Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 09:06:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Nếu Tòa án xét xử không đúng pháp luật dẫn đến bản án bị hủy để giải quyết lại gây thiệt hại cho bạn thì bạn có thể yêu cầu tòa án có bản án bị hủy phải bồi thường cho bạn theo Luật bồi thường Nhà nước. Số tiền lãi tăng lên do thời gian vụ án giải quyết lại cũng là thiệt hại của đương sự...

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:47:52 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


       Chào bạn!
             Theo quy định pháp luật thì người lái xe có thể bị xử lý hình sự, còn chủ xe phải bồi thường thiệt hại cho bố bạn.

    I. Trách nhiệm hình sự:

    Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự và Nghị quyết hướng dẫn của TAND tối cao sau dây:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
    toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
    trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
    đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
    tháng đến năm năm.


    Người điều khiển phương tiện giao thông đường
    bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt
    hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho
    sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải
    chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:


    a. Làm chết một người;
     

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

     

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương
    tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người
    này từ 41% đến 100%;

     

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương
    tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi
    triệu đồng
    đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những
    người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba
    mươi triệu đồng đến dưới năm mươi
    triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
    đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các
    trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu
    hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích
    thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm
    hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm
    vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu
    quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là
    "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo
    điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;


    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ
    thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
    đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
    lăm năm.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau
    đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình
    sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;


    b.. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các
    trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ
    thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ
    thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được
    hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về
    tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu
    quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải
    tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
    việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

                    II. Trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) được pháp luật quy định như sau:

    1. Điều 623BLDS năm 2005 quy định:

    "Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do
     

    nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
    phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp
    đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và
    các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải
    tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm
    cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
    phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã
    giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ
    trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
    giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi
    không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
    cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp
    bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định
    khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm
    cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng
    nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
    giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn
    nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường
    thiệt hại.".

    Mục 1, Phần II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

    "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

    Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức
    năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện
    đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các
    thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm,
    mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí;
    tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị
    thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho
    người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt
    giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay
    thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt
    hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu
    trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do
    sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ
    bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất
    hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định
    từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào
    mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ
    nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị
    thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng
    tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy
    mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả
    các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác
    định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực
    tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập
    trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản
    thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và
    chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b
    khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
    được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong
    thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có
    được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác
    định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập
    thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực
    tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu
    nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế
    của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức
    khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức
    khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường
    hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế
    của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600
    ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị
    công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu
    nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức
    khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả
    đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không
    bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
    bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
    trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa
    phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc
    cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu
    của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
    gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền
    lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương,
    tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt
    hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu
    nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình
    của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi
    người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác
    định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm
    việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền
    công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn
    tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được
    cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định
    của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và
    do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao
    động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả
    năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng
    và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm
    khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý
    cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp
    lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp
    lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được
    tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa
    phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt
    hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.
     

                a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho
    chính người bị thiệt hại.

                b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường
    khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b
    tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh
    thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn
    cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia
    đình và cá nhân…

               c)Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại
    trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường
    khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào
    mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu
    do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường."

      

     

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:26:50 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu Quang không vay được tiền cho em bạn và không trả lại tiền thì với số tiền 4 triệu đồng là Quang có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

             Bạn có thể trình báo sự việc trên với cơ quan công an để được xem xét giải quyết. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy với số tiền không nhiều thì cơ hội lấy lại tiền của bạn sẽ không cao, trừ trường hợp có nhiều đơn thư cùng tố cáo Quang về hành vi đó.

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:17:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Tại điểm đ, khoản 2, Điều 164 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định "Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của người bị kiện".

            Như vậy, nếu trong đơn khởi kiện của bạn không ghi rõ địa chỉ của vợ bạn (bị đơn) hoặc ghi không chính xác địa chỉ thì tòa án từ chối thụ lý đơn khởi kiện là đúng pháp luật.

            Nếu bạn không xác định được nơi cư trú của vợ bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ bạn mất tích và yêu cầu đơn phương ly hôn. Nếu tòa án chấp nhận tuyên bố vợ bạn mất tích thì sẽ căn cứ vào khoản 2,  Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết cho bạn được ly hôn.

