Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 10:44:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu bạn không có gấy tờ đặt cọc, không có chứng cứ về việc bạn giao tiền đặt cọc cho chủ nhà thì rất khó có căn cứ để bạn đòi lại tiền cọc. Nếu ra pháp luật thì cơ hội thắng kiện của bạn sẽ không cao (chủ yếu dựa vào các chứng cứ gián tiếp - lệ làng). Hơn nữa, số tiền không nhiều nên không đáng để kiện tụng. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên thương lượng với chủ nhà hi vọng lấy lại được số tiền đó và xem như là một bài học cho mình.

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 10:34:02 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Theo thông tin bạn nêu thì hợp đồng đặt cọc của bạn chỉ thể hiện bằng lời nói (trừ việc nhận tiền) do vậy, nếu có tranh chấp thì rất khó để xác định bên nào vi phạm hợp đồng. Thông thường những vụ án như vậy, tòa án sẽ cố gắng hòa giải để hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu hai bên không đồng ý thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và buộc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi thì bồi thường.

                Với những thông tin mà bạn cung cấp thì chưa đủ căn cứ để bạn phạt cọc (%). Do vậy, bạn nên thỏa thuận lại việc đặt cọc bằng văn bản để có căn cứ giải quyết về sau. Nếu không thỏa thuận được thì thanh lý hợp đồng, trả lại tiền cọc cho bên mua để tránh tranh chấp, thiệt hại cho cả hai bên.

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 10:20:39 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Bạn cần phải cẩn trọng với những lời khai của mình, không được ký khống vào bất cứ giấy tờ, lời khai nào. Những nội dung bản khai mà bạn chưa rõ thì hỏi lại. Nếu điều tra viên ghi biên bản lời khai không đúng với nội dung bạn trình bày thì bạn không ký. Nếu những lời khai không đúng sự thật thì bạn phải khai lại cho đúng, đến khi ra tòa bạn vẫn có thể phản cung... Nếu bạn biết rõ đó là ma túy nhưng vẫn vận chuyển thì mới phạm tội. Còn nếu bạn không biết chắc chắn có phải ma túy hay không thì cũng khó mà có căn cứ khởi tố bạn về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

            Việc xác định thứ hàng hóa mà bạn vận chuyển có phải là ma túy hay không thì phải giám định hàm lượng ma túy trong hợp chất đó. Nếu chỉ thu được "gói bột trắng hoặc dạng viên nén..." thì chưa thể khẳng định được đó có phải là ma túy hay không nếu không thực hiện thủ tục giám định tang vật.  Chỉ khi có kết luận tang vật thu giữ có chất ma túy và đủ hàm lượng khởi tố thì mới xử lý về hình sự theo Điều 194 BLHS

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 10:01:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 20 BLHS quy định:

    "Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.:

             Như vậy, nếu có căn cứ chứng minh số ma túy đó là của N thì chắc chắc N sẽ bị khởi tố. Nếu có căn cứ chứng minh là L biết đó là ma túy nhưng vẫn đồng ý để bạn vận chuyển thì L cũng bị khởi tố với vai trò đồng phạm.

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 09:42:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Bạn cần làm rõ tại sao trước đây diện tích 30m2 đó không được công nhận quyền sử dụng đất (do diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích trong giấy tờ về quyền sử dụng đất/ Hay do phần diện tích đất đó không phù hợp với quy hoạch?...).

                Nếu phần diện tích 30m2 đó gia đình bạn đã sử dụng ổn định, liên tục trước 15/10/1993, nay không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  và không phải nộp tiền sử dụng đất (căn cứ vào quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003).

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 09:29:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Việc gia đình bạn có lấn chiếm đất nhà hàng xóm hay không phụ thuộc vào GCN QSD đất của hai gia đình và các giấy tờ về quyền sử dụng đất trước khi cấp GCN QSD đất. Gia đình bạn cần cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án để tòa án xem xét. Trong vụ việc của gia đình bạn, do hai bên đã xây nhà bê tông kiên cố, diện tích tranh chấp nhỏ nên nếu gia đình bạn thua kiện thì Tòa án sẽ buộc gia đình bạn thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho nhà hàng xóm và được quyền sử dụng phần diện tích đất tranh chấp đó theo hiện trạng.

                Theo quy định pháp luật thì thời hạn giải quyết 1 vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm khoảng 5-6 tháng, phúc thẩm khoảng 5-6 tháng. Nếu vụ án phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn... Nếu gia đình hàng xóm thua kiện thì gia đình bạn có thể buộc gia đình đó phải bồi thường thiệt hại cho bạn do cản trở việc xây dựng nêu trên (gia đình bạn cần có đơn yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn).

