Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 10:46:54 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              1. Nếu công an xác định hành vi dừng, đỗ xe đó là trái quy định thì người lái xe bị xử lý về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 BLHS.

              2. Công ty Môi trường đô thị đó phải bồi thường cho gia đình bạn theo quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao thì mới đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn.

              Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 02 năm (1/9/2009-01/9/2011). Nến nay, đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nên bạn có khởi kiện thì Tòa án cũng không thụ lý. Bạn có thể tham khảo thêm quy định về thời hiệu trong trường hợp này tại mục: http://danluat.thuvienphapluat.vn/thoi-hieu-yeu-cau-boi-thuong-thiet-hai-66455.aspx

     

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 10:34:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Trường hợp của bạn không mặc nhiên được tạm hoãn hay hoãn nghĩa vụ quân sự. Bạn vẫn phải tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Nếu sau khi khám sức khỏe mà Hội đồng khám sức khỏe kết luận là bạn chưa đủ sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì bạn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 10:31:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Nếu vụ việc tranh chấp dân sự thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên đương sự. Nếu một bên đưa ra yêu cầu mà không có chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình thì Tòa án cũng không chấp nhận yêu cầu đó.

               Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nghĩa vụ chứng minh có hành vi phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, nếu không chứng minh được hành vi phạm tội thì bị can, bị cáo đó sẽ vô tội.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 10:28:10 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Trường hợp của bạn không được tam hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Luật nghĩa vụ quân sự:

    Điều 29

    1. Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

    c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

    d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này;

    đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

    e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;

    g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

    Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

    2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

    b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

    c) Một con trai của thương binh hạng hai;

    d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

    3. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

    4. Chính phủ quy định cụ thể vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn”.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 10:20:35 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Nội dung bạn hỏi được Luật cư trú năm 2006 quy định như sau:

    "Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

    1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

    2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.

    Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

    1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

    2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

    3. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.

    4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.

    5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

    6. Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.

    Điều 39. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

    1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.".

                  Như vậy, nếu cha chồng bạn sau khi ly hôn 24 tháng mà không tiến hanh các thủ tục để chuyển hộ khẩu khỏi hộ khẩu của mẹ chồng bạn thì mẹ chồng bạn có thể gửi đơn kiến nghị tới Công an quản lý hộ khẩu để được xem xét và xử lý theo quy định tại Điều 39 Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn. Mẹ chồng bạn cũng có thể tiến hành các thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu theo quy định pháp luật nêu trên.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 10:02:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                  Về điều kiện sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn tham khảo các quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP, ngày 17-10-2011 của Bộ Y tế  và Bộ Quốc phòng, ban hành hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự để có thông tin chi tiết.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:54:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

              Với lãi suất như vậy là nặng lãi. Khi vụ việc được đưa ra pháp luật thì pháp luật chỉ thừa nhận mức lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm cho vay. Còn phần lãi suất vượt quá sẽ không được pháp luật bảo vệ. Việc xứ lý hành chính do hành vi cho vay nặng lãi thực tế ít khi xảy ra.

             Bạn có thể khởi kiện đến Tòa án dân sự nơi người vay cư trú để đòi nợ, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay nợ là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm hại.

             Nếu người vay trốn khỏi địa phương nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì bạn có thể trình báo với công an để xử lý họ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:38:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                Quyền và lợi ích hợp pháp (phù hợp với quy định pháp luật) được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật như Nghị định, quyết định, chỉ thị thông tư...).

                  Mỗi một lĩnh vực pháp luật lại có những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nếu tổ chức, cá nhân cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại đến quyền và lợi ích của mình đã được pháp luật quy định thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo luật tố tụng hành chính hiện hành.

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:33:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn tham khảo các quy định sau đây của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về quản lý và đăng ký hộ tịch, cụ thể như sau:

    "Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

    Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

    1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

    3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

    5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

    6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

    Điều 37. Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

    2. ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

    Điều 38. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

    Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

    Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

    2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

    Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

    Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

    3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.

    Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

    Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.

    4. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.

    5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại ủy ban nhân dân cấp huyện, thì ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh."

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:26:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    UBND nơi đăng ký khai sinh của bạn sẽ có thẩm quyền cấp lại giấy khai sinh cho bạn. Bạn tham khảo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại  Thông tư số 01/2008/TT-BTP, cụ thể như sau:

    "Điều 63 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh

    1. Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).

    2. Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh và ghi rõ “Cấp lại” dưới tiêu đề của bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có). Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đã cấp lại bản chính Giấy khai sinh ngày... tháng... năm...”.

    3. Nguyên tắc ghi nội dung bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định này.

    4. Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã.

    Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn:

    Cấp lại bản chính Giấy khai sinh

    a) Đối với trường hợp đã đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc đã đăng ký hộ tịch từ thời kỳ Pháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền Ngụy Sài Gòn, hiện chỉ có 01 Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Sở Tư pháp, thì Sở Tư pháp, nơi đang lưu Sổ đăng ký khai sinh cũng có thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

    b) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh, nhưng Sổ đăng ký khai sinh chỉ lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trích lục thông tin trả lời bằng văn bản, hoặc sao chụp trang Sổ đăng ký khai sinh có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    c) Khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện không phải lập sổ riêng mà chỉ ghi chú việc cấp lại bản chính trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Số, quyển số ghi trong bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được ghi theo số, quyển số của Sổ đăng ký khai sinh trước đây.

    d) Trong trường hợp đương sự có yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh, đồng thời bổ sung nội dung trong bản chính Giấy khai sinh, thì Sở Tư pháp hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết việc bổ sung các nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh trước, sau đó thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh theo nội dung đã được ghi bổ sung trong Sổ đăng ký khai sinh."