           Bạn có thể tham khảo quy định tại Chương XXIII để biết trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích.

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 03:04:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


             Theo quy định tại Điều 401 BLDS năm 2005 thì: Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

             Hiện tại, pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản (vay tiền) phải được thể hiện bằng văn bản, hoặc có công chứng... nên việc vay mượn thông qua lời nói hoặc hành vi (không có văn bản) cũng có thể là hợp pháp. Đồng thời, tin nhắn cũng là một loại "văn bản" theo quy định pháp luật (thư điện tử).

             Do vậy, về mặt lý thuyết thì bạn có thể căn cứ vào tin nhắn hoặc các thông tin khác để khởi kiện đòi nợ. Tuy nhiên, thực tế Tòa án chỉ thụ lý vụ án đòi nợ khi có giấy vay nợ bằng văn bản, có chữ ký của các bên. Để thụ lý vụ án thì Tòa án phải có "căn cứ" để thụ lý nên Tòa án thường từ chối thụ lý các vụ kiện đòi nợ không có giấy tờ hoặc giấy tờ bằng "thư điện tử".

             Để có căn cứ khởi kiện, bạn có thể gửi đơn tới công an để trình bày vụ việc đó. Nếu tại cơ quan công an họ thừa nhận khoản vay đó thì cũng là một căn cứ để bạn khởi kiện đòi nợ.

  • Xem thêm     

    14/08/2012, 02:51:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Hành vi đó theo luật hình sự không phải là "giao cấu" (quan hệ tình dục) mà được xác định là hành vi "dâm ô". BLHS cũng không đưa ra khái niệm cụ thể "trẻ em là gì" nhưng ở các điều luật cụ thể có nêu trẻ em là những người dưới 16 tuổi.

               Trong vụ việc trên, nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì em bạn có thể bị xử lý về hành vi dâm ô với trẻ em theo quy định tại Điều 116 BLHS. Nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi thì em bạn không phạm tội. Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây của BLHS:

    "Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt
    tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
    đến bảy năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều trẻ em;

    c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
    bệnh;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị
    phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
    làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    ".

  • Xem thêm     

    13/08/2012, 10:35:12 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Gia đình bạn có thể khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng vay nợ để yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng đó và bạn chỉ phải trả tiền gốc và khoản nợ theo pháp luật. Bạn cũng có thể nhờ luật sư đứng ra thương lượng với bên cho vay để chốt số tiền lãi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của các Bên.

  • Xem thêm     

    12/08/2012, 05:03:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Việc tách, nhập vụ án được Tòa án áp dụng theo quy định tại Điều 38 BLTTDS. Khi nhập vụ án thì Tòa án phải ban hành quyết định và gửi cho các đương sự và VKS cùng cấp.

           Nếu trong quá trình tố tụng nếu các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của bạn thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu bồi thường theo Luật bồi thường Nhà nước.

  • Xem thêm     

    12/08/2012, 04:57:10 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Việc chính quyền địa phương cho thuê đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân là chủ trương, chính sách riêng của địa phương.

            Việc thu hồi đất tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản pháp luật thời điểm đó. Nếu gia đình bạn thu hồi đất vào thời đểm sau 1/7/2004 thì áp dụng luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn. Nếu việc thu hồi đất được tiến hành trước 01/7/2004 thì áp dụng Luật đất đai năm 1993 và các Văn bản hướng dẫn của luật này..

           Bạn có thể tham khảo một số quy định sau đây:

    - Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
    - Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

  • Xem thêm     

    12/08/2012, 04:40:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Hai chị em bạn có thể là đồng sở hữu thửa đất đó. UBND có thẩm quyền sẽ cấp GCN QSD đất đứng tên cả hai chị em   bạn. Việc định đoạt thửa đất đó sau này phải có sự thống nhất của cả hai chị em.

  • Xem thêm     

    12/08/2012, 04:34:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


                Điều 38 BLTTDS quy định:

               "Nhập hoặc tách vụ án

    1. Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

    2. Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

    3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.".

