Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    07/11/2011, 09:52:10 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
            1. Gia đình bạn cần xem lại Hợp đồng chuyển nhượng và thủ tục chuyển nhượng QSD đất năm 1992 với diện tích 6259m2 đất đó: Nếu hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp và thủ tục chuyển nhượng đã thực hiện đúng quy định của pháp luật thì UBND huyện không thể thu hồi GCN QSD đất của gia đình bạn (Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật đất đai). Nếu UBND huyện thu hồi GCN QSD đất của gia đình bạn trái pháp luật thì gia đình bạn có quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính;
             2. Thủ tục khiếu nại, khởi kiện như sau:
    a. Thủ tục khiếu nại:
    - Gia đình bạn cần làm đơn khiếu nại quyết định thu hồi GCN QSD đất đó trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi GCN QSD đất đó (Điều 31, luật KN, TC) gửi tới Chủ tịch UBND huyện; Gia đình bạn cần gửi các chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để người có thẩm quyền xem xét;
    - Trong thời hạn 30 ngày (vụ việc phức tạp thì 45 ngày) Chủ tịch UBDN huyện phải có trách nhiệm giải quyết. Nếu Chủ tịch UBND huyện không giải quyết hoặc có giải quyết nhưng bạn thấy không thỏa đáng thì bạn có quyền khiếu nại tiếp theo đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh để giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án hành chính;
    - Trong trường hợp bạn khiếu nại lần hai mà trong thời hạn 45 ngày (Vụ việc phức tạp thì 60 ngày) mà Chủ tịch UBND tỉnh không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì trong thời hạn 1 năm bạn có quyền khởi kiện để Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính.
    b. Thủ tục khởi kiên;
    - Bạn có thể khiếu nại trước khi khởi kiện hoặc khởi kiện luôn một vụ án hành chính mà không cần phải khiếu nại (Quy định mới của Luật tố tụng hành chính 201);
    - Bạn cần làm đơn khởi kiện nêu rõ đối tượng khởi kiện, người bị kiện và yêu cầu khởi kiện gửi đến TAND cấp huyện để được giải quyết. Bạn nhớ gửi các chứng cứ kèm theo đơn kiện.
    - Nếu Tòa án huyện giải quyết không thỏa đáng thì bạn có quyền kháng cáo để TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bạn có thể xem thêm Luật tố tụng hành chính năm 2011 để được biết thêm chi tiết.
  • Xem thêm     

    05/11/2011, 09:55:31 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           1. Việc xác định quan hệ pháp luật dân sự hay quan hệ pháp luật hình sự nhiều khi  không đơn giản, kể cả với các "chuyên gia" về pháp luật. Trong thực tiễn ranh giới giữa quan hệ  pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hình sự (tội phạm) rất mong manh và không dễ phân biệt.
           Trong vụ việc của bạn, về mặt lý thuyết thì có thể cấu thành tội phạm nhưng thực tế thì ít trường hợp bị khởi tố: Nếu bạn giả mạo chữ ký của mẹ bạn để sang tên nhà đất
    rồi thế chấp Ngân hàng để vay tiền hoặc bán lại cho người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi đó của bạn là phạm tội. Nếu bạn giả mạo chữ ký để sang tên căn nhà đó nhưng ngôi nhà từ trước tới nay vẫn do bạn sử dụng hoặc vẫn do mẹ bạn đang sử dụng thì chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự.
            Việc giả mạo chữ ký để sang tên nhà đất xảy ra không ít nhưng không phải trường hợp nào cũng phạm tội (bạn có thể trình bày nội dụng cụ thể hơn để Ls tư vấn chính xác cho bạn).
          2. Nếu mẹ bạn gửi đơn ra Tòa án thì Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho do giả mạo chữ ký thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau khi xem xét Tòa án sẽ trưng cầu giám định chữ ký trong văn bản tặng cho đó. Nếu Kết luận giám định là chữ ký không phải do mẹ bạn ký thì Tòa án sẽ xác định hợp đồng vô hiệu và kiến nghị UBDN hủy GCN của bạn và buộc bạn phải trả lại nhà đất đó cho mẹ bạn. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có lỗi làm cho HĐ vô hiệu và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho mẹ bạn và những người có liên quan.
  • Xem thêm     

    04/11/2011, 08:14:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn"
            Nếu thửa đất của gia đình bạn được ghi trong hồ sơ địa chính là đất ở từ sau ngày 15/10/1993 thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 15, Nghị định 84/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    "Điều 15. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này, nay Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt hoặc chưa có quy hoạch được xét duyệt tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở thực tế ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP;

    b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có công trình xây dựng (không phải là nhà ở) thì phải xác định diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng. Người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP; giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cùng loại;

    c) Đối với phần diện tích đất được xác định là đất nông nghiệp thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này".

