Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 10:36:18 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định: "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất"..

               Như vậy, nếu diện tích đất khai hoang của gia đình bạn không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì mới được cấp GCN QSD đất. Theo thông tin mà UBND phường cung cấp thì trong hồ sơ địa chính thể hiện đất đó do UBND phường quản lý và không phù hợp với quy hoạch nên không đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn. Nếu không đồng ý với nội dung trả lời đó thì gia đình bạn có thể khiếu kiện theo quy định pháp luật

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 10:28:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    - Nếu các nguyên đơn xác định giá trị tài sản tranh chấp là 300trđ. Trong quá trình giải quyết vụ án họ không thay đổi, đồng thời bị đơn và những người liên quan cũng đồng ý với giá trị tài sản như vậy ... thì tòa án có thể chia lấy giá trị đó làm căn cứ chia thừa kế (nếu việc thỏa thuận giá trị đó không nhằm trốn thuế). Nhưng nếu khi Tòa án giải quyết, các nguyên đơn không chấp nhận giá trị đó nữa và yêu cầu định giá thì giá trị tài sản tranh chấp sẽ được xác định lại.

    - Các thừa kế của ông bà bạn bao gồm toàn bộ các con và cha đẻ, mẹ đẻ của ông bà (nếu còn sống).

    - Nếu ông bạn đã chết quá 10 năm thì hết thời hiệu khởi kiện, tòa án chỉ chia thừa kế của bà bạn đối với 1/2 giá trị nhà đất đó.

    - Nếu trong các con của ông bà ai có khó khăn về chỗ ở và có đề nghị nhận di sản là hiện vật thì Tòa án sẽ giao di sản cho người đó sử dụng và người đó có trách nhiệm thanh toán giá trị cho những thừa kế khác. Nếu nhà đất có thể chia cho tất cả các thừa kế và tất cả các thừa kế đều có nhu cầu sử dụng thì tòa án sẽ chia hiện vật cho tất cả các thừa kế.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 10:20:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu giáo viên, cán bộ, công chức... "làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này" thì mới được tạm hoãn NVQS.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 06:17:23 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Việc sử dụng tiền mặt VND của người nước ngoài trên lãnh thổ VN không có quy định hạn chế nhưng việc sử dụng tài khoản hoặc chuyển tiền ra nước ngoài mới bị hạn chế. Ở NN thì việc quản lý tiền, nguồn gốc tiền rất rõ ràng, còn ở VN thì rất khó để chứng minh nguồn gốc của tiền.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 06:09:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!

            Nếu trong Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất (hoặc sổ dã ngoại, Sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính..) của địa phương các thời kỳ chỉ có tên của bác qua các thời kỳ mà không có tên của cha mẹ bác đối với thửa đất tranh chấp thì mới có căn cứ xác định việc cấp GCN QSD đất cho bác là đúng pháp luật.

            Nếu trong các thời kỳ bản đồ mà chỉ cần 1 lần có tên cha mẹ bác, thì bác phải có được văn bản thể hiện việc chuyển quyền sử dụng đất từ cha mẹ bác cho bác (tặng cho, thừa kế...) thì việc cấp GCN QSD đất của bác mới đúng pháp luật.

           Nếu GCN QSD đất của bác được cấp đúng pháp luật thì cha mẹ bạn không còn di sản và ngược lại. Trong vụ việc này, bác là người ngay tình, chính đáng nhưng cơ hội thắng kiện của bác là không nhiều do chứng cứ yếu.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 05:58:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Theo quy định của pháp luật thì "Thời hạn hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt nam không quá 90 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Trường hợp cần gia hạn thêm, thương nhân có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết. Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 3 lần gia hạn cho mỗi lô hàng". Do vậy, về mặt pháp lý thì không thể áp dụng hình thức này để sử dụng máy móc, thiết bị đó. 