  • Xem thêm     

    06/07/2012, 08:55:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Trong vụ việc tai nạn giao thông, chứng cứ quan trọng là sơ đồ, ảnh hiện trường vụ án. Tuy nhiên, nếu hiện trường được xây dựng không khách quan, không trung thực, mâu thuẫn với lời khai của các nhân chứng, mâu thuẫn với các vết thương của người bị hại, không phù hợp với dấu vết trên phương tiện gây tai nạn... thì sơ đồ hiện trường đó cũng cần phải xem lại.

               Do đặc điểm ngoài trời, nhiều phương tiện giao thông qua lại nên hiện trường vụ án giao thông rất dễ bị thay đổi. Do vậy, không thể chỉ căn cứ vào sơ đồ, ảnh hiện trường mà xác định được lỗi của các bên...

               Thông thường thì gia đình bị hại hoặc bị can đều khó mà biết được các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trong khi đó, việc giải quyết lại "án tại hồ sơ". Nếu luật sư tham gia vụ án thì sẽ được tiếp cận hồ sơ, làm việc với công an và các bên, xác minh thu thập chứng cứ... khi đó sẽ có căn cứ để xác định việc giải quyết của công an là đúng hay sai và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của đương sự. Nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư ở địa phương bạn để thống nhất mức phí và phương thức giải quyết vụ việc.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 10:18:35 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai năm 2003 thì UBND cấp xã có thẩm quyền hòa giải tranh chấp về đất đai (không giới hạn về số lần hòa giải và vụ việc hòa giải). Do vậy, trong vụ việc của gia đình bạn, UBND có thụ lý đơn và tổ chức hòa giải cũng không sai.

                Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì nguyên đơn có khởi kiện tiếp về vụ án đó thì Tòa án cũng không thụ lý - Việc hòa giải trong tình huống này không có ý nghĩa gì nếu hòa giải không đạt kết quả. Nếu nguyên đơn vẫn có đơn yêu cầu UBND xã hòa giải tranh chấp đất đai thì bạn không cần tham gia hòa giải mà chỉ cần gửi văn bản đến UBND xã trình bày về quan điểm của mình là được. Sau này, nguyên đơn có khởi kiện tiếp về vụ việc đó thì Tòa án cũng không thụ lý giải quyết.

               Bạn cũng xem lại các thông tin mà bạn cung cấp ở trên "sử phúc thầm (tháng 12 năm 2010) tuyên hủy bản án sơ thâm chuyển hồ sơ về cấp sơ thẩm sử lại từ đầu. Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ không giải quyết vụ án (Tháng 4 năm 2011), hết thời hạn kháng nghj nguyên đơn không có yêu cầu kháng nghị gì, Sau đó một năm ( tháng 3 năm 2012) nguyên đơn có đơn thư gửi đến UBND xã yêu cầu tôi thực hiện theo bản án sơ thẩm". Vậy tòa sơ thẩm đã xử lại vụ án lần hai chưa? Nếu vụ án đó chưa có bản án nào có hiệu lực pháp luật và còn thời hiệu khởi kiện thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án đó.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 10:07:38 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Do hợp đồng đặt cọc của bạn bằng lời nói nên nếu có tranh chấp sẽ rất khó xác định thỏa thuận cụ thể của các bên, khó xác định được bên vi phạm hợp đồng. Để giải quyết vụ việc đó thì bạn có thể gửi văn bản thông báo về việc vi phạm hợp đồng với người mua và yêu cầu họ thực hiện hợp đồng đúng thời hạn đã thỏa thuận. Nếu họ không thực hiện và có chứng cứ chứng minh họ vi phạm hợp đồng đặt cọc làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phạt cọc.

             Bạn cũng có thể gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với việc mua bán trên. Nếu bạn đã có khách và cần bán luôn thì có thể thông báo cho bên đặt cọc về thời hạn thực hiện hợp đồng và cảnh báo về việc vi phạm hợp đồng. Nếu họ cố tình vi phạm thì bạn có thể thông báo chấm dứt hợp đồng và tham gia giao dịch khác.

              Nếu bạn sang tên cho họ xong, chờ họ vay tiền ngân hàng để trả cho bạn thì sẽ rất rủi ro, thông thường không ai chấp nhận một giao dịch như thế.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 09:59:24 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                 Ở một số địa phương hiện nay vẫn có thể chứng thực các giao dịch về nhà đất tại UBND cấp xã, phường. Việc công chứng, chứng thực giao dịch về nhà đất bắt buộc phải có bản gốc CMND, Hộ khẩu, GCN QSD đất.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 09:53:29 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Nếu những lời khai trong quá trình điều tra không trung thực, không đúng với thực tế hoặc không có lợi cho bạn (có thể do bị ép cung, mớm cung, nhớ không chính xác..) thì bạn vẫn có thể thay đổi lời khai. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật tố tụng hình sự:

    "Điều 49. Bị can

    1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.

