Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    19/07/2012, 09:14:46 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn phân biệt: Khởi tố vụ án và Khởi tố bị can. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì công an sẽ khởi tố vụ án và truy tìm thủ phạm. Khi xác định được người phạm tội thì sẽ ra quyết định khởi tố bị can.

    Bạn có thể tham khảo dấu hiệu cấu thành tội phạm tại http://danluat.thuvienphapluat.vn/dau-hieu-toi-pham-cau-thanh-toi-pham-41818.aspx

  • Xem thêm     

    19/07/2012, 09:05:25 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu bạn có đủ chứng cứ về những việc đó thì bạn có thể gửi đơn thư tố cáo, tố giác các hành vi đó đến lãnh đạo cao hơn hoặc công an để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    19/07/2012, 08:49:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Tại điểm 2.2 mục 2, phần I của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao quy định:

    "Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế".

    Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

    b) Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự."

                Điểm 2.4 mục 2, phần I, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

    "Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết ...".

                Như vậy, về nguyên tắc tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về thừa kế nếu còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế (10 năm kể từ ngày người có di sản chết hoặc 10 năm kể từ ngày 10/9/1990). Hết thời hiệu nói trên, tòa án sẽ không thụ lý giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

                Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt Tòa án vẫn thụ lý giải quyết và chia theo nguyên tắc chia tài sản chung (chứ không phải chia thừa kế):

    - Trong thời hiệu khởi kiện về thừa kế (10 năm) các thừa kế không tranh chấp về quyền thừa kế và đã có văn bản xác định là đồng thừa kế nhưng thời điểm đó chưa chia thì nay di sản thừa kế được xác định là tài sản chung và chia tài sản chung;

    - Sau kết thúc thời hiệu khởi kiện thừa kế mà tất cả các thừa kế đều không có tranh chấp gì và đều thừa nhận là di sản chưa chia (chưa thuộc về ai) và cùng yêu cầu tòa án chia tài sản chung thì Tòa án sẽ xác định di sản đó là tài sản chung và chia tài sản chung. Nếu chỉ cần 1 người không đồng ý chia tài sản chung bất kể lý do gì thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án.

             Ngoài hai trường hợp trên, nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế mà có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án sẽ không thụ lý, ai đang quản lý được tiếp tục quản lý.

  • Xem thêm     

    19/07/2012, 11:27:51 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu việc tặng cho (chuyển quyền sử dụng đất) vào thời điểm trước 01/7/2004 mà chưa thực hiện thủ tục sang tên thì có thể căn cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai và Điều 11 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 để cấp GCN QSD đất cho người được nhận tặng cho.

            Nếu hợp đồng đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập trước ngày 01/7/2004 mà người nhận chuyển nhượng đã xây nhà kiên cố, trồng cây lâu năm mà bên nhận chuyển nhượng không phản đối, chính quyền không xử phạt thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để công nhận hợp đồng và bắt buộc các bên phải tiến hành thủ tục sang tên.

                Còn trường bạn hỏi là hợp tặng cho sau ngày 01/7/2004 và chưa làm thủ tục sang tên thì hợp đồng đó vô hiệu. Nếu có tranh chấp về việc tặng cho QSD đất đó thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và buộc bên nhận tặng cho phải trả lại đất.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 10:16:37 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu trong đơn khởi kiện không có địa chỉ của bị đơn thì Tòa án sẽ không thụ lý. Về  quyền thừa kế theo pháp luật, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 676 và Điều 677 BLDS năm 2005.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 10:08:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Hành vi của chị bạn có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể chịu hình phạt khoảng 2 năm tù và cho hưởng án treo.

           Chị bạn nuôi đang con nhỏ là hoàn cảnh sẽ được cân nhắc khi HĐXX lượng hình nhưng không phải là căn cứ giảm nhẹ hình phạt theo quy định pháp luật (trừ trường hợp người phạm tội thuộc trường hợp xử tử hình thì chuyển xuống chung thân).