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 05:52:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              1. ĐỐI VỚI KHOẢN TIỀN 43 TRIỆU ĐỒNG:

             Việc cho vay mượn tiền, tài sản giữa hai người có tình cảm yêu đương... nếu có giấy tờ vay mượn thì có thể khởi kiện dân sự để đòi. Nếu vay mượn không có giấy tờ, cũng không có chứng cứ khác (ghi âm, ghi hình) thì chỉ có "bắc thang mà hỏi ông trời"...!

             2. ĐỐI VỚI KHOẢN TIỀN 8,5 TRIỆU + SỔ TIẾT KIỆM + VÀNG:

             Nếu có căn cứ xác định A cậy cửa lấy đi "số tiền la 8.500.000d và 2 sổ tiết kiệm 20.000.000d .Và 1 chỉ vàng" của B thì A sẽ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều 138 BLHS. Cụ thể hình phạt như sau:

    "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.".

             Nếu chuyện tình cảm trên chỉ là sự lợi dụng ... và B đòi tiền nhưng A không trả thì B có thể trình báo sự việc đó với công an để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 05:32:33 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Nguyên đã tư vấn cho bạn, tôi bổ sung như sau:

            1. Nếu anh chồng bạn và chồng bạn đã bị tạm giam thì chứng tỏ anh bạn và chồng bạn đã bị khởi tố vụ án. Tại sao đến giờ khởi tố về tội gì mà gia đình bạn vẫn chưa biết?

           Nếu chưa tịch thu được tang vật (súng) thì chưa đủ căn cứ để khởi tố về tội tàng trữ vũ khí quân dụng hay vũ khí thô sơ... cũng không có căn cứ để xử lý về tội giết người (chưa đạt)... Có thể chồng bạn và anh chồng bạn đã bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 BLHS. Tuy nhiên, việc khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng trong trường hợp đó cũng rất "mập mờ". Trong vụ việc của gia đình bạn, nếu có Luật sư tham gia vụ án từ đầu thì việc buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng sẽ rất khó khăn.

             2. Tội gây rối trật tự công cộng được pháp luật hình sự quy định như sau:

    "Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

    b) Có tổ chức;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

     

             Nghị quyết số02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:

     

             " Về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự

    5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự:

    a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

    b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

    c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

    d. Chết người;

    đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

    e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

    g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

    h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

    Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.".

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 04:48:54 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Theo quy định pháp luật thì giá trị tài sản tranh chấp do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành định giá theo quy định pháp luật. Kết quả định giá tài sản sẽ làm căn cứ để Tòa án giải quyết vụ án.  Nếu nguyên đơn khai nhận tài sản tranh chấp trị giá 300 trđ mà bị đơn đồng ý với giá trị tài sản đó thì các thừa kế sẽ được một phần giá trị tài sản trong tổng số 300 trđ đó.

              Mẹ bạn có nhu cầu và có yêu cầu thì Tòa án có thể giao cho mẹ bạn sở hữu toàn bộ nhà đất và mẹ có trách nhiệm thanh toán giá trị cho các thừa kế khác tương ứng với phần giá trị mà họ được hưởng theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 04:26:10 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Công ty bạn có thể lựa chọn hình thức thuê tài chính hoặc mua máy móc từ nước ngoài rồi chuyển sang VN để thực hiện dự án.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 04:06:42 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Để cấp CMND thì phải có Sổ hộ khẩu, để có Hộ khẩu thì phải có giấy khai sinh. Do vậy bạn đó cần xin cấp lại giấy khai sinh và nhập hộ khẩu vào một hộ gia đình nào đó thì mới làm được Chứng minh thư nhân dân.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 04:00:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn tham khảo thủ tục cấp hộ chiếu tại trang: http://xnc.congan.com.vn/thutuc-xnc-vietnam/huongdan-thutuc/thutuc-xincapmoi/mldocument.2008-03-25.9055156037/view