    2. Bị can có quyền:

    a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;

    b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

    c) Trình bày lời khai;

    d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

    g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

    Điều 50. Bị cáo

    1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

    2. Bị cáo có quyền:

    a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    b) Tham gia phiên toà;

    c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

    d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

    g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;

    h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

    i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;

    k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.".

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 09:47:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                  Việc anh trai bạn và anh Hải có phạm tội hay không còn phụ thuộc vào kết luận giám định pháp y hoặc kết luận của bệnh viện về nguyên nhân chết.

                 - Nếu Tiến chết do bệnh tật chứ không phải do bị đánh thì anh trai bạn và anh Hải không phạm tội.

                - Nếu cái chết của Tiến là do vết thương bị anh trai bạn và anh Hải đánh thì hai người sẽ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo quy định tại khoản 3, Điều 104 BLHS, hình phạt từ 5 năm đến 10 năm tù.

                 Ngoài ra, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng (Điều tra, Kiểm sát, Tòa án) chứng minh được mục đích đánh người của anh trai bạn và anh Hải là để tước đoạt tính mạng của nạn nhân hoặc biết rằng với tư thế đánh, sức lực tương quan của hai bên, vị trí đánh... có thể dẫn đến chết người nhưng anh bạn và anh Hải vẫn cố tình đánh như vậy, đánh vào vị trí đó..., để mặc hâu quả chết người có thể xảy ra thì vụ việc sẽ phức tạp hơn (khi đó sẽ khởi tố về tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS)

                Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.".

                Việc anh trai bạn tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46  BLHS, ngoài ra nếu anh trai bạn thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải cũng là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS. Tuy nhiên, anh bạn đã có một tiền án nên nhân thân không tốt nên ít có cơ hội được hưởng án treo. Nếu anh trai bạn chưa được xóa án tích với vụ án trước thì sẽ bị một tình tiết tăng nặng là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 48 BLHS.

                Việc Tòa án quyết định hình phạt của anh trai bạn cụ thể là mấy năm (trong khoảng từ 5 năm đến 10 năm) phụ thuộc vào nhân thân của anh trai bạn, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 và Điều 46 BLHS. Ngoài ra, nếu anh trai bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì hình phạt có thể dưới 5 năm tù (Điều 47 BLHS). Gia đình bạn nên mời luật sư tham gia vụ án ngay từ giai đoạn đầu để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho anh trai bạn (tránh "áo gấm đi đêm" để rồi tiền mất tật mang... )...

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 08:26:04 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Muốn tách thửa đất đó ra (chia tài sản chung) thì hai bên có thể đến Phòng/Văn phòng công chứng để lập Văn bản thỏa thuận chia tài sản. Sau khi Văn bản thỏa thuận được công chứng thì nộp hồ sơ vào Phòng tài nguyên và Môi trường để đăng ký sang tên. Tuy nhiên, việc tách thửa chỉ có thể thực hiện được nếu diện tích, kích thước thửa đất đủ điều kiện để tách thửa đất theo quy định của chính quyền địa phương.

            Việc chuyển mục đích sử dụng đất chỉ có thể thực hiện được nếu thửa đất đó đang nằm trong khu dân cư, điểm dân cư nông thôn hoặc khu vực quy hoạch là đất ở đô thị (phù hợp với quy hoạch). Khi chuyển mục đích sử dụng đất gia đình bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá trị chệnh lệch giửa giá đất đang sử dụng với loại đất được chuyển đổi.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 08:15:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Chứng thư đoạn mại là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật đất đai năm 2003. Do vậy, có căn cứ để xác định nhà đất đó đã từng là tài sản của bà ngoại bạn.

              Tuy nhiên, gia đình bạn có đòi được nhà đất đó hay không thì cần phải tìm hiểu xem thông tin về nguồn gốc và quá trình sử dụng nhà đất đó: Nhà đất đó có bị Nhà nước quản lý trong thời kỳ cải tạo nhà không? Có bị trưng mua, trưng dụng không? Bà ngoại bạn có xác lập giao dịch nào để chuyển quyền sử dụng thửa đất đó cho người khác không?...