    Khoản 3, Điều 8, Nghị định 198/2004/NĐ-CP quy định: "3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở do tổ chức sử dụng đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê đất, tự chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở và đã phân phối đất ở đó cho cán bộ, công nhân viên của tổ chức trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, cụ thể như sau:
    a) Thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở; quy định này chỉ được thực hiện một lần đối với hộ gia đình, cá nhân; lần giao đất sau thu 100% tiền sử dụng đất;
    b) Thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức giao đất ở."

    Như vậy, nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 Nghị định 84 thì diện tích  đất trong hạn mức, gia đình bạn phải nộp 50% tiền sử dụng đất, ngoài hạn mức thì nôp 100% tiền sử dụng đất. Bạn cần kiểm tra lại hồ sơ địa chính xem trong bản đồ và sổ mục kê qua các thời kỳ thể hiện nguồn gốc thế nào. Bạn lưu ý là pháp luật không quy định nộp TIỀN SỬ DỤNG NHÀ mà chỉ quy định nộp TIỀN SỬ DỤNG ĐÂT khi cấp giấy chứng nhận QSD đất hoặc giao đất. Do vậy, thời điểm xây nhà của gia đình bạn có thể chỉ liên quan đến loại đất (đất ở) khi cấp GCN QSD đất.

  • Xem thêm     

    03/11/2011, 09:08:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Sử dụng ổn định là "Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định. Nếu từ 1975 đến 1996 trong sổ mục kê ghi là đất ao, từ năm 1996 đến nay ghi là đất ở thì việc sử dụng liên tục vào mục đích đất ở chỉ được tính từ năm 1996 đến nay. Trong trường hợp này bạn phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp GCN.
            Nếu thực tế sử dụng đất là làm nhà ở nhưng không có giấy tờ gì chứng minh là đã được phép chuyển sang đất ở, hồ sơ địa chính vẫn là đất ao thì gia đình bạn chỉ được cấp GCN là đất nông nghiệp (đất ao). Nếu gia đình bạn được cấp GCN là đất ở (cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo hiện trạng phù hợp với quy hoạch) thì gia đình bạn phải nộp tiền sử dụng đất theo giá chênh lệnh giữa đất ở và đất nông nghiệp... Bạn có thể tìm hiểu thêm các quy định tại Thông tư 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ tài chính về việc thu tiền sử dụng đất và Quyết định của UBND thành phố HCM quy định về việc cấp GCN QSD đất trên địa bàn thành phố để biết thêm chi tiết.

  • Xem thêm     

    03/11/2011, 08:48:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Theo quy định của pháp luật thì: Khi cấp GCN QSD đất và QSHNO, người được cấp GCN có phải đóng tiền sử dụng đất hay không? đóng bao nhiêu căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất (đất sử dụng từ khi nào) chứ không căn cứ vào nguồn gốc ngôi nhà.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 09:04:59 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Với thông tin mà bạn đưa ra thì trường hợp của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 50 Luật đất đai nên khi cấp GCN bạn sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất. Đối với nhà ở thì có thể bạn chỉ phải nộp tiền phí trước bạ. Số tiền không đáng kể đâu.
    Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:16:14 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Đó cũng là một kinh nghiệm thực tiễn, bạn nên tham khảo cho tình huống của bạn.
    Chúc bạn thành công.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 08:14:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng!
    Cảm ơn bạn!
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 07:58:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Cảm ơn bạn đã quá khen! Rất vui vì nội dung tư vấn của tôi đã tháo gỡ được vướng mắc cho bạn!
    Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy đặt câu hỏi để các Luật sư tư vấn miễn phí cho bạn.
  • Xem thêm     

    02/11/2011, 01:02:52 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1.                        Nội dung bạn trình bày chỉ là “thực tế sử dụng đất”. Nếu “thực tế” đó được thể hiện trong hồ sơ địa chính (bản sồ, sổ mục kê hoặc sổ dã ngoại…) thì mới chứng minh được quá trình sử dụng đất “ổn định, liên tục, công khai” trước 15/10/1993. Do vậy bạn cần kiểm tra lại hồ sơ địa chính tại UBND xã xem các thời kỳ bản đồ thể hiện tên người sử dụng đất như thế nào? Loại đất đã thay đổi chưa (đất ao hay đất ở?).

    2.                        Bạn cũng cần xem lại Giấy tờ mua bán đất năm 1996 và giấy bán nhà đất năm 1999 có đủ chữ ký của các chủ sở hữu tài sản không? Nội dung có rõ ràng không?