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:18:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                  Hành vi đó của bạn cũng là đáng trách. Hành vi không tôn trọng thày cô nhưng trong một khía cạnh nào đó cũng là xúc phạm đến thày (coi thường những lời nói của thày...). Về lý luận thì hành vi xúc phạm cũng có thể thể hiện bới hành động (chứi bới, nhục mạ...) hoặc không hành động (không tuân theo mệnh lệnh, chỉ đạo, kỷ luật.. của thày cô).

  • Xem thêm     

    28/06/2012, 09:12:37 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             1. Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Theo thông tin bạn nêu thì ông bạn qua đời năm 1999 nên thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đến năm 2009. Đến nay, đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế nên có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không thụ lý. Nếu có đủ điều kiện yêu cầu chia tài sản chung quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 (không tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận là di sản để lại chưa chia...) thì Tòa án mới thụ lý và áp dụng các quy định về tài sản chung để giải quyết.

              2. Tuy nhiên, theo thông tin bạn nêu thì trong Bản án phúc thẩm Tòa án đã QUYẾT ĐỊNH (chứ không phải là "nhận định") di sản do ông bạn để lại là tài sản chung (Bản án xác định là tài sản chung - Tài sản chung được xác lập căn cứ vào bản án) thì các đồng sở hữu cũng có thể khởi kiện để yêu cầu chia khối tài sản chung đó của ông bạn.  Nếu trong hồ sơ vụ án đó (trong thời hiệu khởi kiện) có văn bản của các thừa kế xác định di sản của ông bạn để lại chưa chia và không tranh chấp về quyền thừa kế thì cũng có thể vận dụng Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên để yêu cầu chia tài sản chung.

  • Xem thêm     

    26/06/2012, 07:43:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn của bạn Xmen-8711

  • Xem thêm     

    26/06/2012, 07:42:34 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

               Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Ngoài ra, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về nội dung này. Như vậy, nếu người gây tai nạn cho người nhà của bạn không có lỗi đối với vụ việc tai nạn đó thì họ cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại do chiếc xe (nguồn nguy hiểm cao độ) đó gây ra. Thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa, chăm sóc, phục hồi chức năng...

    2. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

               Nếu người gây tai nạn cho người nhà của bạn có lỗi và thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên thì người điều khiển phương tiện giao thông đó bị xử lý về tội vi phạm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 BLHS.

               Như vậy, gia đình bạn cần có ý kiến để người gây tai nạn cho người thân của bạn kịp thời có trách nhiệm với người thân của bạn. Nếu vụ việc không được giải quyết thỏa đáng thì bạn có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết (công an, tòa án) theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:58:24 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Với lý lịch gia đình của bạn như vậy thì việc kết nạp đảng hoặc vào ngành công an sẽ là khó khăn nhưng bạn vẫn có cơ hội nếu có năng lực và ý chí phấn đấu.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:55:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                    1. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

    "Ðiều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

     Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Ðiều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này.

    Ðiều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Ðiều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.".

    Như vậy, nếu cha bạn không để lại di chúc thì sau khi cha bạn qua đời, di sản sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS. Người nào thuộc trường hợp quy định tại Điều 643 sẽ không được hưởng di sản. Con riêng, con chung đều được quyền thừa kế như nhau.

               2. Nếu ngôi nhà đó là tài sản do cha mẹ bạn có được trong thời kỳ hôn nhân (sau khi đăng ký kết hôn) thì sẽ là tài sản chung vợ chồng và mỗi người chỉ được định đoạt phần sở hữu của mình. Nếu là tài sản chung vợ chồng thì cha bạn chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 giá trị nhà đất.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:41:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:41:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               Khi đã ra đến tòa thì phải "giấy trắng mực đen" nếu việc trình bày bằng lời nói của hai bên khác nhau mà không có các chứng cứ khác thì sẽ không có căn cứ để giải quyết. Nếu trong giấy tờ vay nợ không quy định lãi suất (mặc dù thực tế có thể là lãi cao), đồng thời việc khai nhận về lãi suất của hai bên khác nhau, các bên cũng không chứng minh được việc trả lãi... thì Tòa án xác định là việc cho vay không có lãi.

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:36:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

                - Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. "

                Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc phải hòa giải cơ sở trước khi ly hôn. Nếu đơn phương ly hôn thì cần cung cấp chứng cứ về việc đã được chính quyền hoặc cơ quan hoặc tổ chức hoặc gia đình đã hòa giải nhiều lần nhưng không có kết quả. Còn nếu thuận tình ly hôn thì không cần phải chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình. Do vậy, cha mẹ bạn thuận tình ly hôn thì không bắt buộc phải có biên bản hòa giải cơ sở. Nếu Tòa án cứ bắt buộc phải có xác nhận về việc hòa giải thì đương sự có thể khiếu nại tòa án đó.

                  - Nếu cha mẹ bạn không tranh chấp về tài sản chung, xác nhận tài sản riêng thì không phải nộp các giấy tờ về tài sản khi ly hôn.

                  - Việc thuận tình ly hôn thì có thể nộp đơn khởi kiện ở tòa án của một trong hai nơi cư trú (nếu nơi cư trú của hai người khác nhau).

  • Xem thêm     

    25/06/2012, 10:14:35 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, chào bạn!