Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:11:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                   Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 66 Nghị định 84/2007/NĐ-CP) thì người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận mới được thực hiện quyền bán, chuyển nhượng bất động sản. Mỗi lần sang tên như vậy sẽ phải nộp tiền thuế thu nhập cá nhân (2% giá trị hợp đồng hoặc 25% giá trị lợi nhuận) và tiền lệ phí trước bạ (0,5%) giá trị bất động sản.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:04:34 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                 1. Yêu cầu chia tài sản chung của hai bà ngoại

                Bạn cần xem lại các giao dịch:  Từ Ông ngoại bạn sang tên mẹ bạn; Từ mẹ bạn sang cho bà ngoại Cả; Từ bà ngoại Cả sang tên cho bác có tuân thủ các quy định pháp luật không (hợp đồng mua bán, tặng cho... đó có hợp pháp không?). Nếu các giao dịch đó không hợp pháp thì hai bà Ngoại có phần ở trong khối bất động sản đó (tài sản chung vợ chồng) và các bà có thể yêu cầu hủy các giao dịch trước đây để yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng;

                 2. Yêu cầu chia thừa kế của ông ngoại

                Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Đồng thời cũng có quy định về thời gian trở ngại khách quan không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, trong trường hợp của ông bạn thì không có gì có thể xác định là trở ngại khách quan nên không còn thời hiệu khởi kiện để tranh chấp về thừa kế.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 09:54:08 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                    Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình như đã nêu ở trên thì con dưới 36 tháng tuổi, khi ly hôn sẽ do người mẹ nuôi dưỡng. Không có quy định nào là giao cho người cha nuôi con trong trường hợp này nếu không được người mẹ đồng ý.

                    Nếu sau khi ly hôn, vợ bạn được nuôi con mà vợ bạn không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng khiến con phát triển không tốt thì đó là cơ hội để bạn khởi kiện để thay đổi người nuôi con khi con bạn đã đủ 36 tháng tuổi.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 09:38:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Theo quy định pháp luật thì phải có dự án được UBND cấp tỉnh trở lên phê duyệt và ra quyết định thu hồi tổng thể thì UBND cấp quận mới có thể ban hành quyết định thu hồi cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân. Nếu dự án phát triển kinh tế thì người dân có thể thỏa thuận về mức đền bù, bồi thường...

             Nếu dự án thu hồi đất, sau đó chậm triển khai hoặc sử dụng đất không đúng mục đích thì người dân cũng có thể yêu cầu chính quyền thu hồi dự án đó. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ tài nguyên và Môi trường để biết thêm thông tin chi tiết.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 09:11:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Với trình độ tốt nghiệp đại học như vậy thì bạn có thể được ưu tiên sử dụng vào các vị trí kỹ thuật, hành chính đòi hỏi yêu cầu phức tạp. Hết thời gian thực hiện nghĩa quân sự,  bạn cũng có thể được giữ lại quân đội để phục vụ lâu dài.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 09:05:26 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            1. Điều 43, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 ban hành kèm theo Quy chế hoạt động văn hòa và kinh doanh hoạt động văn hóa công cộng quy định: Trò chơi điện tử và các trò chơi giải trí khác không được hoạt động quá 11h đêm. Do vậy, nếu các bạn chơi Bida quá 11 h đêm là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính.

              2. Việc các bạn đi xe không mang theo đăng ký, không có bằng lái là vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, trong tình huống của bạn là các bạn không đang tham gia giao thông (xe đang để trong quán) nên chưa đủ căn cứ để xử lý về vi phạm giao thông.

             3. Việc công an đánh người là sai, vi phạm đạo đức, tác phong của người chiến sĩ công an, gây mất lòng tin trong nhân dân. Với hành vi đó bạn có thể khiếu nại, tố cáo tới thủ trưởng đơn vị đó để được xem xét. Nếu không thấy thỏa đáng thì bạn có thể khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính để được Tòa án xem xét giải quyết.. Tuy nhiên, bạn phải xuất trình đầy đủ chứng cứ chứng minh về hành vi đánh người đó.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 07:44:16 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Bạn tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Lê Văn Hoan ở trên. Tôi bổ sung như sau:

    Điều 20 BLHS năm 1999, sửa đổi 2009 quy định:

    "Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."