                Do vậy, nếu 6 vụ án dân sự đó có liên quan đến nhau, việc nhập 6 vụ thành 1 vụ để giải quyết vẫn đảm bảo đúng pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của các đương sự thì Tòa án có thể nhập vụ án và thông báo cho các đương sự và VKS cùng cấp.

  • Xem thêm     

    11/08/2012, 08:36:45 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Hình phạt

    Theo thông tin bạn nêu thì bạn trai của bạn đã có hành vi phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 136 BLHS, hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 136. Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng."

                   Việc bồi thường khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 BLHS. Bị hại có đơn bãi nại, xin giảm nhẹ hình phạt cũng là một tình tiết để Tòa án xem xét...

               Nếu hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm h khoản 2, Điều 136 BLHS nêu trên thì sẽ bị xử lý theo khoản 1, Điều 136 BLHS. Theo thông tin bạn nêu thì bạn trai bạn vừa là người chủ mưu, vừa thực hành tích cực nên mức hình phạt có thể ở mức 36 -42 tháng tù giam.

    2. Án treo

            Về mặt lý thuyết: Nếu bạn trai bạn bị xử phạt từ 3 năm tù trở xuống, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, nhân thân tốt... thì có thể được hưởng án treo.

            Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy với tội Cướp giật tài sản thì rất hiếm khi được hưởng án treo với người chủ mưu hoặc người thực hành.

             Bạn có thể tham khảo quy định pháp luật sau đây:

    Điều 60. BLHS quy định về Án treo như sau:

    "1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

    5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.".

              Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2-10-2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

            "Người bị xử phạt tù chỉ được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:

    -Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì (trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo);

    - Thứ hai, có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

    - Thứ ba, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự (trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

    - Thứ tư, nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.".

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 09:52:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Bạn có thể gửi đơn tới UBND phường và cơ quan cấp phép xây dựng để yêu cầu ngừng thi công công trình xây dựng đó để chờ kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

             Bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số  23/2009/NĐ-CP về xử lý hành chính trong lĩnh vực xây dựng để biết thêm về vấn đề này.

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 09:41:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                      1.  Điều 676 BLDS năm 2005 quy định về những người được thừa kế theo pháp luật như sau:

    "Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.".

                      Như vậy, nếu chị bạn không có di chúc hợp pháp thì thửa đất trên thuộc về bố bạn và những thừa kế khác của chị bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS nêu trên (nếu có). Bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 nên không được nhận di sản theo pháp luật.

                       Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chị bạn cần tiến hành thủ tục kê khai xin cấp GCN QSD đất và có văn bản thỏa thuận về quyền thừa kế đổi với thửa đất đó.

                   2. Thửa đất đó được sử dụng vào mục đích đất ở trước 15/10/1993 nên nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (khu dân cư nông thôn hoặc khu đô thị, đất ở đô thị....) thì được cấp GCN QSD đất là đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003.

     

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 09:28:07 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu thửa đất đó là tài sản chung của ông A và bà B thì mỗi người chỉ có quyền định đoạt trong phạm vi sở hữu của mình. Nếu quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bà B thì bà B mới có quyền định đoạt toàn bộ thửa đất. Nếu là tài sản chung mà bà B tự ý định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh, góp vốn...) thì giao dịch đó bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ.

               Di chúc của bà B chỉ hơp pháp nếu phù hợp quy định tại Điều 652 BLDS năm 2005, cụ thể như sau:

    "Ðiều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 09:20:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Theo thông tin bạn nêu thì đất nông nghiệp của gia đình bạn được chính quyền chia theo Nghị định 64/CP, thời hạn sử dụng là 20 năm. Nếu từ thời điểm chia đất cho đến nay, gia đình bạn chưa chuyển quyền sử dụng đất cho người khác, chưa bị chính quyền thu hồi đất thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về gia đình bạn. Việc bạn chuyển hộ khẩu đi nơi khác  cũng không làm mất quyền sử dụng đất.

             Nay gia đình bạn có thể khởi kiện để đòi quyền sử dụng đất đối với người đang trực tiếp sử dụng diện tích đất nông nghiệp đó. Nếu người em mà gia đình bạn nhờ "trông" đất hộ đang sử dụng diện tích đất đó thì gia đình bạn có thể yêu cầu người đó trả lại đất. Nếu người đang sử dụng đất không trả lại đất cho bạn thì bạn có thể yêu cầu UBND cấp Xã nơi có đất để được hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nơi có đất để được giải quyết.