           Bạn tham khảo một số quy định pháp luật sau đây:

    "Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt

    Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  
    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
    k) Phạm tội do lạc hậu;
    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
    m) Người phạm tội là người già;
    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
    o) Người phạm tội tự thú;
    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
    a) Phạm tội có tổ chức;
    b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
    d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
    đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
    e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
    g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
    h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
    i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
    k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
    l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
    m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
    n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng."
  • Xem thêm     

    17/07/2012, 09:33:03 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Đơn vị kinh doanh khởi kiện chỉ có thể áp dụng luật dân sự trong trường hợp trên bởi cá nhân tham gia giao dịch thì tuân theo quy định của BLDS còn đơn vị kinh doanh khi tham gia giao dịch thì bị điều chỉnh bởi luật thương mại (bạn xem khoản 3, Điề 1 Luật thương mại 2005)

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 09:17:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
            1. Theo thông tin bạn nêu thì hợp đồng đổi quyền sử dụng đất giữa chồng bạn với gia đình hàng xóm là vô hiệu. Do vậy, bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại quyền sử dụng hợp pháp thửa đất tái định cư đó;

           2. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ vào các quy định của pháp luật (Luật đất đai, nghị định 69/2009/NĐ-CP; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT...). Nếu gia đình bạn đã hút cát, san nền thì khi thu hồi đất, gia đình bạn có thể được hỗ trợ giá trị nền cát đó... Khi thửa đất đã có quyết định thu hồi  thì gia đình bạn không thể đào bới, di chuyển đất, cát tại lô đất đó nữa.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 09:08:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu nhà ở của gia đình bạn thuộc loại nhà ở riêng lẻ ở đô thị thì chính quyền có thể áp dụng quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11, Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/2/2009 nêu trên để xử phạt, mức phạt từ 10 đến 15trđ.

            Nếu gia đình bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thì trong Quyết định xử phạt sẽ nêu rõ hành vi vi phạm và căn cứ pháp lý để xử phạt đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng của gia đình bạn. Ngoài ra, gia đình bạn còn có thể bị áp dụng quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP để buộc tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng.

           Nếu không đồng ý với Quyết định của chính quyền địa phương thì bạn có thể khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    17/07/2012, 08:57:14 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            1. Theo thông tin bạn nêu thì các giấy biên nhận tiền đó chỉ ghi nhận việc giao nhận tiền mà không ghi nhận thời hạn trả tiền. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào giấy biên nhận tiền đó thì bạn có thể khởi kiện để đòi tiền bất cứ khi nào. Nếu hợp đồng vay tiền có quy định thời hạn trả nợ mà sau 2 năm kể từ khi đến hạn trả nợ mà bạn không khởi kiện đòi nợ thì bạn mới mất quyền khởi kiện.

             2. Với hợp đồng có công chứng thì cũng là một loại hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Công chứng viên là người xác nhận giá trị pháp lý của Hợp đồng vay tiền đó. Nếu người nào làm giả hợp đồng vay tiền công chứng (làm giả con dấu) thì sẽ bị xử lý hình sự về tội làm giả tài liệu con dấu của cơ quan, tổ chức. Nếu hợp đồng vay tiền vô hiệu thì bên cho vay vẫn đòi lại được tiền gốc, chỉ mất tiền lãi theo thỏa thuận là không được pháp luật thừa nhận.

  • Xem thêm     

    15/07/2012, 02:37:24 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Nếu đã hết thời hạn khước từ quyền thừa kế di sản mà người thừa kế đó vẫn không muốn nhận di sản thì chỉ còn cách là trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế họ không nhận phần nào, chỉ ký tên vào văn bản đó để nhường cho người khác được nhận phần thừa kế của mình.

  • Xem thêm     

    15/07/2012, 11:09:10 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Hòa giải trong vụ án dân sự là bắt buộc. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định số lần hòa giải trong một vụ án là bao nhiêu lần (tối thiểu 1 lần).  Việc hòa giải nhằm để các bên thống nhất được với nhau về cách thức giải quyết vụ án, tòa án có thể hòa giải nhiều lần nhưng không làm kéo dài quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định pháp luật.

               Điều 179 BLTTDS qyt định:

    "Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

    b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

    c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

    d) Đưa vụ án ra xét xử.

    3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

             Điều 182 BLTTDS quy định:

    "Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được

    1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự."

              Như vậy, nếu tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà bị đơn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ lập biên bản không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử. Trong vụ việc bạn nêu đã đủ điều kiện để Tòa án xét xử vụ án. Nếu Tòa án cố tình hòa giải, vi phạm thời hạn giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 179 BLTTDS nêu trên thì các đương sự có thể khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/07/2012, 07:29:47 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            Chủ đầu tư trả lời bạn như vậy là không thuyết phục. Giá mua là giá của diện tích sử dụng riêng (phần diện tích được cấp GCN QSH căn hộ chung cư) còn diện tích sử dụng chung thì người mua căn hộ không phải trả tiền. Khi mua diện tích sử dụng riêng thì mặc nhiên sẽ được sử dụng các diện tích sử dụng chung.

