhiều hơn thì thanh toán phần chênh lệch cho bên kia để đảm bảo công bằng theo kiểu “chia đều”;

    -                      Bán tất cả tài sản và chia bằng tiền theo tỷ lệ công sức hoặc chia đôi bằng nhau

    -                      Một bên không nhận gì và cho bên kia toàn bộ tài sản (thực tế có xảy ra trường hợp như vậy)…

    Có thể còn nhiều cách khác mà các bên có thể tự thỏa thuận miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền định đoạt tài sản và phù hợp với quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản (đối với những loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu).

           Nếu các bên không thể thỏa thuận được phương thức phân chia và giá trị tài sản chung và có yêu cầu thì Tòa án mới phải giải quyết, khi đó tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết như đã nói ở trên.

    2. Đối với con cái:

    - Nếu tài sản trong gia đình có sự đóng góp công sức của con trong việc duy trì bảo quản, phát triển tài sản thì phải chia một phần tài sản cho con căn cứ trên công sức đóng góp cụ thể. Nếu các con còn nhỏ, chỉ ăn học, tiêu tốn... mà không có công sức đóng góp, tạo lập tàn sản chung của bố mẹ thì con không được chia tài sản.

    - Về nguyên tắc cấp dưỡng thì sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế học hành, sinh hoạt của con ở địa phương đó, dựa vào mức sống bình quân ở địa phương và khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng thì Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. Nếu các bên thỏa thuận với nhau được về việc cấp dưỡng thì Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó.

  • Xem thêm     
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 01:01:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn thutrang68!
    Bạn có thể chọn 1 trong 2 giải pháp sau:
    1. Bạn có thể xin cấp lại GCN QSD đất (với lý do rách, hỏng mất, đổi mẫu giấy..) đồng thời đính chính lại thông tin về nơi cư trú trong GCN;
    2. Bạn có thể giữ nguyên GCN QSD đất đó, khi chuyển nhượng cần có thêm một giấy xác nhận của công an huyện về việc thay đổi hộ khẩu để bổ sung vào hồ sơ sang tên là xong.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 12:56:09 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nội dung câu hỏi của bạn, Luật sư Đặng Văn Cường trả lời như sau:
             Quyền sử dụng đất là của vợ chồng bạn, ngôi nhà do vợ chồng bạn xây và mẹ vợ bạn có góp một phần tiền để xây ngôi nhà trên. Do vậy,  về lý thì Quyền sử dụng đất là tài sản của vợ chồng bạn nhưng ngôi nhà là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của mẹ vợ bạn và vợ chồng bạn: Nếu vợ chồng bạn ly hôn hoặc có tranh chấp về quyền sở hữu nhà thì giá trị ngôi nhà đó có thể được chia ra và trả lại một phần cho mẹ vợ bạn.
             Tuy nhiên, đến nay nhà đất đó đã được cấp GCN QSD đất và QSH nhà ở đứng tên vợ chồng bạn nên "không ai" lại đưa thêm tên mẹ vợ bạn vào GCN QSH nhà ở cho "phức tạp". Thực tế cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng không thực hiện việc đính chính lại Giấy chứng nhận theo yêu cầu của gia đình bạn.
             Nếu mẹ vợ bạn thấy "không yên tâm" khi để vợ chồng bạn đứng tên thì bạn có thể lựa chọn hai giải pháp sau:
    1. Viết giấy nhận nợ đối với khoản tiền mẹ vợ bạn đã góp và có phương hướng trả nợ cho dứt điểm, rõ ràng, tách bạch;
    2. Lập biên bản thỏa thuận ngôi nhà đó là tài sản chung có công chứng hoặc chứng thực chữ ký của các bên để mẹ bạn cầm làm tin phòng khi "bất trắc";
    3. Bạn cũng có thể lập biên bản thỏa thuận tài sản chung đối với ngôi nhà đó, công chứng biên bản thỏa thuận và tiến hành thủ tục ghi thêm tên mẹ vợ bạn vào GCN với tư cách là đồng sở hữu nhà. Làm như vậy cũng không trái luật nhưng ít khi được cơ quan TN&MT thực hiện thủ tục sang tên. Do vậy, bạn nên chọn giải pháp 1 hoặc giải pháp 2.
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 09:28:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
          Theo luật thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm tối đa không quá 6 tháng (Điều 179 BLTTDS). Tuy nhiên ở nước ta hiện nay những vụ án tranh chấp dân sự kéo dài 5, 6 năm không phải là ít (do đương sự không chịu "hiểu luật" hoặc người tiến hành tố tụng không muốn áp dụng luật...)...
          Do vậy, cái BỨC XÚC của bạn cũng dễ hiểu đối với thời kỳ "quá độ" ở nước ta hiện nay. Vấn đề của bạn là phải chỉ ra cái BỨC XÚC cụ thể để luật sư có thể tháo gỡ giúp bạn. 
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 10:02:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn o_nguyenthanh!
            Nội dung vụ việc như bạn trình bày thì rõ ràng Tòa án đã không khách quan và vi phạm tố tụng. Bạn có quyền kháng cáo và Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết lại vụ án. Nếu tòa án cấp sơ thẩm đã đo vẽ hiện trạng nhà đất tranh chấp không đúng thì bạn có thể yêu cầu Tòa án phúc thẩm đến xem xét thẩm định tại chỗ để tìm ra sự thật khách quan.
            Bạn cũng có thể thuê một công ty đo đạc có tư cách pháp nhân, có chức năng đo vẽ sơ đồ kỹ thuật thửa đất để đến hiện trạng đo vẽ lại toàn bộ hai thửa đất đó. Sơ đồ kỹ thuật thửa đất này sẽ khách quan và chính xác hơn là bản vẽ do cán bộ địa chính đo vẽ ở cấp sơ thẩm.
            Sau khi có kết quả đo vẽ, kiểm tra lại hiện trạng nhà đất, Tòa án phúc thẩm sẽ đối chiếu với các giấy tờ sở hữu để biết ai lấn chiếm của ai và giải quyết vụ án đúng pháp luật để trả lại sự công bằng cho gia đình bạn.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 09:40:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Về nguyên tắc bạn chỉ được xây dựng trong phạm vi diện tích đất đã được cấp GCN QSD đất. Phần diện tích ngoài giấy chứng nhận là thuộc quy hoạch hành lang an toàn giao thông và có thể là rãnh thoát nước... Do vậy, bạn muốn được xây dựng diện tích ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn phải kiểm tra lại quy hoạch khu vực đó xem đã có thay đổi gì không? Trước đây phần diện tích ngoài sổ đó do "vướng" quy hoạch nên không được cấp GCN. Bạn cần liên hệ với cán bộ địa chính phường hoặc phòng tài nguyên và môi trường để tìm hiểu thêm thông tin về quy hoạch. Nếu nay quy hoạch sử dụng đất có điều chỉnh thay đổi, phần diện tích đất đó đủ điều kiện được công nhận quyển sử dụng đất thì gia đình bạn mới có thể được "hợp thức hóa" và mới được phép xây dựng.
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 09:19:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             Khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 26/7/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp có quy định như sau:
            "Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định như sau:
     Đất trồng cây lâu năm:

    a) Không quá hai mươi (20) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

    b) Không quá năm mươi (50) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.".
            Do vậy, nếu xã, phường, thị trấn nơi bạn nhận chuyển nhượng là thuộc trung du, miền núi thì bạn mới có thể nhận chuyển nhượng thêm 30ha nữa (tổng diện tích không quá 50ha). Còn nếu địa bàn đó thuộc xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì bạn không được nhận chuyển nhượng thêm 30ha nữa (hạn mức nhận chuyển nhượng không quá 20ha).
            Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 26/7/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp để biết thêm chi tiết (Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007).

  • Xem thêm     

    05/12/2011, 12:55:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn boycodon1025 !
             Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn chưa hoàn tất do hồ sơ chưa hợp lệ do vậy bạn phải thực hiện lại thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận mà có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
             Ý bạn muốn hỏi về việc giấy tờ sai sót thì bạn có vi phạm pháp luật không?
             Bạn thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này chỉ với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Do vậy cá nhân bạn chỉ phải chịu trách nhiệm nếu bạn thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền. Nếu bạn chỉ thực hiện nội dung ghi trong giấy ủy quyền thì người ủy quyền cho bạn phải chịu trách nhiệm đối với những việc bạn đã thực hiện theo nội dung ủy quyền.
            Việc khai nhận di sản không đúng pháp luật nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa gây hậu quả gì nghiêm trọng. Do vậy, nếu bạn hoặc người ủy quyền cho bạn có gian dối trong việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế  (không khai hết các thừa kế) nhưng chưa gây thiệt hại đến các thừa kế khác ... nên chưa đến mức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
           
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 11:57:55 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư đã trả lời
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 11:57:34 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Để thực hiên thủ tục khiếu nại đúng pháp luật và đạt hiệu quả, bạn cần cung cấp đầy đủ hồ sơ để Luật sư nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý cho bạn.