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 03:56:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Giáo viên, giảng viên dạy trường công lập không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Bạn tham khảo Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 03:54:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Việc tặng cho đất của cậu bạn cho gia đình bạn (không làm giấy tờ) là không tuân thủ quy định pháp luật. Do vậy, nếu có tranh chấp thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ không công nhận việc tặng cho đó. Nếu cậu bạn thừa nhận số vàng đã nhận của gia đình bạn và công sức gia đình bạn san lấp tôn tạo đất thì gia đình bạn được hoàn lại số vàng và giá trị tôn tạo đất đó. Nếu các bên hòa giải không thành thì một trong hai bên có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án cấp huyện giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 12:00:27 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Việc đóng góp các khoản thuế, phí đều phải căn cứ vào quy định của pháp luật và quy định riêng của địa phương (Hương ước, Điều lệ - lệ làng). Việc đóng góp phải có Sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Nếu cán bộ thu thuế, phí không giải trình được căn cứ thu thuế, phí và đối tượng phải thu thì bạn có thể không nộp hoặc khiếu nại các hành vi thu thuế, phí không đúng quy định đó đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó để được xem xét, giải quyết.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 11:54:32 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Công ty bạn có thể thực hiện việc sử dụng những máy móc công trình đó thông qua hợp đồng thỏa thuận với những lao động, quản lý có quốc tịch VN hoặc ký kết các hợp đồng thuê tài chính để mua sắm máy móc thiết bị thực hiện dự án.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 11:51:01 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Những ngành nghề độc hại được quy định sau đây:

    "

    DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI

    (Đính kèm công văn số  319  /ĐHBK-CTCT-SV ngày   01  tháng  11  năm 2011)

    • Danh mục Ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    1. LUYỆN KIM

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Luyện Feco

    Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng ồn, CO, CO2 và bụi nồng độ cao.

    2

    Đúc thỏi thép

    Công việc nguy hiểm rất đễ bị cháy, bỏng, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO, CO2

    3

    Cán thép nóng

    Công việc nặng nhọc, rất nóng, bụi và ồn rất cao.

    4

    Đúc nhôm. Cán nhôm nóng

    Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

    1. CƠ KHÍ

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Nung đá mài

    Công việc nặng nhọc, rất nóng, thủ công chịu tác động của CO, CO2

    2

    Luyện Corindon sản xuất

    Công việc nguy hiểm rất đễ bị cháy, bỏng, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO, CO2

    3

    Cán thép nóng

    Công việc nặng nhọc, rất nóng, bụi và ồn rất cao.

    4

    Đúc nhôm. Cán nhôm nóng

    Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

    5

    Nhiệt luyện kim loại có dùng hoá chất

    Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt CO, CO2, SO2 và ồn rất cao

    6

    Hàn điện trong thùng dài

    Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng khí CO2, Mn, hơi khí hàn và tia hồ quang.

    7

    Đánh rỉ sắt bằng máy cầm tay

    Chịu tác động của ồn cao, rung lớn và bụi nồng độ cao

    8

    Mạ kẽm

    Chịu tác động của nhiều loại khí độc như HCl, NH3, NH4OH, NH4Cl, ZnO và chì

    9

    Đột, dập nóng

    Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao

    10

    Tiện đá mài

    Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao

    11

    Mài đá mài bằng máy, bằng tay

    Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

    12

    Thử tốc độ đá mài

    Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi

     

    1. HÓA CHẤT

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Nghiền quặng Apatit, pyrite; đóng bao bột Apatit

    Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

    2

    Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4.

    Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc và ồn.

    3

    Lọc bụi điện sản xuất axít H2SO4

    Thường xuyên tiếp xúc với bụi, hoá chất độc và ồn cao.

    4

    Sản xuất ắc quy: luyện chì tái sinh; nghiền bột chì, đúc chì; trộn trát cao chì; cắt mài, sấy tấm cực chì; hàn chùm cực, cầu tiếp; hoá thành tấm cực chì; lắp ráp ắc quy.

    Thường xuyên tiếp xúc với ồn, nóng và bụi chì nồng độ rất cao

    5

    Nghiền bột Puzôlan

    Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

    6

    Luyện đất đèn

    Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO2, CO và bụi có nồng độ rất cao.

    7

    Luyện cao su

    Công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi, SO2, H2S

    8

    Cán màng mỏng PVC, PP, PE

    Tiếp xúc với hơi xăng, nóng và các chất nhựa độc

    9

    Cán tráng, cán hình vải cao su

    Ảnh hưởng của ồn, xăng và SO2

    1.  ĐIỆN

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Thí nghiệm thiết bị điện, thí nghiệm điện cao áp.