    3.                        Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ để xem trường hợp của gia đình bạn có được xem là “sử dụng ổn định” theo khoản 4 Điều 50 hay không:

    “Điều 3. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai

    1. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

    a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận;

    b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    2. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào  ngày tháng năm sử dụng và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

    a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

    b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

    c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

    d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất;

    đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

    e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất;

    g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

    4. Nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai thì gia đình bạn được cấp GCN QSD đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

  • Xem thêm     

    02/11/2011, 12:49:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1.                      Việc “làm sổ hợp thức hóa nhà đứng tên Bà Ngoại tôi” mà bạn nói chỉ là thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất (thay tên người đại diện hộ gia đình) chứ không phải thủ tục sang tên, thừa kế.

    2.                      Để định đoạt được nhà đất đó thì gia đình bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 50 Luật công chứng.

    Gia đình bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy GCN QSD đất; Giấy chứng tử của ông ngoại bạn; Giấy chứng tử của bố mẹ ông ngoại bạn; Giấy khai sinh của ông ngoại bạn (để chứng minh bố mẹ của ông ngoại bạn đã chết); Giấy xác nhận hôn nhân của bà ngoại bạn; Giấy khai sinh của các con ông ngoại bạn; Chứng minh thư, hộ khẩu của các thừa kế; Giấy chứng tử của người con thứ 4 của ông ngoại bạn; Giấy khai sinh của con người con thứ tư; Giấy đăng ký kết hôn của người con thứ tư; CMND + Hộ khẩu của các thừa kế của người con thứ 4.  

    Thủ tục được thực hiện tại phòng công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất. Văn bản khai nhận thừa kế được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn 30 ngày. Nếu không có tranh chấp gì thì các thừa kế của ông ngoại và bà ngoại bạn có quyền ký hợp  đồng để bán nhà đất đó.

    3.                      Người con thứ 4 chết thì hàng thừa kế thứ nhất (vợ, con của chú ấy và bà ngoại bạn) được thay mặt chú ấy thực hiện quyền thừa kế đối với di sản của ông ngoại bạn (ký giấy tờ).

  • Xem thêm     

    01/11/2011, 11:35:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Điều bạn thắc mắc rất có căn cứ. Nếu theo các quy định tại Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Nghị quyết 02/1990/NQ-HĐTP; Nghị quyết 58/1998/NQ-NQUBTVQH10 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất đối với trường hợp chết trước ngày 10/9/1990, tính đến ngày 10/9/2000 là hết thời hiệu khởi kiện; Đối với di sản là nhà ở thì theo Nghị quyết 58, thời gian từ 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu thừa kế nên được kéo dài thời hiệu thêm 2 năm 6 tháng nữa. Như vậy là đến ngày 10/3/2003 sẽ hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản là nhà ở mà người để lại di sản chết trước ngày 10/9/1990.
           Tuy nhiên cái mốc ngày 30/12/2003 là tôi tính theo một quan điểm của Tòa dân sự TAND tối cao được đề cập trong Hội nghị triển khai công tác của ngành TAND năm 2010 (trang 49). Ở hội nghị này, các Tòa án địa phương đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất (có 3 quan điểm căn cứ vào các quy định về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003). Thực tiễn xét xử ở các địa phương cũng có một số trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện khác nhau (do các quy định của Luật đất đai). Có địa phương còn kiến nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện quyền sử dụng đất được tính từ mốc 15/10/1993 do lý giải là trước đó luật chưa quy định về thừa kế về QSD đất nên đó là trở ngại khách quan... Sau hội nghị đó, các Tòa án địa phương cũng đang chờ đợi một văn bản chính thức của TAND tối cao để thống nhất áp dụng thời hiệu khởi kiện thừa kế về QSD đất.
           Hiện nay, quan điểm lấy hai mốc là ngày 10/9/2000 (đối với đất) và ngày 10/3/2003 (đối với nhà)  để tính thời điểm hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với trường hợp mở thừa kế trước ngàyl10/9/1990 là quan điểm rộng rãi nhất, nó phù hợp với các văn bản pháp luật đang có hiệu lực pháp luật. Cá nhân tôi cũng có quan điểm nên lấy hai mốc này cho đến khi pháp luật có quy định khác.
  • Xem thêm     