               Như vậy, nếu đồng phạm mà có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội, có sự phân công, phân nhiệm (người chủ mưu, cầm đầu, người thực hành, giúp sức... bàn bạc, thống nhất phương án hành động phạm tội...) thì sẽ là tội phạm có tổ chức và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc là tình tiết định khung tăng nặng.

               Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 (Hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985) để phân biệt đồng phạm giản đơn với tội phạm có tổ chức, cụ thể như sau:

    "Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Do đó cần phải phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác, vì phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng quy định ở điều 39 Bộ luật hình sự; và đối với nhiều tội phạm, phạm tội có tổ chức còn là một tình tiết định khung hình phạt cao hơn. Việc xác định phạm tội có tổ chức nhiều khi còn có hậu quả là Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền xét xử vụ án, và nếu khung hình phạt được áp dụng có mức cao nhất là tử hình, thì điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định là Hội đồng xét xử phải có 5 người (2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân) và điều 37 quy định là nếu bị cáo không nhờ người bào chữa thì Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo.

    Thực tiễn xét xử cho thấy do chưa có quan niệm thống nhất cho nên một số Tòa án đã lẫn lộn phạm tội có tổ chức quy định ở khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự với những trường hợp đồng phạm khác. Vì vậy để phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:

    1- Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm mà không có sự nhất trí thì không phải là đồng phạm (thí dụ: nhiều người cùng vào hôi của ở một nhà bị cháy, nhưng không có bàn bạc trước hoặc xúi giục nhau phạm tội).

    2- Nói chung, trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức. Thí dụ: Hai thanh niên muốn có tiều tiêu, nên rủ nhau đi ăn cắp xe đạp, khi gặp người để xe sơ hở đã phân công một người canh gác và một người lấy xe…

    3- Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:

    a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội. Thí dụ: sau khi đã hết hạn tù, một số tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội.

    b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Thí dụ: một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần; một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; một số tên hoạt động đầu cơ, buôn lậu có tổ chức đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả…

    c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm v.v…

    4- Đối với những trường hợp pháp luật quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo cao hơn (xem các điều 94, 95, 96, 97, 99, 101, 112, 115, 129, 132, 134, 148, 149, 151, 152, 154, 155, 157, 166, 172, 201, 212, 226, 227, 245 Bộ luật hình sự) thì hành vi của người phạm tội phải được xét xử theo khung đó và không viện dẫn thêm điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật hình sự, tức là phải căn cứ vào vai trò trách nhiệm và nhân thân của mỗi người phạm tội. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định của khoản 3 điều 38 Bộ luật hình sự thì đối với người phạm tội có tổ chức, Tòa án vẫn có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nhưng phải nêu rõ lý do trong bản án.

    5- Nếu xác định là phạm tội có tổ chức, nhưng không phải là trường hợp Bộ luật hình sự quy định là tình tiết nặng định khung hình phạt cao hơn thì Tòa án áp dụng điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật hình sự và quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn những trường hợp bình thường, nhưng không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng. Thí dụ: đối với tội cưỡng đoạt tài sản của công dân (điều 153 Bộ luật hình sự) nếu là phạm tội có tổ chức, nhưng không có tình tiết quy định ở khoản 2 (như chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm trọng khác, tái phạm nguy hiểm) thì vẫn áp dụng khoản 1 điều 153, quyết định mức án nghiêm khắc hơn những trường hợp phạm tội không có tổ chức, nhưng hình phạt cao nhất không được vượt quá 3 năm tù.

    6- Ngoài các trường hợp phạm tội có tổ chức như đã nêu trên đây, Bộ luật hình sự còn quy định những trường hợp tổ chức thực hiện tội phạm thành những tội danh riêng biệt. Đó là những trường hợp được quy định ở điều 88 (tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép), điều 145 (tội tổ chức tảo hôn), điều 200 (tội tổ chức đánh bạc), điều 203 (tội tổ chức dùng chất ma túy). Trong những trường hợp này người phạm tội là người đứng ra tổ chức người khác thực hiện tội phạm, đồng thời cũng có thể là người cùng thực hiện tội phạm đó. Thí dụ: người đứng ra rủ rê, tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để lấy tiền, vàng…và bản thân người đó cùng với họ trốn đi nước ngoài. Bộ luật hình sự đã quy định những trường hợp này thành những tội riêng biệt với hình phạt riêng, nên không vận dụng thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức theo điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật hình sự nữa."