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 09:07:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu anh bạn không biết việc sử dụng xe vào mục đích đánh bạc thì anh trai bạn sẽ được nhận lại xe. Còn em nhà chú bạn sẽ bị xử lý về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS và hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 248. Tội đánh bạc

     1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

     c) Tái phạm nguy hiểm.

     3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.".

  • Xem thêm     

    10/08/2012, 08:58:48 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Với chứng cứ hiện tại thì công trình xây dựng của gia đình bạn đã lấn chiếm phần không gian phần đất của gia đinnfh bà Kim Ba nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có căn cứ để Tòa án chấp nhận.

    - Nếu việc dỡ bỏ phần công trình xây dựng đó không ảnh hưởng nhiều đến công trình xây dựng của gia đình bạn thì Tòa án sẽ buộc gia đình bạn phải dỡ bỏ phần công trình đó để trả lại không gian cho gia đình bà Kim Ba.

    - Nếu việc dỡ bỏ phần công trình xây dựng đó ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, kiến trúc của công trình thì Tòa án cũng có thể xác định phần đất có công trình lấn chiếm đó thuộc về gia đình bạn và gia đình bạn có nghĩa vụ thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho gia đình bà Kim Ba.

  • Xem thêm     

    07/08/2012, 02:24:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Nếu một phần diện tích đất trước đây không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất do có quy hoạch. Nay quy hoạch đó đã bị điều chỉnh hoặc hủy bỏ thì ông bạn có thể tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp GCN QSD đất bổ sung đối với phần diện tích đất còn lại. Nếu đủ điều kiện cấp GCN QSD đất thì chính quyền sẽ cấp GCN QSD đất thành một thửa mới hoặc cấp GCN gộp với thửa đất trước đây.

  • Xem thêm     

    07/08/2012, 02:20:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    1. Nếu bạn bị người khác đe dọa, trả thù... thì bạn có thể trình báo sự việc có cùng các thông tin, tài liệu liên quan để công an xã, công an huyện xem xét giải quyết.

    2. Pháp luật quy định mọi công dân đều có tự vệ, phòng vệ chính đáng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác và phòng vệ chính đáng trong phạm vi pháp luật cho phép thì không phạm tội. Bạn tham khảo quy định sau đây của BLHS:

    "Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.".

    Như vậy, nếu bạn bị tấn công thì bạn có thể sử dụng võ thuật hoặc các công cụ, phương tiện sẵn có để chống chả một cách cần thiết làm vô hiệu hóa sự tấn công của đối phương. Sau đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.

    3. Bình xịt hơi cay là một loại công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật. Bạn không được sử dụng bình xịt hơi cay để phòng thân trong tình huống này.

    Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:

    "Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Hành vi lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 5 Pháp lệnh bao gồm:

    a) Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không đúng đối tượng; giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng không đúng loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức mình được trang bị.

    b) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không đúng quy định.

    2. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 12 Điều 5 Pháp lệnh bao gồm:

    a) Mang theo người, phương tiện, đồ vật, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ.

    b) Sản xuất, chế tạo, mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng các chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp, sản xuất trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.

    c) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để săn bắt, khai thác trái phép động, thực vật, tài nguyên, hủy hoại môi trường sinh thái, gây nguy hại đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    d) Giao cho người chưa qua đào tạo về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong việc trang bị, cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    e) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về mất cắp, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    g) Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép vào nơi cấm, khu vực cấm.

    h) Cản trở người thi hành công vụ trong kiểm tra việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    i) Che giấu, giúp sức, tạo điều kiện cho người khác sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép, hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Điều 19. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

    1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

    a) Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ.

    b) Công an nhân dân.

    c) An ninh hàng không.

    d) Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.

    đ) Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

    e) Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.

    g) Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.

    h) Cơ quan thi hành án dân sự.

    i) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư.

    k) Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

    l) Các đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    2. Căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này quyết định trang bị chủng loại, số lượng công cụ hỗ trợ cho phù hợp.

    3. Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, cấp Giấy phép mua, Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

    4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định việc trang bị, cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ cho các đối tượng khác ngoài phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng."

               Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 và Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 để biết thêm chi tiết.