  • Xem thêm     

    14/07/2012, 07:19:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

           Vụ việc của gia đình bạn cần làm rõ diện tích đất chuyển nhượng năm 1993 là bao nhiêu m2? Phần diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc và quá trình sử dụng trên thực tế và trong hồ sơ địa chính thể hiện thế nào sẽ là căn cứ giải quyết vụ việc.

            Nếu không giải quyết được thì bạn có thể yêu cầu UBND xã hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải không thành thì một trong các bên có quyền gửi đơn tới Tòa án hoặc UBND huyện để được giải quyết theo quy định tại Điề 136 Luật đất đai.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 10:27:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            "Một mất mười ngờ" nên khi mất tiền thì Công ty có thể trình báo sự việc để được công an xem xét. Nếu bạn không nhận tiền từ công ty, không bàn bạc với anh KTT để lấy tiền của Công ty thì ban không bị liên đới trong vụ việc trên.

             Nếu công an chứng minh được bạn hoặc anh KTT nhận tiền của Công ty sau đó gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới phạm tội theo quy định tại Điều 140 BLHS.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 10:21:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Bạn gửi xe tại Công ty có vé xe thì khi mất xe, công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn. Sau khi Công ty bồi thường cho bạn thì có thể yêu cầu bảo vệ bồi hoàn cho công ty nếu bảo vệ có lỗi trong việc mất xe trên.

           Bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nơi công ty có trụ sở để được xem xét giải quyết. Mức bồi thường bằng giá trị hiện tại của chiếc xe đã mất.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 09:59:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Trong vụ việc đó cần làm rõ căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của từng gia đình:

    - Nếu gia đình kia được chia đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP sau đó không chuyển nhượng, đổi, tặng cho gia đình bạn thì họ sẽ thắng kiện trong vụ án đó. Việc gia đình bạn sử dụng bao nhiêu năm cũng không được công nhận quyền sử dụng đất nêu trước đó đất đã có chủ.

    - Nếu gia đình đó không được chính quyền giao đất hoặc đã chuyển nhượng, tặng cho gia đình bạn thì gia đình bạn sẽ thắng kiện.

    - Thửa đất đó đã có GCN QSD đất nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nơi có đất.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 01:58:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

            Đối với vụ việc vi phạm hành chính về đất đai thì gia đình bạn và gia đình hàng xóm đó đều bị xử lý theo quy định tại Nghị định 105/2009/NĐ-CP. Nếu xây dựng trái phép trên đất đấu thầu thì còn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP. Nếu không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp xã trong vụ việc đó thì gia đình bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    2. TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

           Gia đình bạn có thể gửi đơn tới UBND xã để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm đó. Nếu hòa giải không thành thì gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau:

             Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết;  Nếu không đồng ý với Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thì người khiếu nại có thể khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính.

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nếu không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính.

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 06:15:17 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Chào bạn!

                 Trường hợp của bạn chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn tham khảo quy định sau đây:

    "Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

                 Điều 21 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định:

                     "Hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng trái phép chất ma tuý.

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, khách sạn, quán trọ, nhà nghỉ, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác do sơ hở, thiếu trách nhiệm để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma tuý trong khu vực, phương tiện mình quản lý;

    b) Trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

    a) Sản xuất, mua, bán dụng cụ tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma tuý;

    b) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác hút, tiêm, chích, sử dụng chất ma tuý;

    c) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma tuý;

    d) Kê đơn, cấp thuốc hoặc mua, bán các loại thuốc có chứa chất ma tuý không đúng quy định;

    đ) Được phép cất giữ, sử dụng thuốc có chất ma tuý, chất hướng thần hoặc các chất ma tuý khác mà chuyển cho người không được phép cất giữ, sử dụng.

    5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

    a) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

    b) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

    c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

    d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

    đ) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều này.".

  • Xem thêm     

    12/07/2012, 06:03:06 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                   Việc giải quyết của Tòa án phải căn cứ vào chứng cứ. Nếu không có chứng cứ thì bạn sẽ thua kiện. Bạn có thể giải trình một cách hợp lý, logic về thu nhập của gia đình bạn và của chị gái bạn để Tòa án xem xét. Tuy nhiên, trong vụ việc này cơ hội thắng kiện của gia đình bạn không cao.