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 07:25:08 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Cô bạn có thể mang bản chính Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và một số giấy tờ bằng cấp chứng chỉ của em bạn tới công an cấp huyện để xin đính chính lại thông tin của Sổ hộ khẩu.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 07:21:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được việc chia tài sản chung vợ chồng thì một trong hai bên có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản sau khi ly hôn. Trong trường hợp này đơn của bạn sẽ là đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn.

              Nếu Vợ chồng bạn lập biên bản hòa giải thành chưa quá 7 ngày thì bạn vẫn có thể xin hủy biên bản hòa giải thành đó và làm đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện để tòa án xem xét chia tài sản chung của vợ chồng bạn. Đơn của bạn cần trình bày rõ nguồn gốc tài sản, từng loại tài sản chung, người quản lý, các khoản nợ chung (nếu có). Đối với những tài sản riêng bạn cũng có thể liệt kê để tòa án ghi nhận.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 07:08:23 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Trong trường hợp này bạn chỉ phải bồi thường cho anh của bạn (bồi thường một phần hoặc toàn bộ) giá trị tài sản còn lại của công trình xây dựng đó. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật dân sự:

    Ðiều 237. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

    1. Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

    2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

    a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;

    b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.

  • Xem thêm     

    23/06/2012, 06:56:55 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                 Chứng minh nhân dân sẽ được cấp căn cứ vào thông tin của Hộ khẩu. Hộ khẩu của bạn ở đâu thì Công an cấp tỉnh sẽ cấp CMND cho bạn với thông tin hộ khẩu ở đó. Nếu bạn thay đổi nơi ở nhưng không thay đổi nơi cư trú (không chuyển hộ khẩu) thì chứng minh thư vẫn cấp cho nơi có hộ khẩu.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:35:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. Nếu là Hợp đồng thương mại thì áp dụng luật thương mại (mục đích lợi nhuận). Nếu là hợp đồng dân sự thì sẽ áp dụng luật dân sự để giải quyết.

    2. Lãi suất nợ quá hạn sẽ được tính dựa trên số nợ gốc chưa trả.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:30:59 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn của bạn có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng giả tạo đó để đòi lại thửa đất mà bạn đó đã mang ra giao dịch.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:28:15 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nếu những người thực hiện nhiệm vụ đó không có căn cứ gì chứng minh là họ có thẩm quyền thực hiện công việc đó (kiểm tra tạm trú ) thì bạn có thể khiếu nại về hành vi đó của 2 đồng chí công an đến thủ trưởng của 2 đồng chí công an đó để được xem xét, giải quyết.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:23:39 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Vấn đề bạn nêu cũng là nội dung đôi khi gây tranh cãi.

    Điều 163 BLHS quy định: Tội cho vay lãi nặng

    1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

                 Như vậy, nếu thời điểm cho vay, Nhà nước chỉ quy định mức lãi suất huy động của các Ngân hàng mà không quy định mức lãi suất cho vay thì không thể căn cứ vào lãi suất cho vay để tính mức cao nhất do "pháp luật quy định", mà phải tính ở mức lãi suất huy động hoặc lãi suất nợ quá hạn mà "pháp luật quy định" - Mức cao nhất của một trong các loại lãi suất đó.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:15:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn của luật sư Lê Thư.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:12:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!

               Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 BLLĐ thì bác được hưởng tiền trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc bác được hưởng 1/2 tháng lương và phụ cấp nếu có. Nếu cộng cả khoảng thời gian bác làm việc ở các cơ quan, đơn vị khác mà bác đủ điều kiện được hưởng hưu trí thì bác không được nhận tiền trợ cấp thôi việc.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:06:00 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 10:02:49 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Nếu bạn không có hộ khẩu thì không có cách nào làm được CMND. Do vậy, bạn phải chuyển hộ khẩu về nơi ở cũ hoặc nhập hộ khẩu vào địa chỉ mới thì mới có thể làm được CMND. Bạn đang thuộc trường hợp bị 'cắt treo", không có địa phương nào quản lý nơi cư trú của bạn.

  • Xem thêm     

    22/06/2012, 02:59:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Bạn tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Lê Thư ở trên!