    01/11/2011, 10:32:42 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
               1. Để giải quyết nhanh chóng sự việc trên, gia đình bạn cần có đơn trình bày sự việc và yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng sai phép gửi tới UBDN phường và Thanh tra xây dựng của Quận để can thiệp kịp thời. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công, nếu chủ đầu tư không chấp hành thì sẽ bị đình chỉ thi công và buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Sau đó nếu chủ đầu tư không tháo dỡ thì sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ. Bạn có thể xem thêm các quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị để vận dụng.
               2. Ngoài ra hành vi lấn chiếm không gian trên đối với gia đình bạn còn là vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn nên bạn có quyền khởi kiện một vụ án dân sự để buộc gia đình trên phải tháo dỡ phần diện tích xây dựng trái phép và bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với gia đình bạn.
  • Xem thêm     

    01/11/2011, 10:02:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
                1. Khi Cơ quan Thi hành án tiến hành thủ tục kê biên, phát mại tài sản thế chấp thì gia đình bạn không thuộc trường hợp được ưu tiên mua nhà theo quy định của pháp luật (chỉ có những hộ đang thuê nhà hoặc đồng sở hữu). Tuy nhiên, thực tế thì các gia đình như gia đình bạn sẽ được ưu tiên mua tài sản đó.
                2. Trong vụ việc này Ngân hàng cũng có thiếu sót, nhưng thiếu sót đó không làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại với các gia đình mua bán viết tay đó.
                3. Chỉ với thông tin mà bạn đưa ra thì việc làm của chủ đất chưa có dấu hiệu tội phạm, trừ trường hợp người đó bỏ trốn hoặc cơ quan tố tụng chứng minh được là người đó có sự gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của các gia đình mua đất. Việc xác định tội phạm còn phụ thuộc vào thái độ và hành vi tiếp theo của người bán nhà đất.
               4. Trong trường hợp này, gia đình bạn nên khởi kiện để yêu cầu bên bán nhà bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu. Bên bán có lỗi 100% và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho các gia đình (số tiền chênh lệch do giá đất tăng lên và tiền tôn tạo làm tăng giá trị đất...).
  • Xem thêm     

    01/11/2011, 09:49:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Không có gì, chào bạn!
  • Xem thêm     

    01/11/2011, 09:48:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
     Điều 25, Quyết định 68/2010/QĐ-UBND quy định như sau:
    1. Đối với công trình đã được cấp giấy phép xây dựng theo quy định ban hành kèm theo các Quyết định số 217/2004/QĐ-UB ngày 17 tháng 9 năm 2004, Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2006 và Quyết định này: Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo Mẫu số 7 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này).
    2. Đối với công trình đã được cấp giấy phép khởi công xây dựng theo Quyết định số 204/QĐ-UB ngày 24 tháng 6 năm 1991, Giấy phép xây dựng theo Quyết định số 1328/QĐ-UB-QLĐT ngày 06 tháng 9 năm 1993, Quyết định số 3217/QĐ-UB-QLĐT ngày 26 tháng 6 năm 1997 và Quyết định số 58/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố mà chưa được cơ quan có thẩm quyền trao giấy phép xây dựng chính thức (bước 2) hoặc cấp biên bản kiểm tra công trình hoàn thành: Chủ đầu tư phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân hoặc nhà thầu xây dựng để xác lập bản vẽ cùng biên bản nghiệm thu theo hiện trạng công trình (theo Mẫu số 8 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này).
              Như vậy, trong trường hợp trên, công trình của bạn đó đã xây dựng được 3 năm nay (trước năm 2010) nên chỉ cần lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình theo Mẫu số 7 chứ không cần phải lập Biên bản hoàn công.
  • Xem thêm     

    01/11/2011, 02:15:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                      Việc tranh cãi bức tường của nhà ai sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa nếu bức tường đó được “mọc lên” trên phần đất của nhà hàng xóm. Nếu khi đo đạc lại diện tích đất đang sử dụng của hai nhà và so với hai GCN QSD đất mà bức tường đó thuộc phần đất của nhà hàng xóm thì họ có quyền sử dụng bức tường đó. Nếu gia đình bạn có chứng cứ chứng minh là gia đình bạn đã bỏ tiền của, công sức xây dựng bức tường thì mới có thể được hàng xóm thanh toán phần giá trị xây dựng.

    2.                      Việc giải quyết vụ việc đó nhanh nhất thì chỉ có con đường hòa giải (nếu mỗi bên chịu nhượng bộ một chút). Nếu phải để Tòa án giải quyết bằng bản án thì vụ việc có thể kéo dài cả năm trời mới xong.