    Ảnh hưởng của điện từ trường cao, thường xuyên tiếp xúc với điện cao áp nên rất nguy hiểm đến tính mạng

    2

    Thí nghiệm hoá nhà máy điện

    Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các hoá chất độc, ồn và bụi

     

     

     

    • Danh mục Ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    1. Giao thông vận tải:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Sản xuất vỏ tàu và các sản phẩm từ Composic

    Tiếp xúc với các hóa chất độc như: butanol, axetol, bông thủy tinh...

    1.      Xây dựng:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Xây dựng ống khói, lò cao, xi lô bằng phương pháp bê tông cốp pha trượt và cáp dự ứng lực

    Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của bụi nồng độ cao.

    1. Dầu khí

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Khảo sát, thử vỉa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển

    Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung.

    2

    Khảo sát thực địa biển

    Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của điện từ trường, ồn, rung và sóng gió.

    3

    Phân tích các chỉ tiêu đặc biệt (P, V, T) của lưu thể và dầu thô

    Thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân, và các dung môi hữu cơ.

    1.  Cơ khí, luyện kim:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Điều chỉnh hệ thống nhiệt luyện cốc (Giao hoán)

    Chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi.

    2

    Phối liệu thiêu kết

    Chịu tác động của nóng và bụi nồng độ cao

    3

    Nghiền sàng Đôlômít và vôi

    Chịu tác động của rung, ồn và bụi.

    4

    Vận hành máy mài, băng dũa

    Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi.

    5

    Mạ Niken, Crôm.

    Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

    6

    Cà đá mài bi

    Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn.

    7

    Đúc chì để gắn đá mài bi

    Thường xuyên tiếp xúc với nóng và hơi chì.

    8

    Chọn bi kim loại (đường kính dưới 1cm) bằng mắt

    Công việc nặng nhọc, đơn điệu, rất căng thẳng thị giác, tư thế lao động gò bó.

    9

    Hàn bằng phương pháp nung chảy

    Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi.

    10

    Hàn cao áp.

    Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và khí độc.

    1. Sắt tráng men, nhựa, tạp phẩm, da, giầy, giấy, gỗ, diêm

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Hóa nghiệm, phân tích chất lượng hóa chất, các sản phẩm trong sản xuất giấy

    Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc như: HCl, H2SO4, HNO3, HF, CH3COOH...

    2

    Pha chế axít, H3PO4 để tẩm que diêm và thuốc mặt phấn

    Tư thế làm việc gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc.

    3

    Tinh chế muối KCl2O3

    Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dễ cháy, nổ, bụi.

    1.  Dầu khí:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Bơm thử áp lực cần, ống khoan dầu khí

    Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao.

    2

    Gia công mẫu lõi

    Chịu tác động của bụi, ồn và các hóa chất độc.

    3

    Tách lọc, phân tích địa - hóa, cơ -lý dung dịch khoan, dầu thô và các sản phẩm dầu khí

    Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, xăng và dầu.

    4

    Chụp ảnh dưới ánh sáng tia cực tím.

    Thường xuyên chịu tác động của tia cực tím.

    5

    Phân tích mẫu vi cổ sinh, thạch học và nước vỉa ô nhiễm.

    Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, axít HF, HCl, HNO3, CH2COOH

    6

    Tinh chế dung môi hữu cơ và các chất phụ gia.

    Thường xuyên tiếp xúc với nóng và các hóa chất độc như: Clorofooc, izopropanol...

    1. Hóa chất

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Lấy mẫu, phân tích chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong dây chuyền sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất...

    Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc, ồn và bụi.

    2

    Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm ắc quy

    Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với hơi, bụi chì và axít.

    1.  Sản xuất vật liệu xây dựng:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Chọc két than.

    Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và CO2.

    2

    Vận hành máy xay, nghiền vật liệu chịu lửa

    Thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn, bụi có hàm lượng SiO2 rất cao.