              Nếu sau khi lập Chứng thư đoạn mại (Hợp đồng mua bán nhà đất), nhà đất đó chưa bị Nhà nước quản lý, đồng thời bà ngoại bạn chưa xác lập giao dịch hợp pháp nào để định đoạt tài sản đó cho người khác thì nhà đất đó vẫn là tài sản của bà ngoại bạn để lại cho con cháu. Nếu bà ngoại bạn chết chưa quá 10 năm thì mẹ bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế đối với nhà đất đó. Nếu đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế của bà ngoại bạn thì mẹ bạn chỉ có thể đòi lại nhà đất đó nếu có sự đồng thuận của các thừa kế của bà ngoại bạn (mẹ bạn + vợ và các con cậu bạn). Trước khi khởi kiện thì mẹ bạn cần yêu cầu UBND phường hòa giải tranh chấp nhà đất giữa gia đình bạn với những người đang sử dụng nhà đất đó. Gia đình bạn cũng có thể yêu cầu luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để xác minh nguồn gốc đất và thực hiện thủ tục pháp lý để đòi nhà theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 08:03:54 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!

  • Xem thêm     

    05/07/2012, 08:00:08 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Cảm ơn anh Công!

    Chúc anh cùng gia đình sớm hoàn thành thủ tục để có được quyền lợi tốt nhất theo quy định pháp luật trong vụ việc trên.

  • Xem thêm     

    03/07/2012, 11:35:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Gia đình bạn nên làm hợp đồng tặng cho tài sản từ cha mẹ bạn sang cho chị em bạn. Văn bản cam kết về tài sản chỉ áp dụng nếu cha bạn nhường tài sản cho mẹ bạn và ngược lại. Với hợp đồng tặng cho đó thì bạn có thể sang tên. Sau khi sang tên thì chị em bạn mới có quyền định đoạt tài sản.

              Nếu bạn lập di chúc thì chỉ có hiệu lực sau khi người có di sản qua đời nên cha bạn vẫn có thể bán, đổi, tặng cho tài sản của cha bạn hoặc hủy bỏ, sửa đổi di chúc.

               Nếu cha bạn không đồng ý thì mẹ bạn cũng khó mà có thể cắt hộ khẩu của cha bạn ra khỏi khẩu của gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    03/07/2012, 11:30:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu gia đình bạn khiếu nại lần hai đến UBND tỉnh thì có thể khiếu nại Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (QĐ của UBND thành phố thuộc tỉnh).  Nhưng nếu gia đình bạn khởi kiện hành chính thì phải khởi kiện Quyết định hành chính bị khiếu kiện - Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hoặc Quyết định thu hồi đất hoặc Quyết định cưỡng chế... đến Tòa án ngang cấp của các Quyết định hành chính đó.

                Quyết định giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bạn có thể xem lại Luật tố tụng hành chính, Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn luật tố tụng hành chính để biết thêm thông tin chi tiết.

  • Xem thêm     

    03/07/2012, 11:23:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              1.- Theo quy định pháp luật thì nhà đất trên là tài sản chung của bố mẹ vợ bạn. Bố vợ bạn đã mất (không để lại di chúc?) nên 1/2 tài sản trên thuộc về các thừa kế theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS (cha, mẹ, vợ và các con của bố vợ bạn). Nay muốn định đoạt nhà đất đó thì gia đình vợ bạn cần đến Văn phòng luật sư hoặc Phòng/Văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Sau khi có văn bản khai nhận di sản thừa kế của bố vợ bạn thì gia đình vợ bạn đăng ký quyền sử dụng đất theo nội dung thỏa thuận, phân chia tại văn bản đó.

              2.- Để thực hiện thủ tục thì gia đình vợ bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    + Giấy chứng tử của bố vợ bạn;

    + Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ hôn nhân với mẹ vợ bạn;

    + Giấy tờ chứng minh cha đẻ, mẹ đẻ của bố vợ bạn. Nếu ông bà đã mất thì phải xuất trình giấy chứng tử;

    + Giấy khai sinh của các con của bố vợ bạn;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    + CMND và Hộ khẩu của những người trên.

            3. Việc cấp mới GCN QSD đất hay đăng ký biến động vào trang thứ 4 không khác nhau nhiều về thủ tục. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn tiến hành thủ tục phân chia thừa kế, tách thửa đất đó làm nhiều thửa nhỏ (cấp thành nhiều sổ - nếu thửa đất đủ diện tích kích thước tách thửa...) thì sẽ có lợi hơn khi thửa đất đó bị thu hồi (tái định cư).

     

     

  • Xem thêm     

    03/07/2012, 11:09:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Mời bạn tham khảo!