    3.                      Trong trường hợp này, UBND phường chỉ có thẩm quyền hòa giải chứ không có quyền buộc gia đình hàng xóm tháo dỡ hàng rào đó (trừ trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công cộng…). Nếu bạn không thể hòa giải được thì có thể khởi kiện để Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    4.                      Khi vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm thì gia đình bạn không có quyền tự ý dỡ bỏ hàng rào đó. Việc tự ý dỡ bỏ có thể dẫn đến xung đột căng thẳng giữa hai gia đình.

    Tóm lại: Gia đình bạn chỉ có thể bảo toàn, duy trì được bức tường đó nếu bức tường được gia đình bạn xây dựng trên diện tích đất nằm trong GCN QSD đất của gia đình bạn. Do vậy bạn cần xem lại diện tích đất thực tế sử dụng so với GCN QSD đất của hai nhà đồng thời thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh việc xây dựng bức tường đó là do gia đình bạn thực hiện.

  • Xem thêm     

    01/11/2011, 12:51:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
             1. Theo nội dung thông tin bạn đưa ra thì thửa đất đó là đất khai hoang, gia đình bạn đã sử dụng ổn định, liên tục từ trước ngày 15/10/1993 (ngày luật đất đai năm 1993 có hiệu lực). Do vậy, nếu đến nay thửa đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và không có tranh chấp thì gia định bạn  thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai và có thể được công nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ thửa đất đó mà không phải nộp tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất sẽ căn cứ vào loại đất (Điều 13 Luật đất đai) thể hiện trong hồ sơ địa chính hoặc căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất.
             2. Nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 50 Luật đất đai và không đủ điều kiện để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp GCN lần đầu). Đồng thời thửa đất đó đang được Nhà nước quản lý thì bạn có thể lựa chọn hình thức xin được giao đất (có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất) hoặc thuê đất thời hạn 50 năm (trả tiền 1 lần hoặc trả tiền hàng năm) theo quy định của pháp luật.
            3. Bạn có thể tham khảo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 122 Luật đất đai như sau:

    "Điều 122. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất 

    1. Việc nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất được quy định như sau:

    a) Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

    Hộ gia đình, cá nhân xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất;

    b) Hồ sơ xin giao đất, thuê đất gồm đơn xin giao đất, thuê đất; dự án đầu tư của tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có dự án đầu tư và bản sao giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư có chứng nhận của công chứng nhà nước.

    2. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đã được giải phóng mặt bằng được quy định như sau:

    a) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất;

    b) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất.

    3. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng được quy định như sau:

    a) Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc giới thiệu địa điểm; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất;

    b) Căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;

    c) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng và người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất.".


  • Xem thêm     

    01/11/2011, 12:35:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
                1. Bạn dùng thuật ngữ pháp luật chưa chính xác: Chỉ có UBND xã chứ không có "ủy ban thôn". Thôn, buôn, sóc, bản, mường... không phải là một cấp hành chính.
                2. Việc đòi đất của nội bạn phải có chứng cứ thì mới đòi được. Bạn cần trình bày thêm là nguồn gốc thửa đất đó thế nào? Trước khi giao cho chính quyền địa phương sử dụng thì nội bạn đã sử dụng được bao lâu? Có giấy tờ gì không? Trên hồ sơ địa chính qua các thời kỳ thể hiện tên chủ sử dụng đất thế nào?...
                3. Bạn cần kiểm tra lại xem thửa đất đó của ông nội bạn có bị Nhà nước quản lý khi thực hiện chính sách đất đai trước đây hay không?
               Tóm lại: Nội bạn chỉ có thể đòi lại được đất nếu có chứng cứ (văn bản, giấy tờ) chứng minh thửa đất đó là của nội bạn trước khi cho chính quyền địa phương mượn và thửa đất đó chưa bị Nhà nước quản lý trong thời kỳ cải tạo nhà đất trước đây. Bạn cần cung cấp thêm thông tin để các Luật sư tư vấn cho bạn!
  • Xem thêm     

    31/10/2011, 10:57:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Hoàn công là thủ tục để chứng minh công trình đã hoàn thành việc xây dựng và có thể đưa vào sử dụng. Việc hoàn công cũng là một căn cứ để được cấp GCN QSH nhà ở. 
             Ở TP HCM thì thủ tục hoàn công đã được bãi bỏ từ ngày 01/10/2004 trên cơ sở Quyết định số 217/2004/QĐ-UBND về cấp phép xây dựng của UBND thành phố HCM. Do vậy, bạn có thể căn cứ vào giấy phép xây dựng và biên bản nghiệm thu công trình ký trực tiếp với chủ đầu tư là đủ điều kiện xin cấp GCN QSH nhà mà không cần phải thực hiện thủ tục hoàn công có xác nhận của cán bộ QLĐT như trước đây nữa.