     

     

    • Danh mục Ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo Quyết định số 1580/2000/QĐ-LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    1. Cơ khí

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Khoan, bào, tiện gang

     

    Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

     

    1. Hóa chất

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Đường hoá lên men trong qui trình sản xuất rượu.

     

    Môi trường lao động ẩm, tiếp xúc với Focmon, CO2, nấm và các hoá chất khác. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc.

     

    2

    Phân tích kiểm tra chất lượng cồn trong qui trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát.

     

    Tiếp xúc thường xuyên với Etylic nồng độ cao và các hoá chất độc.

     

    1. Giáo dục – Đào tạo

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Thí nghiệm vật lý hạt nhân

     

    Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ

     

    2

    Thí nghiệm hoá phóng xạ

     

    Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hoá chất độc hại

     

    3

    Thí nghiệm hoá, sinh, điện cao áp.

     

    Làm việc trong phòng kín, ảnh hưởng của điện từ trường cao, tiếp xúc với hoá chất độc, điện áp cao và các vi sinh vật gây bệnh.

     

    4

    Mạ kẽm

     

    Chịu tác động của nhiều loại hơi khí độc: chì, HCl, NH3, NH4OH,NH4Cl,ZnO

     

     

    • Danh mục Ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    1. Cơ khí – Luyện kim

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Tiện, phay, bào, cưa phíp, bakelit.

    Chịu tác động của bụi gỗ phíp, bụi bakelit, hơi Phenol nồng độ cao.

    2

    Sơn tĩnh điện.

    Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, nơi làm việc nóng, thiếu không khí.

    1. Hóa chất

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Thu hồi, lọc dầu, tái sinh dầu bôi trơn.

    Công việc thủ công; làm việc trong môi trường hoá chất độc hại và tiếng ồn cao; chịu tác động trực tiếp của hơi dầu nóng và hơi nước.

    1.  Dệt may

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Bốc bông hồi lại trong dây chuyền sợi, dệt.

    Công việc nặng nhọc; chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

    2

    Vận hành máy cửi, mắc sợi.

    Công việc đơn điệu, tập trung thị giác cao; chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn.

    3

    Xe sợi len.

    Chịu tác động của bụi bông và tiếng ồn.

    4

    Vận hành máy mắc, máy hồ vải, sợi trong dây chuyền dệt.

    Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi bông, nóng và ồn cao

    5

    Mài, bảo dưỡng suốt da (cao su); thay, tháo, dán dây da.

    Thường xuyên tiếp xúc với bụi cao su và dung môi, hoá chất độc.

    6

    Sửa chữa, chế tạo lược máy dệt.

    Chịu tác động của bụi rỉ, hơi nhựa đường nóng, keo và hoá chất.

    7

    Thí nghiệm, phân tích hoá chất, thuốc nhuộm.

    Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại; nhiệt độ, độ ẩm cao.

    1.  Khoa học – Công nghệ

    STT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Pha chế a xít, phóng nạp ắc quy.

    Thường xuyên tiếp xúc với hơi, bụi chì; a-xít (H2SO4) nồng độ cao.

    2

    Thử nghiệm rung, sức bền va đập của vật liệu xây dựng và công trình xây dựng, giao thông.

    Thường xuyên tiếp xúc với bụi có hàm lượng SiO2 rất cao, tiếng ồn, rung, chấn động mạnh và liên tục.

    3

    Thử nghiệm cấp bảo vệ chống xâm nhập bụi của các thiết bị điện

    Tiếp xúc với điện từ trường, bụi khí và tiếng ồn cao.

    4

    Kiểm định, hiệu chuẩn các bộ chuyển đổi nhiệt độ, dụng cụ đo áp suất tại các bồn bể, xi téc chứa xăng dầu và trên xà lan.

    Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, dễ cháy nổ.

    5

    Thử nghiệm sức bền, lão hoá, độ cháy của vật liệu điện. su); thay, tháo, dán dây da.

    Làm việc trong môi trường kín; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi cháy, hơi khí độc của nhựa và dung môi bị cháy.

    6

    Thử nghiệm phóng điện bề mặt.

    Công việc nguy hiểm, độc hại, tiếp xúc với điện áp cao và bụi khí do nhựa, cao su, dung môi bị cháy.

    7

    Lấy mẫu hoá chất, dung môi, xăng dầu để kiểm tra, thử nghiệm

    Làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc; có thể nguy hiểm khi lấy mẫu tại hiện trường.

    8

    Lấy mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra, thử nghiệm.

    Thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hoá chất độc.

    9

    Thử nghiệm hoá môi trường, hoá thực phẩm, hàng tiêu dùng.

    Tiếp xúc với bụi, các hoá chất và dung môi hữu cơ độc hại, nồng độ cao như: H2SO4, HNO3, ASen, Axeton, Toluen, Benzen, Clo, Foomalđhyt...

    • Danh mục Ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo Quyết định số 1629/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    1. Địa chất

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Gia công, phân tích mẫu quặng phóng xạ.

    Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh và phóng xạ.

    2

    Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp Rơnghen, nhiễu xa, phương pháp khối cho phổ đồng vị phóng xạ và phương pháp microzon hiển vi điện tử quét.

    Thường xuyên chịu tác động của phóng xạ và điện từ trường vượt tiêu chuẩn phép nhiều lần.

     

    3

    Phân tích mẫu địa chất bằng quang phổ plasma (ICP)

    Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường và các axit mạnh như: HF, HCL, H2SO4, HNO3.

    4

    Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp hoá, lý, nhiệt và cơ học.

    Chịu tác động của ồn, bụi, nóng và các hoá chất độc.

    5

    Gia công, tuyển khoáng mẫu địa chất.

    Chịu tác động của ồn và bụi khoáng chất.

    6

    Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp quang phổ hồ quang.

    Chịu tác động của nóng, điện từ trường và hơi khí độc.

     

    7

    Phân tích mẫu vàng, bạc bằng phương pháp nung luyện.

    Chịu tác động của nhiệt độc cao và hoá chất độc.

    1. Hóa chất

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Tổng hợp amôniắc (NH3) trong công nghệ sản xuất phân đạm.

    Độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc NH3 nồng độ cao.

    2

    Cô đặc, tạo hạt và khống chế tập trung urê.

    Tiếp xúc với các loại hoá chất độc.

    3

    Sản xuất axít salixilic, HNO3, H3PO4.

    Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

    4

    Trung hoà supe lân.

     

    Thường xuyên tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh.

    5

    Sấy hấp thụ khí SO2 và SO3 trong sản xuất axít SO2.

    Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, SO3, H2SO4.

    6

    Trích ly axít H3PO4 từ supe lân

    Tiếp xúc với bụi và các hợp chất chứa Flo.

    7

    Hoá lỏng, đóng bình Clo; sản xuất axít HCL tinh khiết.

    Tiếp xúc với Clo, axít HCL rất độc.

    8

    Xử lý Clo thừa.

    Độc hại, tiếp xúc với khí Clo rất độc.

    9

    Hàn chì trong công nghệ sản xuất hoá chất.

    Tiếp xúc hơi chì nồng độ cao.

     

    10

    Mài ống côn giấy

    Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao

    11

    Lưu hoá các sản phẩm cao su.

    Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất độc.

    12

    Điện phân dung dịch NaCl sản xuất NaOH.

    Làm việc trong môi trường có Clo và dung dịch bão hoà.

    13

    Cô đặc xút NaOH.

    Tiếp xúc với xút ăn da.

    1. Khoa học – Công nghệ

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ.

    Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

    2

    Nghiên cứu và sử dụng các nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm.

    Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ cao.

     

    3

    Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu vô cơ và các chất xúc tác.

    Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: H2SO4, HNO3, xilen...

     

    4

    Phân tích thành phần hoá học và xác định cấu trúc mẫu xạ hiếm.

    Chịu ảnh hưởng của các chất phóng xạ và các hoá chất độc như:Hg, H2SO4, HF, benzen...

    5

    Tổng hợp và phân tích các chất hữu cơ.Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ nồng độc cao như: benzen, toluen, clo, methanol...

     

    6

    Xử lý và làm tiêu bản thực vật.

     

    Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại như: HgCl, alocol, asen, foomaldehyt.

    7

     Sinh học phân tử và công nghệ gen.

     

    Tiếp xúc với các hoá chất độc hại như: KCl, clorofooc,tretrodoxin và các chất gây đột biến gen.

    8

    Công nghệ vi sinh vật

     

    Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., Các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.

    9

    Công nghệ tế bào động, thực vật.

     

    Tiếp xúc hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ.

    10

    Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu tạo nguồn năng lượng và xử lý môi trường.

    Tiếp xúc các hoá chất độc hại: bột chì, H2SO4, SO3...

    11

    Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu compozit, sơn, nhựa, cao su.

    Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi độc hại: phenol, butanol, toluen, và các axít.

     

    12

    Chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học từ động, thực vật thử hoạt tính sinh học.

    Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, toluen, methanol.

     

    13

    Phân tích tuổi tuyệt đối của các mẫu quặng.

    Tiếp xúc với hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: HF, HCl, HNO3, benzen.

    14

    Quan trắc bức xạ điện từ trường trái đất dùng nguồn phóng xạ.

    Điều kiện làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ.

    15

    Xử lý và làm tiêu bản động vật (thuộc da, nhồi mẫu động vật...).

    Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: foocmaldehyt, Cr2O3 và các hợp chất chứa asen.

    16

    Sinh hoá và công nghệ enzim.

     

    Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ độc hại: HgCl2, clorofooc, toluen và CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép

    1. Cơ khí – Luyện kim

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

    1

    Mạ kim loại và xyanua.

     

    Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hơi chì.

    2

    Sơn, sấy lõi tôn silíc.

    Tiếp xúc với nóng và dung môi pha sơn.

    3

    Hàn điện, hàn hơi.

    Tiếp xúc với nóng và hơi khí độc.

    4

    Mài khô kim loại.

     

    Tiếp xúc với bụi đá, bụi kim loại, rung và ồn.

    5

    Tiện gang.

     

    Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

    6

    Đập gang bằng tay.

    Nặng nhọc, tiếp xúc với bụi gang.

    7

    Lấy mẫu, phân tích quặng và sản phẩm kim loại.

    Thường xuyên tiếp xúc nóng, bụi, As, CO, Mg.

     

     

     

     

     

     

    • Danh mục Ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo Quyết định số 915/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

     

     

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

    1

    Lấy mẫu, hoá nghiệm phân tích than.

    - Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và các hoá chất độc khác.

    2

     Thí nghiệm vật liệu nổ.

     Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất và bụi độc.

    3

    Rèn thủ công.

    Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và khí CO

    4

    Rèn thủ công.

    Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và khí CO.

     

     

     

    "

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 11:46:10 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Ông chủ chiếc xe đó có thể lập giấy ủy quyền ở nước sở tại để ủy quyền cho một người tại VN thay mặt ông ta để ký kết và thực hiện hợp đồng bán chiếc xe đó cho bạn.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 11:43:53 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông của Cảnh sát cơ động được quy định tại Khoản 3 Điều 47, Mục I Chương III Nghị định số 34/2010NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ , cụ thể như sau: “Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt" đối với một số hành vi của người tham gia giao thông.

               Thông thường những người tham gia giao thông không muốn chấp hành quyết định xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm an toàn giao thông mà hay chọn phương án "gọi điện cho người thân" hoặc "50/50" nên làm "hư" người thực hành công vụ và thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hiện trạng như vậy đã và đang làm cho ý thức của người tham gia giao thông và ý thức của người điều khiển, xử lý vi phạm an toàn giao thông đều xuống cấp.

  • Xem thêm     

    01/07/2012, 11:35:14 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Nếu bạn không thể tự giải quyết với bà ấy thì có thể gửi đơn thư tới chính quyền địa phương (UBND phường, hội phụ nữ..) để được hòa giải. Nếu việc bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật của bà ấy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có thể gửi đơn tới Công an nơi bà đó bịa chuyện để được xem xét giải quyết theo pháp luật.